Thứ năm 25/04/2024 11:28

Cho ý kiến lần đầu về Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) vào Kỳ họp thứ 6

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Sáng 10/4, tại Phiên họp thứ 22, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023. Trong đó, Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) sẽ được cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 6.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long báo cáo tại phiên họp
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long báo cáo tại phiên họp

Trình bày Tờ trình của Chính phủ trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho biết, năm 2022, Chính phủ đã trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua 16/24 dự án, dự thảo (12 luật, 4 nghị quyết); cho ý kiến 8/24 dự án luật.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho biết, Chính phủ đề nghị bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023 với 13 dự án. Cụ thể, tại kỳ họp thứ năm (dự kiến diễn ra trong tháng 5/2023), bổ sung trình Quốc hội cho ý kiến và thông qua theo quy trình 1 kỳ họp đối với 2 dự án gồm:

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công an nhân dân và Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Hồ Chí Minh. Đồng thời, trình Quốc hội cho ý kiến đối với 6 Dự án: Luật Căn cước công dân (sửa đổi); Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi); Luật Đường bộ; Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ; Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở; Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp (sửa đổi).

Tại Kỳ họp thứ 6 (dự kiến diễn ra trong tháng 10/2023), Chính phủ đề nghị bổ sung trình Quốc hội thông qua 6 dự án, là các dự án đang được đề nghị bổ sung vào chương trình cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 5 nêu trên. Đồng thời, trình Quốc hội cho ý kiến và thông qua theo quy trình 1 kỳ họp đối với 2 Dự án: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.

Cũng tại Kỳ họp thứ 6, Chính phủ dự kiến trình Quốc hội cho ý kiến đối với 3 Dự án: Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản và Luật Thủ đô (sửa đổi).

Chính phủ đề nghị bổ sung vào Chương trình năm 2024 đối với 14 dự án. Theo đó, tại Kỳ họp thứ 7, trình Quốc hội thông qua 5 Dự án Luật, là các dự án Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 6, trong đó có Luật Thủ đô (sửa đổi). Trình Quốc hội cho ý kiến 7 dự án, gồm: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược; Luật Công chứng (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật; Luật Di sản văn hóa (sửa đổi); Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn; Luật Địa chất và Khoáng sản; Luật Phòng không Nhân dân.

Tại Kỳ họp thứ 8, Chính phủ trình Quốc hội thông qua 7 dự án, là các dự án được cho ý kiến tại kỳ họp thứ bảy; trình Quốc hội cho ý kiến 2 dự án: Luật Dân số (sửa đổi) và Luật Việc làm (sửa đổi).

Tại phiên họp, Tòa án nhân dân Tối cao đã có ý kiến đề nghị xây dựng các dự án: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân, Luật Tư pháp người chưa thành niên, Pháp lệnh chi phí tố tụng; Tổng LĐLĐ Việt Nam đề nghị xây dựng Luật Công đoàn (sửa đổi). Đại biểu Quốc hội Nguyễn Anh Trí (Đoàn TP Hà Nội) đề nghị xây dựng Luật Bản dạng giới để bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023 và năm 2024.

Báo cáo thẩm tra tờ trình của Chính phủ, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng cho biết, Thường trực các Ủy ban thẩm tra nội dung nhất trí với đề nghị bổ sung 3 dự án: Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp; Luật Thủ đô (sửa đổi) và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Tòa án Nhân dân vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023, trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 6 và thông qua tại Kỳ họp thứ bảy. Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ và dự án Luật Đấu giá tài sản, đề nghị đưa vào chương trình nhưng lùi tiến độ một kỳ họp so với đề nghị của Chính phủ.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cũng nêu rõ, sau khi điều chỉnh, tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội dự kiến sẽ thông qua 7 dự án luật, 2 dự thảo nghị quyết; cho ý kiến 9 dự án luật; tại Kỳ họp thứ 6 sẽ thông qua 9 dự án luật và cho ý kiến 6 dự án luật.

Nhấn mạnh số lượng các dự án đã được đề nghị đưa vào chương trình rất lớn, để bảo đảm chất lượng, thời gian, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ, các cơ quan bảo đảm việc chuẩn bị tài liệu đầy đủ, đúng thời hạn theo đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng, cần nâng cao tính chủ động, phát huy tinh thần trách nhiệm trong công tác xây dựng pháp luật. Bên cạnh đó, chú trọng đến tính nối tiếp, “gối đầu” trong trình tự giải quyết công việc, tránh để một kỳ họp có quá nhiều hay quá ít dự án luật được thông qua; khắc phục việc chậm, muộn báo cáo, dẫn đến kéo lùi tiến độ xây dựng pháp luật, ảnh hưởng đến tình hình phát triển kinh tế - xã hội; hạn chế việc ban hành các nghị quyết sửa đổi quy định của pháp luật.

Hà Nội: Đẩy mạnh tuyên truyền dự thảo chính sách đề xuất xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi)
Quy định các trường hợp thu hồi đất phát triển KT-XH vì lợi ích quốc gia, công cộng
Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét Dự án Luật Nhà ở (sửa đổi) tại phiên họp 21
TQ
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Lãnh đạo thành phố Hà Nội dâng hoa kỷ niệm 154 năm Ngày sinh V.I.Lênin

Lãnh đạo thành phố Hà Nội dâng hoa kỷ niệm 154 năm Ngày sinh V.I.Lênin

Sáng 22/4, nhân kỷ niệm 154 năm Ngày sinh V.I.Lênin (22/4/1870-22/4/2024), Đoàn đại biểu Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội do Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Trần Sỹ Thanh dẫn đầu đã tới dâng hoa tại Tượng đài V.I.Lênin ở Công viên Lênin (đường Điện Biên Phủ, quận Ba Đình).
Cơ hội chia sẻ tiếng nói, ý tưởng về tầm nhìn chiến lược cho ASEAN

Cơ hội chia sẻ tiếng nói, ý tưởng về tầm nhìn chiến lược cho ASEAN

Nhân dịp Việt Nam tổ chức Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024 vào ngày 23/4 tới tại Hà Nội, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt đã chia sẻ với báo chí những kỳ vọng và mục tiêu của Việt Nam đối với sự kiện này.
Hà Nội: khẩn trương tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ công trình trọng điểm

Hà Nội: khẩn trương tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ công trình trọng điểm

Ngày 19/4, Ủy viên T.Ư Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh, Trưởng Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm của thành phố giai đoạn 2021 - 2025 chủ trì hội nghị giao ban của Ban Chỉ đạo.
Bộ Công an thông tin về hành vi bỏ lại phương tiện để trốn việc nộp phạt

Bộ Công an thông tin về hành vi bỏ lại phương tiện để trốn việc nộp phạt

Để tránh phải nộp phạt khi vi phạm nồng độ cồn, nhiều chủ xe đã chọn cách bỏ lại phương tiện. Tuy nhiên, hành vi trên là việc làm sai lầm. Bởi lẽ, dù người vi phạm bỏ phương tiện bị tạm giữ lại, thì việc xử phạt vẫn có hiệu lực.
Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô gắn với phát triển du lịch

Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô gắn với phát triển du lịch

Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô là sự kiện trọng đại của đất nước nói chung và Thủ đô nói riêng. Nhiều hoạt động, sự kiện, văn hóa thể thao được tổ chức quy mô lớn toàn quốc và khu vực, hướng tới phục vụ phát triển công nghiệp văn hóa, quảng bá, giới thiệu về văn hóa Thủ đô Hà Nội, góp phần thúc đẩy kinh tế du lịch trên địa bàn TP.
ASEAN phát triển nhanh vì tương lai bền vững

ASEAN phát triển nhanh vì tương lai bền vững

Sau Phiên Khai mạc vào sáng 23/4, Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024 tiếp tục với hai phiên toàn thể với chủ đề “ASEAN phát triển nhanh vì tương lai bền vững” và “Bảo đảm an ninh toàn diện vì Cộng đồng ASEAN lấy người dân làm trung tâm”.
Ưu đãi trong thực hiện các nhiệm vụ khoa học công nghệ trọng điểm

Ưu đãi trong thực hiện các nhiệm vụ khoa học công nghệ trọng điểm

Đại biểu Thích Bảo Nghiêm cho rằng, tiềm năng tri thức, nhân lực chất lượng cao của Hà Nội là rất lớn bởi có gần 70% tri thức cả nước, có gần 80 trường Đại học và nhiều Viện Nghiên cứu Quốc gia. Do đó, cần được tập hợp, phát huy lợi thế và xem xét bổ sung như bố trí ngân sách, ưu đãi trong thực hiện các nhiệm vụ khoa học công nghệ trọng điểm,...
Nhiều hoạt động ý nghĩa với hành trình “Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông”

Nhiều hoạt động ý nghĩa với hành trình “Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông”

Nhằm giáo dục cho thanh, thiếu nhi về ý nghĩa của Chiến thắng Điện Biên Phủ, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức chuỗi hoạt động về nguồn với các hoạt động thăm, tặng quà, tri ân Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, gia đình cựu chiến sĩ Điện Biên, các thương, bệnh binh, gia đình có công với cách mạng…
Phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng

Phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Đôn Tuấn Phong cho biết, Luật Thủ đô (sửa đổi) đang được Quốc hội xem xét, trong đó có các quy định phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng. Hà Nội cần có ý kiến, kiến nghị từ thực tiễn để quy định cụ thể vấn đề này trong Luật, bảo đảm tính khả thi, hiệu quả thi hành Luật.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động