“Đòn bẩy” cho nghệ thuật truyền thống
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênGỡ được bài toán khó
Kể từ sau hiệu ứng chương trình nghệ thuật trực tuyến “Cháy lên” do Cục Nghệ thuật biểu diễn phối hợp với với các đơn vị nghệ thuật công lập tổ chức thu hút 50.000 lượt khán giả theo dõi cùng hàng trăm nghìn lượt người xem trên trang cá nhân của các nghệ cho thấy sự khởi sắc của chương trình nhà hát online. Giữa thời điểm sân khấu truyền thống đóng băng vì tình hình dịch bệnh thì bài toán giữ lửa sân khấu bắt đầu có lời giải.
Theo kế hoạch, 28 chương trình, vở diễn chất lượng cao của các đơn vị nghệ thuật uy tín đã được chọn để phát sóng trên nhiều kênh truyền hình vào tháng 8 và tháng 9 này. Trong đó, vở cải lương “Bão ngầm” ca ngợi lực lượng Cảnh sát phòng, chống ma túy do Nhà hái Cải lương dàn dựng dự kiến được phát sóng trên Đài Truyền hình VOV vào ngày 20-8.
Tiếp đó, các chương trình phát sóng trên Đài Truyền hình Việt Nam có chương trình “Sắc màu thổ cẩm” của Nhà hát Ca múa nhạc dân gian Việt Bắc; “Những người khốn khổ - Những điều muốn nói” và “Hồ Thiên Nga - Sau cánh màn nhung” của Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam; trích đoạn các vở “Mac-bet”, “Vũ Như Tô”, “Otello”, “Lôi vũ”, “Ê Dốp”, “Mê đê” của Nhà hát Kịch Việt Nam; vở “Trung thần” của Nhà hát Tuồng Việt Nam; tác phẩm “Dây tràng hạt diệu kỳ”, “Giai điệu Tổ quốc” Dàn nhạc giao hưởng Việt Nam.
Trên Truyền hình Nhân dân có chương trình “Đêm huyền diệu” của Nhà hát Ca múa nhạc dân gian Việt Bắc; “Ngôi sao xiếc Việt”, “Thế giới hoạt hình trong khu rừng thần tiên” của Liên đoàn Xiếc Việt Nam; chương trình “Giai điệu Việt Nam” và “Bài ca không quên” của Nhà hát Ca Múa Nhạc Việt Nam; Nhà hát nghệ thuật đương đại Việt Nam có “Xin mặt trời ngủ yên” và “Dòng sông hoa đỏ”. Trên Truyền hình Hải Phòng cũng phát “Cuộc chiến vô cực”, “Thanh xuân 21” của Nhà hát Tuổi trẻ và “Múa rối nước truyền thống”, “Đồng vọng” của Nhà hát Múa rối Việt Nam.
Dấu ấn của vở cải lương “Bão ngầm” trên sân khấu Nhà hát Cải lương từng đạt giành giải B tại Liên hoan nghệ thuật sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc về “Hình tượng người chiến sĩ CAND” lần thứ IV năm 2020, do Bộ Công an phối hợp với Bộ VH,TT&DL, Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam tổ chức.
Vở ballet “Những người khốn khổ - Những điều muốn nói” của Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam được dàn dựng với kịch bản Việt hóa, kết hợp quốc tế hóa ê-kip diễn viên vừa hội tụ nghệ sĩ trong nước và quốc tế nhằm nâng cao tinh thần đoàn kết của các dân tộc.
Vở diễn "Bão ngầm" sẽ phát sóng trên Nhà hát truyền hình vào ngày 20-8 tới. |
Giữa tình hình dịch bệnh, việc thưởng thức tác phẩm nghệ thuật chất lượng cao thông qua màn ảnh thực sự là một trải nghiệm khác biệt. Khán giả chờ đợi sự uy tín, chất lượng của từng thương hiệu mang đến.
Đáp ứng kỳ vọng của khán giả, các đơn vị nghệ thuật đã dốc sức lên kế hoạch tập luyện và biểu diễn.
Theo ông Phạm Ngọc Tuấn, Giám đốc Nhà hát Tuồng Việt Nam, ngay từ khi nhận được công văn từ Cục Nghệ thuật biểu diễn về tập luyện vở diễn chất lượng cao để phục vụ quay hình cho chuyên đề của Nhà hát truyền hình.
Mặc dù trình diễn không tiếng vỗ tay của khán giả nhưng mỗi nghệ sĩ đều chung một niềm vui khi có cơ hội được tương tác với khán giả, được sống với đam mê làm nghề.
Hướng tiếp cận mới
Có thể khẳng định, xây dựng nhà hát online là một hướng đi cần thiết để giúp các nhà hát quảng bá, đưa sản phẩm nghệ thuật đến gần hơn với công chúng.
Chính cách tiếp cận mang tính khoa học, ứng dụng công nghệ tạo sự tương tác lớn với khán giả, đẩy lùi khoảng cách giữa nghệ sĩ với khán giả. Thông qua vai diễn, hình thức biểu diễn, đặc trưng biểu diễn để khán giả cảm nhận giá trị nghệ thuật truyền thống giữa cuộc sống hiện đại.
Tuy nhiên, nhà hát truyền hình, nhà hát online có trở thành cứu cánh cho sân khấu trong thời đại 4.0 hay không thì hoàn toàn phụ thuộc vào chất lượng của chính các chương trình sân khấu.
Nhiều nghệ sĩ trình diễn không có khán giả, cảm xúc thăng hoa sẽ giảm và nếu không đủ bản lĩnh với nghề, họ dễ bị “ngợp” trên sân khấu và cảm xúc cho vai diễn nhạt nhòa.
Thậm chí, do thời lượng phát sóng hạn hẹp trên truyền hình nên các Nhà hát thường phải cắt giảm thời lượng vở diễn, hoặc chỉ là các trích đoạn. Thế nên, hạn chế về nội dung thể hiện, không phô diễn được hết tài năng của nghệ sĩ.
NSND Tống Toàn Thắng, PGĐ Liên đoàn Xiếc Việt Nam bày tỏ: Với những chương trình lớn khi được trình chiếu trên truyền hình thì còn hạn chế bởi trong tình hình giãn cách, các tiết mục công phu, hoành tráng buộc phải cắt giảm, hoặc chỉ còn là trích đoạn, không phô diễn được hết tài năng của người nghệ sĩ. Chúng tôi chỉ có thể giới thiệu những chương trình gọn nhẹ, với những ca sĩ, nghệ sĩ, trích đoạn ngắn, tập trung ít người thì nó cũng hạn chế khi muốn đem đến cho khán giả những chương trình tầm cỡ lớn.
Một băn khoăn khác là trong quá trình ghi hình, các quay phim khó bắt trọn được ánh sáng trên sân khấu, trong khi yếu tố này được đánh giá là rất quan trọng tác động hiệu ứng thị giác với khán giả. Hơn nữa, ngôn ngữ truyền hình lạm dụng màn ảnh LED và hệ thống ánh sáng ghi hình gây ảnh hưởng đến ý tưởng về bố cục của đạo diễn.
Ánh sáng trên sân khấu, yếu tố rất quan trọng tác động hiệu ứng thị giác với khán giả nhưng bị hạn chế khi ghi hình phát sóng trên truyền hình |
Với những thách thức trên, nhà hát online, nhà hát truyền hình cần có sự đổi mới trong lựa chọn vở diễn, chương trình để đảm bảo phù hợp với tâm lý người xem trên thiết bị nghe nhìn. Cần đa dạng hóa các chương trình, kịch mục phát sóng, xây dựng chuỗi chương trình phát sóng để gắn kết người xem.
Không chỉ đóng khung ở các vở diễn, chương trình của các đơn vị nghệ thuật công lập, khán giả yêu nghệ thuật mong muốn Bộ VH-TT&DL cần có kế hoạch hỗ trợ các đơn vị nghệ thuật tư nhân, xã hội hóa bằng việc đưa các vở diễn của họ lên các chương trình truyền hình.
Với hướng phát sóng chương trình nghệ thuật trên truyền hình, phát sóng online vừa phát triển sân khấu truyền thống, vừa kích cầu nhu cầu thưởng thức của khán giả, phù hợp với thời đại 4.0.
Theo ông Trần Hướng Dương, Phó Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn cho biết, trong điều kiện hiện nay, ngay cả khi sàn diễn cho phép hoạt động trở lại, các đơn vị nghệ thuật cần xây dựng những nhà hát online trên nền tảng công nghệ số và truyền hình trực tuyến phục vụ 2 đối tượng: khán giả trực tiếp đến rạp và khán giả tiếp cận qua các kênh thông tin truyền thông. Vì vậy, việc chuẩn hóa các khâu tổ chức, chọn lựa kịch bản, đa dạng hóa trong các khung giờ phát sóng là mục tiêu hàng đầu.
Nghệ sĩ Trần Phương Mai, Nhà hát Nghệ thuật đương đại Việt Nam, từng biểu diễn trong chương trình nghệ thuật trực tuyến “Cháy lên” do Cục Nghệ thuật biểu diễn phối hợp với với các đơn vị nghệ thuật công lập tổ chức chia sẻ: “Đây là lần đầu tiên đứng trên sân khấu biểu diễn không có khán giả, thay vào tiếng vỗ tay là bình luận trên mạng xã hội, lời chia sẻ, thả tim, điều này khiến bản thân những nghệ sĩ cảm thấy ấm áp và có thật nhiều động lực để cống hiến làm những sản phẩm nghệ thuật hay và ý nghĩa hơn”. |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại