Thứ sáu 21/06/2024 12:55

Quy hoạch chung Thủ đô thể hiện được tầm nhìn, khát vọng xây dựng Thủ đô “Văn hiến – Văn minh - Hiện đại”

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Cùng với dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), chiều 11/6 tại chương trình Phiên họp thứ 34 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục cho ý kiến về Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.
Quy hoạch chung Thủ đô thể hiện được tầm nhìn, khát vọng xây dựng Thủ đô “Văn hiến – Văn minh - Hiện đại”
Toàn cảnh Phiên họp. Ảnh: Quốc hội

Quy hoạch chung Thủ đô thể hiện được tầm nhìn, khát vọng xây dựng Thủ đô “Văn hiến – Văn minh - Hiện đại”

Phiên họp diễn ra dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải. Dự phiên họp có Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh, đại diện lãnh đạo các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, Văn hóa thể thao và du lịch…

Trình bày Báo cáo tóm tắt cho ý kiến về Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Minh Sơn nêu rõ, thực hiện phân công của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ủy ban Kinh tế được giao chủ trì, phối hợp với Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội cho ý kiến đối với Tờ trình số 342/TTr-TTg ngày 27/5/2024 của Thủ tướng Chính phủ về Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (sau đây gọi là Quy hoạch Thủ đô) và Tờ trình số 341/TTr-TTg ngày 27/5/2024 của Thủ tướng Chính phủ về Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 (sau đây gọi là Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô).

Theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Minh Sơn, hồ sơ và trình tự, thủ tục cơ bản bám sát theo quy định của Luật Quy hoạch và Luật Quy hoạch đô thị, thể hiện được tầm nhìn, khát vọng xây dựng Thủ đô phát triển “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”. Quy hoạch chung Thủ đô đã được xây dựng cơ bản phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Tuy nhiên, để đảm bảo tính thống nhất trong hệ thống quy hoạch cần tiếp tục rà soát nội dung của Quy hoạch Thủ đô và Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô, bảo đảm phải cụ thể hóa đầy đủ, chính xác, phù hợp và thống nhất với các quy hoạch cấp cao hơn trong hệ thống quy hoạch.

Quy hoạch chung Thủ đô thể hiện được tầm nhìn, khát vọng xây dựng Thủ đô “Văn hiến – Văn minh - Hiện đại”
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Minh Sơn trình bày Báo cáo tóm tắt cho ý kiến về Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065. Ảnh: Quốc hội

Xác định rõ hơn nguyên nhân của những điểm nghẽn, tồn tại, hạn chế trong quy hoạch

Về những nội dung cụ thể của Quy hoạch Thủ đô, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đề nghị bổ sung đánh giá, số liệu cụ thể đối với hiện trạng hạ tầng kỹ thuật, làm rõ hơn tình trạng ùn tắc giao thông, ngập úng đô thị, quỹ đất dành cho giao thông thấp, nhất là giao thông tĩnh; tính đồng bộ giữa các phương thực vận tải; việc liên kết giữa các ngành với nhau...

Ngoài ra, xác định rõ hơn nguyên nhân của những điểm nghẽn, tồn tại, hạn chế không chỉ của từng ngành, lĩnh vực, mà còn trong mối quan hệ, sự liên kết giữa các ngành, lĩnh vực với nhau, đặc biệt là xung đột, thiếu đồng bộ trong tổ chức không gian và xây dựng kết cấu hạ tầng của các quy hoạch thời kỳ trước.

Về mục tiêu phát triển, các nhiệm vụ trọng tâm và đột phá phát triển của Thủ đô: Quy hoạch dành nhiều dung lượng để phân tích về nội dung văn hóa để hướng tới mục tiêu xây dựng Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại” nhưng các chỉ tiêu về văn hóa lại không được đề cập nhiều trong phần này. Vì vậy, cần nghiên cứu, bổ sung đầy đủ để làm định hướng phát triển Thủ đô trong thời kỳ quy hoạch.

Về phương hướng phát triển các ngành quan trọng, tổ chức các hoạt động kinh tế - xã hội và các phương án phát triển Thủ đô, đề nghị nghiên cứu, chỉnh lý để việc lựa chọn ngành quan trọng cần bảo đảm phải tương ứng với các nhiệm vụ trọng tâm và các đột phá phát triển, tránh dàn trải gây khó khăn trong việc xây dựng danh mục dự án dự kiến ưu tiên đầu tư. Đồng thời, đề nghị chuyển nội dung về bố trí không gian cho các công trình, dự án quan trọng và xây dựng phương án kết nối hệ thống kết cấu hạ tầng của Thủ đô Hà Nội với hệ thống kết cấu hạ tầng quốc gia và vùng về phương án phát triển kết cấu hạ tầng tương ứng.

Về giải pháp thực hiện quy hoạch, danh mục dự án ưu tiên tại Quy hoạch Thủ đô, đề nghị rà soát, tính toán để xây dựng kế hoạch, mục tiêu phù hợp với khả năng đáp ứng nguồn lực. Đồng thời, trên cơ sở các nhiệm vụ trọng tâm của từng giai đoạn, đề nghị rà soát, sắp xếp thứ tự ưu tiên hợp lý hơn các dự án ưu tiên, mang tính cấp bách để có cơ sở xác định nguồn lực, bảo đảm tính khả thi cho các dự án.

Quy hoạch chung Thủ đô thể hiện được tầm nhìn, khát vọng xây dựng Thủ đô “Văn hiến – Văn minh - Hiện đại”
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, lãnh đạo Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, lãnh đạo các Bộ tham dự Phiên họp. Ảnh: Quốc hội

Hoàn thiện, bảo đảm nguyên tắc Quy hoạch Thủ đô là căn cứ để lập Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô

Cho ý kiến về những nội dung cụ thể của Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung Thủ đô, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội nhận thấy vẫn còn một số nội dung dự báo, dự kiến mới chỉ xác định đến năm 2050 thay vì đến năm 2065 theo tầm nhìn quy hoạch.

Đối với định hướng phát triển không gian và quy hoạch hạ tầng kinh tế - xã hội, hạ tầng kỹ thuật, bảo vệ môi trường, đề nghị tiếp tục rà soát, hoàn thiện, bảo đảm Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô phải là quy hoạch cấp dưới, cụ thể hóa và phù hợp với Quy hoạch Thủ đô và không trùng lặp về mức độ chi tiết với quy hoạch cấp dưới là quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết.

Về thực hiện quy hoạch, đề xuất, kiến nghị Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô, đề nghị rà soát lại các chương trình, dự án đột phá, trọng tâm của thời kỳ quy hoạch; đề nghị rà soát, chỉnh lý cho phù hợp với thẩm quyền của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ trong việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính.

Về một số kiến nghị, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng, Quy hoạch Thủ đô và Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô có vai trò, ý nghĩa quan trọng, tạo lập không gian phát triển mới, động lực mới và giá trị mới để xây dựng Thủ đô trở thành đô thị thông minh, hiện đại, xanh, sạch, đẹp, an ninh, an toàn; phát triển nhanh, bền vững, tạo sức lan toả; góp phần thực hiện nhiệm vụ chính trị quan trọng đặc biệt trong chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là xây dựng, phát triển Thủ đô “Văn hiến, Văn minh, Hiện đại”.

Theo đó, Quy hoạch Thủ đô và Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô đã được xây dựng công phu, khoa học, thể hiện được tầm nhìn, khát vọng xây dựng Thủ đô phát triển “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”.

Tuy nhiên, qua rà soát cho thấy 02 bản quy hoạch này có nhiều nội dung trùng lặp, chưa thống nhất về phạm vi, mức độ chi tiết, do đó có thể dẫn đến chồng chéo, mâu thuẫn và gây khó khăn trong việc lập, quản lý và thực hiện quy hoạch.

Vì vậy, đề nghị các cơ quan lập, thẩm định các quy hoạch phối hợp chặt chẽ để tiếp tục rà soát, hoàn thiện, bảo đảm nguyên tắc Quy hoạch Thủ đô là căn cứ để lập Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô. Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô là quy hoạch cụ thể hoá, chi tiết hơn Quy hoạch Thủ đô và việc điều chỉnh phải thống nhất, đồng bộ với Quy hoạch Thủ đô, Quy hoạch vùng, Quy hoạch ngành quốc gia, Quy hoạch tổng thể quốc gia.

Quy hoạch chung Thủ đô thể hiện được tầm nhìn, khát vọng xây dựng Thủ đô “Văn hiến – Văn minh - Hiện đại”

Cần quan tâm, giải quyết phù hợp các nội dung như ùn tắc giao thông, ngập úng…

Thảo luận tại Phiên họp, đa số ý kiến cho rằng, Quy hoạch Thủ đô và Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô đã được xây dựng công phu, cơ bản bám sát theo quy định của Luật Quy hoạch và Luật Quy hoạch đô thị, thể hiện được tầm nhìn, khát vọng xây dựng Thủ đô phát triển “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”.

Tuy nhiên, các ý kiến cũng lưu ý, 02 bản quy hoạch cần rà soát, tránh nội dung trùng lặp, chồng chéo, gây khó khăn trong việc lập, quản lý và thực hiện quy hoạch. Đồng thời, đề nghị việc điều chỉnh phải thống nhất, đồng bộ với Quy hoạch Thủ đô, Quy hoạch vùng, Quy hoạch ngành quốc gia, Quy hoạch tổng thể quốc gia.

Ngoài ra, một số ý kiến cũng đề nghị, bên cạnh quy hoạch tổng thể, cũng cần quan tâm, giải quyết phù hợp các nội dung cụ thể liên quan đến vấn đề ùn tắc giao thông; ngập úng, thoát nước trong mùa mưa; quy hoạch mạng lưới các trường đại học, trường phổ thông;…

Tại phiên thảo luận, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã phát biểu làm rõ cũng như cung cấp thêm thông tin liên quan đến Quy hoạch Thủ đô và Đồ án..

Hà Nội tổ chức hội thảo khoa học về quy hoạch Thủ đô Hà Nội tổ chức hội thảo khoa học về quy hoạch Thủ đô
Cơ hội “vàng” thể hiện khát vọng xây dựng, phát triển Thủ đô Hà Nội Cơ hội “vàng” thể hiện khát vọng xây dựng, phát triển Thủ đô Hà Nội
Minh Dương
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động