Đề xuất phân cấp cho Hà Nội trong lĩnh vực môi trường
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênĐại biểu Phạm Văn Thịnh – Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Giang phát biểu tại Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khoá XV chiều 28/5. (Ảnh: Quốc hội) |
Cơ chế chính sách tạo bước đột phá cho Hà Nội phát triển
Góp ý vào dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), đại biểu Phạm Văn Thịnh – Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Giang bày tỏ sự đồng tình, nhất trí cao với dự thảo luật và cho rằng, đây là một dự thảo đã được tiếp thu các ý kiến đại biểu một cách rất chất lượng. Với các cơ chế, chính sách này, đại biểu nghĩ Thủ đô sẽ có bước phát triển rất đột phá.
Góp ý vào Điều 28 về bảo vệ môi trường, đại biểu Phạm Văn Thịnh cho rằng, nên bổ sung thêm khoản 5 đó là quy định giao cho UBND TP Hà Nội quyết định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của HĐND TP Hà Nội, như thế thì sẽ thuận lợi hơn cho địa phương. Bởi vì thực tế có quy định thẩm quyền của Hà Nội có dự án lên đến khoảng 300 đến 500 hecta.
Tuy nhiên, theo Luật Bảo vệ môi trường và các nghị định hướng dẫn hiện nay thì với dự án có chủ đích sử dụng đất trên 10 hecta đất lúa thì thẩm quyền đánh giá báo cáo tác động môi trường lại thuộc về Bộ Tài nguyên và Môi trường. Do đó, thủ tục sẽ rườm rà và đã phân cấp rất mạnh mẽ từ thẩm quyền, chủ trương đầu tư đối với khu công nghiệp.... từ Thủ tướng đã xuống đến TP Hà Nội. Đại biểu Phạm Văn Thịnh cho rằng, trong lĩnh vực môi trường, cũng nên có thẩm quyền là phân cấp cho TP Hà Nội.
Đại biểu Nguyễn Tuấn Anh – Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Long An cho biết, khoản 3 Điều 28, có quy định về vùng phát thải thấp và tiêu chuẩn môi trường. Tuy nhiên, qua rà soát, đại biểu cho rằng, Luật Bảo vệ môi trường và văn bản hướng dẫn thi hành luật đã quy định về phân vùng môi trường, tiêu chí xác định các phân vùng môi trường để phục vụ công tác quản lý quy hoạch, bao gồm vùng bảo vệ nghiêm ngặt, vùng hạn chế phát thải, vùng khác và quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
Do đó, việc quy định vùng phát thải thấp tại khoản 6 Điều 3 và tiêu chuẩn môi trường tại điểm a khoản 3 Điều 28 đại biểu thấy không đồng bộ với pháp luật về bảo vệ môi trường. Trong trường hợp vẫn quy định như dự thảo luật, đề nghị có báo cáo về cơ sở khoa học, xác định mức thế nào là phát thải thấp để đảm bảo tính khả thi trong quy định này.
Về quy định của Luật Bảo vệ môi trường thì phân vùng môi trường là nội dung của quy hoạch Thủ đô. Hiện nay, Hà Nội đang tiến hành xây dựng quy hoạch Thủ đô Hà Nội, theo đó phân vùng môi trường là để định hướng không gian phát triển, lộ trình nhằm bảo vệ môi trường.
Tuy nhiên, việc điều chỉnh quy hoạch được thực hiện theo Luật Quy hoạch sẽ khó đảm bảo tính chủ động, linh hoạt của Thủ đô. Như vậy, đại biểu Tuấn Anh đề xuất phân quyền cho Hà Nội về điều chỉnh, phân vùng môi trường trong quy hoạch Thủ đô mà không phải áp dụng trình tự, thủ tục quy định tại Luật Quy hoạch.
Đại biểu Nguyễn Tuấn Anh – Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Long An phát biểu tại Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khoá XV chiều 28/5. (Ảnh: Quốc hội) |
Hà Nội xác định tỷ lệ đóng góp lượng giảm phát thải
Tiếp tục góp ý về khoản 4 Điều 28, đại biểu Nguyễn Tuấn Anh cho hay, để đảm bảo triển khai các nhiệm vụ ứng phó với biến đổi khí hậu và giảm phát thải khí nhà kính Việt Nam đã cam kết thì dự thảo luật cần có những cơ chế, chính sách phù hợp để góp phần thực hiện mục tiêu này.
Đại biểu đề nghị bổ sung vào cuối điểm a khoản 4 Điều 28 nội dung như sau "UBND TP ban hành trình tự, thủ tục và quyết định việc lựa chọn nhà đầu tư để giao dịch tín chỉ cac-bon trên thị trường, tương đương như cơ chế đặc thù mới được Quốc hội thông qua đối với TP Hồ Chí Minh theo khoản 10 Điều 5 Nghị quyết số 98".
Đồng thời, tại điểm c khoản 4 Điều 28, đại biểu đề nghị bỏ nội dung kinh tế số vì không gắn với bảo vệ môi trường và đề nghị bổ sung dự án bảo vệ môi trường thành HĐND TP Hà Nội quyết định sử dụng nguồn thu từ giao dịch tín chỉ cac-bon cho các chương trình, dự án bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu, phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn trên địa bàn TP. Chính phủ đặt mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính Quốc gia theo đóng góp Quốc gia tự quyết định (NDC) đến năm 2030 và cam kết quốc tế về giảm phát thải.
Do vậy, Hà Nội xem xét, chia sẻ trách nhiệm với mục tiêu này và cần phối hợp với các bộ, ngành. Vấn đề này đã được quy định tại Điều 91 của Luật Bảo vệ môi trường trong việc xác định tỷ lệ đóng góp lượng giảm phát thải, hấp thụ khí nhà kính trên địa bàn TP Hà Nội.
Đại biểu nguyễn Tuấn Anh đề nghị sửa điểm d khoản 4 Điều 28 theo hướng: "UBND TP Hà Nội chủ trì, phối hợp với các bộ: Bộ Công Thương, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Tài nguyên và Môi trường để xác định tỷ lệ đóng góp lượng giảm phát thải".
Đề xuất giao Hà Nội phê duyệt dự án xây dựng tại bãi sông Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng cho biết, trên cơ sở tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội ... |
Kết luận của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường vừa có văn bản số 3847/TB-TTKQH thông báo kết luận của Uỷ ban Thường Vụ Quốc hội ... |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại