Doanh nghiệp thực hiện cam kết giảm phát thải từ chuỗi giá trị xanh
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênPhó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà và các đại biểu tham dự Diễn đàn Doanh nghiệp phát triển bền vững Việt Nam (VCSF) 2023. Ảnh: Hoàng Nhung |
Đây cũng là những nội dung được thảo luận tại Diễn đàn Doanh nghiệp phát triển bền vững Việt Nam 2023 (Vietnam Corporate Sustainability Forum - VCSF) vừa qua với chủ đề “Cuộc đua xanh toàn cầu: Từ chiến lược đến thực hành kinh doanh bền vững”.
Tại diễn đàn, Unilever đã chia sẻ những chiến lược toàn cầu mang tính tiên phong và hành động mạnh mẽ xây dựng chuỗi giá trị phát thải ròng bằng “0” tại Việt Nam để chuyển đổi xanh, góp phần vào mục tiêu chung của quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu và đảm bảo một tương lai bền vững, một hành tinh xanh cho thế hệ tương lai.
Thách thức và cam kết toàn cầu
Thế giới đang phải đối mặt với các thách thức lớn như suy giảm đa dạng sinh học, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, biến đổi khí hậu, đặt ra bài toán lớn về việc làm sao để đảm bảo tương lai bền vững cho các thế hệ tiếp nối. Trong đó, biến đổi khí hậu là một trong những vấn đề cấp thiết nhất khi nồng độ khí nhà kính đang ở mức cao nhất trong 2 triệu năm qua và thế giới đã ấm lên 1,1oC so với cuối những năm 1800. Theo Báo cáo của Liên Hợp Quốc vào năm 2018, các nhà khoa học và chuyên gia đã thống nhất rằng việc giữ cho mức tăng nhiệt độ toàn cầu không vượt quá 1,5oC sẽ là ngưỡng an toàn giúp chúng ta tránh được những tác động biến đổi khí hậu xấu nhất.
Để đạt được mục tiêu này đòi hỏi có một cam kết và hệ thống giải pháp mang tính toàn cầu và cấp thiết. Vào tháng 12/2021 tại Hội nghị COP26, Việt Nam cùng gần 150 quốc gia đã đưa ra cam kết mạnh mẽ để giảm mức phát thải ròng về "0" vào năm 2050. Để hiện thực hóa cam kết này, Chính Phủ đã đưa ra chiến lược kế hoạch hành động quốc gia định hướng chuyển đổi trong nông nghiệp, công nghiệp, sản xuất, tiêu dùng phát thải thấp, kêu gọi sự vào cuộc đồng bộ của các chính quyền địa phương, cộng đồng và doanh nghiệp.
Mục tiêu đạt Net Zero vào 2050 của Việt Nam được đánh giá là thách thức, tuy nhiên cũng là cơ hội để các doanh nghiệp tái cấu trúc mô hình kinh doanh và chuyển đổi tăng trưởng bền vững hơn.
Trong cuộc đua xanh toàn cầu hướng tới mục tiêu đạt phát thải ròng bằng “0”, là một doanh nghiệp luôn tiên phong trong các hoạt động phát triển bền vững, Unilever đã đưa ra những cam kết và cách tiếp cận mang tính tổng thể định hướng hành động, từ vận hành nội bộ đến toàn bộ chuỗi giá trị, hoạt động của các nhãn hàng cũng như các hoạt động ảnh hưởng rộng hơn đến xã hội cộng đồng.
Hành trình doanh nghiệp chuyển đổi xanh hướng tới phi phát thải
Tại Việt Nam, để hiện thực hóa các cam kết về giảm phát thải và kinh doanh bền vững, Unilever tập trung triển khai các hoạt động chuyển đổi xanh trong chính trong hoạt động vận hành của mình cũng như thúc đẩy chuyển đổi xanh ở cả các đối tác trong toàn bộ chuỗi giá trị.
Tại VCSF, Unilever đã chia sẻ những chiến lược toàn cầu mang tính tiên phong và hành động mạnh mẽ xây dựng chuỗi giá trị phát thải ròng bằng “0” tại Việt Nam để chuyển đổi xanh, góp phần vào mục tiêu chung của quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu và đảm bảo một tương lai bền vững, một hành tinh xanh cho thế hệ tương lai. Ảnh: Hoàng Nhung |
Unilever Việt Nam đã sớm đạt mục tiêu phát thải ròng bằng “0” trong toàn bộ hoạt động vận hành nội bộ của mình từ năm 2021, sớm 9 năm so với cam kết toàn cầu của tập đoàn. Điều này đạt được thông qua nhiều sáng kiến chuyển đổi sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, tiết kiệm điện năng, tái chế và tái sử dụng, kinh tế tuần hoàn…Toàn bộ nhiên liệu vận hành lò hơi ở tất cả các cụm nhà máy của Unilever trên toàn quốc được sử dụng từ viên nén sinh khối (biomass) tái chế từ phụ phẩm nông nghiệp như gỗ, vụn trấu... thay thế cho các nhiên liệu hóa thạch (diesel). Các sáng kiến trong vận hành này đã giúp Unilever loại bỏ trung bình gần 10.000 tấn CO2 mỗi năm kể từ 2007 tới nay và giúp tiết kiệm hàng trăm ngàn Euro mỗi năm. Ngoài ra, để giảm phát thải gián tiếp từ tiêu thụ điện năng, hướng tới mục tiêu sử dụng 100% năng lượng tái tạo, Unilever Việt Nam đã bổ sung chứng chỉ năng lượng tái tạo IREC đối với nguồn điện đang sử dụng tại tất cả các nhà máy, văn phòng và trung tâm phân phối. Điều này có nghĩa là toàn bộ lượng carbon phát thải qua điện năng tiêu thụ được xem là carbon tích cực.
Mục tiêu hướng tới phát thải ròng bằng “0” cũng được lồng ghép trong triển khai chương trình “Hành động vì Việt Nam xanh” mà Unilever phối hợp cùng Bộ Tài nguyên & Môi trường từ năm 2021. Trong đó, Unilever cam kết trồng 1 triệu cây xanh tại các vườn quốc gia, rừng phòng hộ trên cả nước, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, cải thiện cảnh quan, ứng phó với biến đổi khí hậu, nâng cao nhận thức trách nhiệm của cộng đồng về vai trò của rừng cũng như góp phần trung hòa carbon. Cho đến nay, chương trình đã đạt được kết quả trồng hơn nửa triệu cây xanh trên cả nước.
Hà Nội có 37 dự án FDI được cấp phép mới trong tháng 7 |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại