Thứ hai 25/11/2024 21:08

Đổi mới thủ tục hành chính tư pháp nhằm tăng cường tính liêm chính của Tòa án

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Ngày 23-7, Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC) phối hợp với Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP), Đại sứ quán Anh tại Hà Nội, và Dự án thúc đẩy môi trường kinh doanh công bằng ở Asean tổ chức Hội thảo tham vấn ý kiến về dự thảo Báo cáo “Những thực tiễn tốt về thủ tục hành chính tư pháp nhằm tăng cường tính liêm chính của Tòa án”.

Phát biểu khai mạc, ông Trần Văn Thư, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế TANDTC cho biết, Chiến lược cải cách tư pháp theo Nghị quyết 49 của Bộ Chính trị đã xác định rõ: “Đổi mới thủ tục hành chính trong các cơ quan tư pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận công lý”; “Khuyến khích giải quyết một số tranh chấp thông qua thương lượng, hòa giải, trọng tài”.

Từ năm 2005, ngành Toà án đã xác định đổi mới thủ tục hành chính tư pháp tại Toà án theo hướng công khai, đơn giản, thuận tiện để người dân dễ dàng thực hiện quyền khởi kiện của họ trước Toà án, người dân khởi kiện ở một Toà án, Toà án có trách nhiệm xác định thẩm quyền giải quyết thuộc cơ quan nào để chuyển hồ sơ và thông báo cho người khởi kiện biết; công khai hoá thủ tục tiếp cận hồ sơ, cung cấp tài liệu, thông tin, trích lục bản án, quyết định của Toà án theo quy định của pháp luật.

doi moi thu tuc hanh chinh tu phap nham tang cuong tinh liem chinh cua toa an
Các đại biểu thảo luận tại hội thảo

Nghiên cứu cũng cho thấy, công khai bản án trên Cổng thông tin điện tử của TANDTC là một bước chuyển biến quan trọng của hệ thống TAND, thúc đẩy tính liêm chính, minh bạch, tăng cường thực thi công lý, tôn trọng nhân quyền của ngành Toà án. Thêm vào đó, công khai bản án cũng giúp cho việc phát triển án lệ, thống nhất áp dụng pháp luật trên toàn quốc.

Trong những năm gần đây, nhiều Toà án địa phương và Toà án cấp cao đã triển khai công tác cải cách các thủ tục hành chính tư pháp, hiện đại hoá trang thông tin điện tử, thí điểm công tác hòa giải, đối thoại tại Tòa án ở 16 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Để có thể tìm hiểu, xác định và phát huy được những thực tiễn tốt về cải cách thủ tục hành chính tư pháp tại Toà án, nghiên cứu được triển khai và tập trung vào 4 nhóm thủ tục hành chính tư pháp: Thủ tục tiếp nhận đơn khởi kiện, thụ lý vụ án; Phân công Thẩm phán tại Toà án; Quản lý thời gian giải quyết vụ án và Cấp trích lục, giao, gửi bản án và công khai bản án.

Phát biểu tại hội thảo, bà Catherine Phuong, Trợ lý đại diện thường trú của UNDP tại Việt Nam, nhấn mạnh: “Ở mọi quốc gia, Tòa án có vai trò trung tâm trong việc thực thi luật pháp và đảm bảo tiếp cận công lý. Tăng cường khả năng tiếp cận công lý là một mục tiêu chính của các mục tiêu phát triển bền vững, đặc biệt là mục tiêu 16 về hòa bình, công lý và các thể chế mạnh mẽ, UNDP sẵn sàng hỗ trợ các nỗ lực của Việt Nam để cải thiện liêm chính tư pháp”.

H.L
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động