Thứ sáu 22/11/2024 11:47

Các nguồn năng lượng sơ cấp sẽ khó đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ của nền kinh tế

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Vừa qua, tại Diễn đàn Công nghệ và Năng lượng Việt Nam 2022, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Văn Tùng một lần nữa khẳng định quan điểm nhất quán của Chính phủ đối với mục tiêu tăng trưởng kinh tế không đánh đổi môi trường.
Các nguồn năng lượng sơ cấp sẽ khó đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ của nền kinh tế
Diễn đàn Công nghệ và Năng lượng Việt Nam 2022 nhận được sự quan tâm tham dự của trên 600 đại biểu trong nước và quốc tế dưới hình thức trực tiếp và trực tuyến...

Việc tiết kiệm năng lượng vẫn chưa đạt như kỳ vọng

Theo các khảo sát của Bộ Công Thương, ở lĩnh vực năng lượng, hiệu suất sử dụng nguồn năng lượng trong các nhà máy điện tuabin hơi đốt than, dầu của nước ta chỉ đạt được từ 28% đến 36%, thấp hơn so với các nước phát triển khoảng 8 - 10%.

Hiệu suất các lò hơi công nghiệp chỉ đạt khoảng 60% năm 2010, và được nâng lên xấp xỉ 70% vào thời điểm hiện nay nhưng mức này vẫn thấp hơn mức trung bình của thế giới khoảng 10% và nếu so với các nước phát triển thì còn thấp hơn nữa.

Hiện tại, phát thải khí nhà kính từ ngành năng lượng chiếm khoảng 63% tổng phát thải của Việt Nam năm 2010 và sẽ chiếm khoảng 73% và 80% vào năm 2030 và 2045.

Diễn đàn Công nghệ và Năng lượng Việt Nam 2022 nhận được sự quan tâm tham dự của trên 600 đại biểu trong nước và quốc tế dưới hình thức trực tiếp và trực tuyến, trong đó khoảng 300 đại biểu tham dự trực tiếp và hơn 300 đại biểu tham dự trực tuyến với nhiều đại sứ quán các nước như: Pháp, Úc, Isrel, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Séc, Thái Lan, Đan Mạch...

Diễn đàn là nơi chia sẻ, thảo luận về các chính sách, giải pháp công nghệ và chương trình hỗ trợ về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả phục vụ chuyển dịch năng lượng theo hướng tăng trưởng xanh và bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng trong bối cảnh mới.

Bên cạnh đó, diễn đàn sẽ đưa ra bức tranh tổng quan về nhu cầu năng lượng của Việt Nam trong bối cảnh xu hướng chuyển dịch năng lượng trên thế giới; tiếp nhận ý kiến đóng góp từ chuyên gia, cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp trong nước và quốc tế ... đề xuất các giải pháp xây dựng hoàn thiện chính sách ứng dụng, phát triển, chuyển giao công nghệ phục vụ phát triển năng lượng bền vững.

Ngoài ra, thảo luận về lộ trình thực hiện cam kết của Chính phủ tại Hội nghị COP26 đặc biệt nhấn mạnh về công nghệ khuyến cáo nên sử dụng; Đưa lĩnh vực ứng dụng công nghệ trong năng lượng trở thành một lĩnh vực đóng góp hiệu quả cho phát triển kinh tế - xã hội, chăm sóc sức khoẻ nhân dân và bảo vệ môi trường; hình thành và đưa vào hoạt động có hiệu quả mô hình quản lý sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, trong hoạt động quản lý nhà nước, quản lý doanh nghiệp, trong các tòa nhà và trong đời sống xã hội...

Cùng với đó, đề ra định hướng và phương án phát triển các cơ sở nghiên cứu, ứng dụng và đào tạo, chú trọng hiệu quả hoạt động, ứng dụng công nghệ mới, cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, phát triển nguồn nhân lực; vận động sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tại các địa phương trong từng lĩnh vực, trong doanh nghiệp và từng cá nhân.

Từng bước tiếp nhận, chuyển giao và làm chủ công nghệ tiên tiến nhập khẩu, xây dựng và phát triển năng lực nội sinh về công nghệ trong doanh nghiệp, tập trung đầu tư xây dựng một số cơ sở hạ tầng kỹ thuật làm nền tảng phục vụ ứng dụng và phát triển công nghệ năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Các chính sách cần tập trung hình thành thói quen tiết kiệm năng lượng trong mọi hoạt động xã hội

Theo Thứ trưởng Trần Văn Tùng, các cơ chế theo Thỏa thuận Paris, để đạt mức phát thải ròng bằng không vào năm 2050, Việt Nam sẽ xây dựng và triển khai các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính mạnh mẽ bằng nguồn lực của mình, cùng với sự hợp tác và hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, nhất là các nước phát triển, cả về tài chính và chuyển giao công nghệ.

Các nguồn năng lượng sơ cấp sẽ khó đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ của nền kinh tế
Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Văn Tùng

Theo Báo cáo hiệu quả năng lượng năm 2021 của Cơ quan năng lượng quốc tế IEA, tiết kiệm năng lượng và sử dụng năng lượng hiệu quả có vai trò rất quan trọng để thu hẹp khoảng cách giữa các tham vọng về khí hậu và xu hướng hiện tại.

Giai đoạn 2015-2021, các nước đã đầu tư vào hoạt động sử dụng năng lượng hiệu quả với mức kinh phí hàng năm dao động trong 250 – 270 tỷ USD và tăng mạnh vào năm 2021 đạt mức 300 tỷ USD. Theo kịch bản tính toán phát thải khí nhà kính bằng “0” vào năm 2050 của IEA thì tổng đầu tư hàng năm sẽ cần tăng gấp ba lần vào năm 2030.

Do đó, bên cạnh các giải pháp cơ chế chính sách, hỗ trợ tài chính,… đang được thực hiện một cách mạnh mẽ thì việc mở rộng nhanh chóng các công nghệ và giải pháp thúc đẩy sử dụng năng lượng hiệu quả toàn cầu là cần thiết để đảm bảo các cam kết về khí hậu.

Theo ông Trịnh Quốc Vũ - Phó Vụ trưởng vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững - Bộ Công Thương, trong tương lai, các nguồn năng lượng sơ cấp sẽ không đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ năng lượng của nền kinh tế. Năng lượng tiêu hao cho một đơn vị sản phẩm của nước ta hiện đang cao hơn khoảng 1,3 đến 1,6 lần với các nước trong khu vực và cao hơn rất nhiều so với các nước phát triển.

Tổng nhu cầu năng lượng trong giai đoạn 2001-2010 đã tăng trung bình 10% và tăng khoảng 7% trong giai đoạn 2011-2019. Việt Nam đã nhập khẩu than cho phát điện và sẽ nhập khẩu LPG từ năm 2023. Việt Nam đã có nhiều văn bản, chính sách trong tiết kiệm điện nhằm huy động mọi nguồn lực trong nước và quốc tế cho thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả thông qua việc triển khai đồng bộ các giải pháp quản lý nhà nước, hỗ trợ kỹ thuật, nghiên cứu khoa học công nghệ và phát triển sản phẩm, chuyển đổi thị trường, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.

Đồng thời, giảm cường độ năng lượng trong các ngành nghề, lĩnh vực kinh tế, nhất là các cơ sở sử dụng năng lượng và các ngành kinh tế trọng điểm tiêu thụ nhiều năng lượng, các chính sách cũng tập trung hình thành thói quen tiết kiệm năng lượng trong mọi hoạt động xã hộihướng tới đạt mức tiết kiệm năng lượng 8 - 10% tổng tiêu thụ năng lượng toàn quốc. Tuy nhiên, việc tiết kiệm năng lượng vẫn chưa đạt như kỳ vọng.

Theo PGS.TS Nguyễn Hồng Quân - Viện trưởng Viện nghiên cứu Phát triển kinh tế tuần hoàn (Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh), có thể thấy ở Việt Nam đang phát triển năng lượng tái tạo rất mạnh mẽ. Phát triển năng lượng tái tạo không chắc chắn là phát triển xanh, nhưng nếu năng lượng tái tạo được kết hợp với kinh tế tuần hoàn thì có thể đạt được mục tiêu phát triển bền vững và bảo vệ thiên nhiên. Để thực hiện tiết kiệm năng lượng, phát triển bền vững, thiết bị cho phát triển năng lượng tái tạo phải được sản xuất, phân phối và tái chế một cách an toàn, tiết kiệm và bền vững. Kinh tế tuần hoàn có thể giúp các thiết bị này đạt được chu kỳ phát thải thấp nhất, giảm thiểu chất thải. Chính sách của Chính phủ có thể xem xét kết hợp các khái niệm kinh tế tuần hoàn vào tất cả các chiến lược phát triển năng lượng tái tạo; tạo mạng lưới cho tất cả các bên liên quan đóng góp tích cực vào các mục tiêu phát triển bền vững; phát triển các tiêu chuẩn an toàn và đảm bảo chất lượng trong các sản phẩm mới và tái chế.

TS. Phạm Văn Long - Đại học Quốc gia Yokohama (Nhật Bản) cho rằng, cần đẩy mạnh phát triển các công nghệ điện tử công suất mới, công nghệ xe điện, công nghệ hydrogen; trong đó, phát triển hợp tác chặt trẽ giữa nhà nước, doanh nghiệp và nhà trường. Các cơ quan chức năng phải xây dựng một lộ trình phát triển về công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực để giải quyết bài toán của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, tập trung nguồn lực hỗ trợ phát triển, ứng dụng và chuyển giao công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực năng lượng tái tạo; công nghệ lưu trữ năng lượng; hệ thống truyền tải điện năng, nhất là công nghệ tiên tiến trong sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Toàn văn bài phát biểu của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Hội nghị COP26
190 quốc gia và tổ chức cam kết từ bỏ sử dụng than đá theo lộ trình
Tăng trưởng xanh trở thành xu thế tất yếu
Thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia triển khai thực hiện cam kết về biến đổi khí hậu
Ngô Sơn
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động