Thứ bảy 23/11/2024 08:01

Đột quỵ: nhận diện nguy cơ và phương pháp phòng tránh

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Ngày 30/11/2022, tại Hà Nội, NTB Pharma New - đại diện nhãn hàng Tharodas đã tổ chức buổi tọa đàm “Đột quỵ: nhận diện và phương pháp phòng tránh” với sự tham gia tư vấn của các chuyên gia y tế.
Đột quỵ: nhận diện nguy cơ và phương pháp phòng tránh
Các chuyên gia chia sẻ tại toạ đàm

Theo thống kế của tổ chức Y tế Thế giới (WHO) mỗi năm có khoảng 17 triệu người mắc đột quỵ, trong đó có hơn 5 triệu người bị tử vong và 5 triệu người phải dánh chịu hậu quả thương tật vĩnh viễn, làm tăng gánh nặng kinh tế cho gia đình và cộng đồng. Còn theo số liệu được công bố tại toạ đàm, ở Việt Nam, tỷ lệ người đột quỵ ngày càng tăng, mỗi năm ghi nhận 200,000 ca mắc mới và 11,000 ca tử vong do đột quỵ. Trung tâm cấp cứu đột quỵ của Bệnh viện 115 thống kê, trong các ca nhập viện do ca đột quỵ thì đột quỵ do nhồi máu chiếm tỷ lệ cao nhất khoảng 76%.

Những con số biết nói trên là lời cảnh tỉnh và báo động về nguy cơ cũng như những hiểm họa khôn lường do đột quỵ gây ra. Tại buổi tọa đàm, các chuyên gia y tế đã có những chia sẻ với khán giả về nguyên nhân đột quy, cách nhận diện sớm cũng như những phương pháp phòng ngừa căn bệnh đột quỵ.

Chia sẻ tại toạ đàm, PGS.TS Nguyễn Văn Kình, Cố vấn cấp cao Đơn vị Gen trị liệu BV Bạch Mai cho biết: “Nguyên nhân gây bệnh đột quỵ bao gồm nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan. Trong đó nguyên nhân khách quan đến từ tuổi tác, giới tính, tiền sử gia đình và chủng tộc. Nguyên nhân chủ quan xuất phát từ các loại bệnh lý và chế độ ăn uống, sinh hoạt, nghỉ ngơi không điều độ. Người đang mắc các bệnh đái tháo đường, tim mạch, cao huyết áp, thừa cân béo phì,… sẽ có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn những người bình thường”.

Đột quỵ: nhận diện nguy cơ và phương pháp phòng tránh
PGS.TS Nguyễn Văn Kình, Cố vấn cấp cao Đơn vị Gen trị liệu BV Bạch Mai chia sẻ về cách nhận biết và phòng tránh đột quỵ

PGS Kình cũng đồng ý với ý kiến cho rằng tỷ lệ đột quỵ đang ngày càng có dấu hiệu gia tăng và trẻ hóa. Lý giải cho điều này, PGS Kình cho rằng, thực trạng này xuất phát từ chế độ ăn uống không lành mạnh, nhiều dầu mỡ, nhiều cholesterol khiến mỡ máu tăng cao, gây căng mạch máu, từ đó tăng nguy cơ đột quỵ và xơ vữa động mạch.

Để cứu sống bệnh nhân đột quỵ và giảm thiểu các di chứng về sau, nhận diện sớm đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Do dó, PGS.TS. Nguyễn Văn Kình đã chia sẻ về quy tắc BEFAST nhận biết sớm đột quỵ, bao gồm:

B (Balance): Mất thăng bằng, chóng mặt, hoa mắt, đau đầu

E (Eyesight): Mắt mờ đi ở 1 hoặc cả 2 mắt

F (Face): Liệt mặt, méo mặt, lệch nhân trung

A (Arm): Tay chân trở nên yếu và kó cử động

S (Speech): Nói ngọng, nói lắp

T (Time): Thời gian phát hiện. Cần sơ cứu gấp hoặc đưa bệnh nhân đi cấp cứu kịp thời

Tại buổi toạ đàm, các chuyên gia cũng đã giải đáp nhiều câu hỏi liên quan đến căn bệnh đột quỵ.

Giải đáp câu hỏi liên quan đến việc có thể phát hiện đột quỵ thông qua khám bệnh hay không? PGS. TS Nguyễn Văn Kình cho hay: “Đột quỵ rất nhanh và đột ngột, do vậy không thể khám và phát hiện ra trước. Khám định kỳ chỉ phát hiện ra các nguyên nhân nguy cơ cao có thể dẫn tới đột quỵ. như cao huyết áp, bệnh tim mạch, tiểu đường,… Nên dựa theo quy tắc Be Fast để sớm phát hiện và có biện pháp dự phòng”.

Đối với câu hỏi: “Có bắt buộc phải đưa bệnh nhân tới bệnh viện đầu ngành và chuyên môn cao về đột quỵ để điều trị hay không?” PGS Kình chia sẻ: Trên thực tế, Bộ Y tế đã xác định tất cả các bệnh viện có máy chụp cắt lớp và thuốc tiêu sợi huyết là đã có thể sơ cứu cho bệnh nhân đột quỵ. Do vậy người bệnh nên đến cơ sở gần nhất vì tính cấp bách của bệnh, để tránh để lại nhiều biến chứng di chứng sau này”.

Câu hỏi “Cách sơ cứu đột quỵ như thế nào là đúng?” cũng nhận được rất nhiều sự quan tâm của các khán giả có mặt tại tọa đàm.

Theo ý kiến của các chuyên gia trong buổi tọa đàm, trước hết, cần xác định nguyên nhân gây đột quỵ: Nhồi máu não hay xuất huyết não? Trường hợp 1: Bệnh nhân chưa xác định được nguyên nhân: nằm yên, sử dụng phương pháp chuyển bệnh nhân tới bệnh viện phù hợp với tình trạng. Trường hợp 2: Đột quỵ do xuất huyết: Không tác động hay di chuyển mạnh tránh chảy máu não. Trường hợp 3: Bệnh nhân đột quỵ do nhồi máu não: Di chuyển người bệnh tới bệnh viện càng sớm càng tốt. Quan trọng nhất là kiểm soát được huyết áp của người bệnh.

Chuyên gia chỉ những nguyên nhân đột quỵ ở người trẻ
Dấu hiệu cảnh bảo cơn đột quỵ sớm không thể bỏ qua
Hi hữu cụ bà đột quỵ do ong đốt
Cứu sống bệnh nhân đột quỵ não cao tuổi nhất từ trước tới nay tại Việt Nam
Bảo Long
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động