Thứ hai 17/06/2024 21:30

Đôi vợ chồng U80 suýt mất hơn 3 tỷ đồng sau khi nghe điện thoại của "công an rởm"

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Thấy đôi vợ chồng lớn tuổi đến ngân hàng lập tài khoản và chuyển hơn 3 tỷ đồng, nhân viên ngân hàng nghi vấn liên quan tội phạm lừa đảo nên đã trình báo CQCA. May mắn vụ việc đã được CQCA ngăn chặn kịp thời…
Đôi vợ chồng U80 suýt mất hơn 3 tỷ đồng sau khi nghe điện thoại của
Vợ chồng ông T đã gửi lời cảm ơn nhân viên ngân hàng và Công an phường Đức Giang.

Sáng 22/6, Công an phường Đức Giang, quận Long Biên nhận được phản ánh từ phòng giao dịch ngân hàng BIDV Thành Đô - Chi nhánh Việt Hưng về việc đang có 2 khách hàng lớn tuổi là ông T (SN 1948) và bà P (SN 1950) làm thủ tục mở tài khoản để chuyển số tiền hơn 3 tỷ đồng, trong trạng thái tâm lý lo lắng. Nghi vấn lừa đảo nên nhân vân ngân hàng đã khéo léo hỏi mục đích mở tài khoản và chuyển tiền nhưng 2 khách nhất định không nói.

Ngay khi tiếp nhận thông tin, Trung tá Trần Anh Dũng -Trưởng Công an phường Đức Giang lập tức chỉ đạo CSKV và trinh sát hình sự đến phòng giao dịch ngân hàng BIDV Thành Đô - Chi nhánh Việt Hưng. Lúc này, vợ chồng ông T và bà P sắp hoàn tất thủ tục mở tài khoản. Trong khi đó, điện thoại của ông T liên tục bị 1 đối tượng nam giới gọi, thúc giục làm nhanh thủ tục chuyển tiền.

Lúc này, đồng chí Công an phường nghe máy của ông T: “Anh ở đâu gọi đấy, tôi là Công an phường Đức Giang đây…”, vừa nghe trinh sát hình sự nói qua điện thoại, đối tượng lập tức tắt máy. Liền sau đó, điện thoại của bà P lại đổ chuông. Đầu máy bên kia vẫn là giọng của kẻ tự xưng là “công an”, trinh sát hình sự Công an phường Đức Giang nghe máy, đối tượng liền văng tục rồi tắt máy.

Chứng kiến sự việc, vợ chồng ông T mới biết mình bị lừa. Theo lời ông bà, trước đó khi đang ở nhà, bà P nhận được điện thoại của 1 nam giới, tự xưng là “công an chống ma túy” của quận Long Biên. Người này nói đang điều tra đường dây mua bán ma túy xuyên quốc gia liên quan đến nhiều đối tượng, thành phần, thậm chí có cả công an tham gia.

Sau đó, vị “công an” này hướng dẫn vợ chồng ông T phải chuyển số tiền hơn 3 tỷ đồng trong tài khoản, bằng cách mở một tài khoản khác và cung cấp cho CQCA do anh ta làm đại diện, để giám sát việc luân chuyển dòng tiền. Đến khi điều tra xong, CQCA thông báo và sẽ trả lại quyền kiểm soát tài khoản cho vợ chồng ông T.

Mới đầu, ông T cũng phân vân nhưng nghe vị “công an” nhắc đến số tiền tương đối trùng khớp với tiền đang gửi ngân hàng, vợ chồng ông bà T tin là thật nên đã cùng nhau ra ngân hàng làm thủ tục theo hướng dẫn của vị “công an”. Thật may khi nhân viên ngân hàng từng được Công an phường Đức Giang, Công an quận Long Biên tuyên truyền, hướng dẫn nhận biết thủ đoạn của tội phạm lừa đảo giả danh công an nên đã báo tin đến Công an phường sở tại.

Cụ bà 70 tuổi nhanh trí trình báo Công an thật khi bị Công an giả gọi điện thoại lừa đảo Cụ bà 70 tuổi nhanh trí trình báo Công an thật khi bị Công an giả gọi điện thoại lừa đảo
Những người từng bị lừa tiền phải đọc ngay thông tin này Những người từng bị lừa tiền phải đọc ngay thông tin này
Quý Khánh
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động