190 quốc gia và tổ chức cam kết từ bỏ sử dụng than đá theo lộ trình
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênCOP16 đạt được cam kết từ bỏ sử dụng than đá theo lộ trình. |
Theo đó, ngày 4-11 (giờ địa phương) ở Glasgow, Scotland (Anh), tại Hội nghị COP 26, 190 quốc gia và tổ chức, trong đó có Ba Lan, Việt Nam, Chile... sẽ cam kết loại bỏ sản xuất điện từ nhiên liệu than đá và ngừng xây mới các nhà máy nhiệt điện than, hay nói cách khác là bỏ than đá theo lộ trình phù hợp với từng nước.
Những quốc gia và tổ chức này cũng cam kết chấm dứt mọi hoạt động đầu tư vào điện than mới trong nước và quốc tế. Các bên cũng thống nhất loại bỏ dần điện than vào năm 2030 đối với các nền kinh tế lớn, và năm 2040 đối với các nền kinh tế đang phát triển.
Ngoài ra, hàng chục tổ chức đã ký cam kết nói trên, và nhiều ngân hàng lớn cũng đồng ý ngừng cấp vốn cho ngành công nghiệp than.
Than đá là nhiên liệu hóa thạch gây ô nhiễm nhất, việc đốt than đá phát thải khí nhà kính, yếu tố tác động lớn nhất tới biến đổi khí hậu. Việc giảm khai thác than trên thế giới được coi là hành động quan trọng để đạt được các mục tiêu khí hậu đã được thống nhất trên toàn cầu.
Năm 2019, than góp phần sản xuất khoảng 37% điện năng trên thế giới. Than cũng là một nguồn nhiên liệu giá rẻ và nguồn nhiên liệu chính để sản xuất điện tại nhiều nước, trong đó có Nam Phi, Ba Lan và Ấn Độ.
Mục tiêu chính của các cuộc đàm phán tại COP26, là đảm bảo cam kết của các nước về việc giảm phát thải khí nhà kính - chủ yếu từ than, dầu và khí tự nhiên - để đảm bảo nhiệt độ trung bình toàn cầu không tăng quá 1,5 độ C.
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại