Đề xuất mới về kết nối và chia sẻ thông tin theo cơ chế một cửa quốc gia
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênẢnh minh họa |
Bộ Tài chính cho biết, cơ chế một cửa quốc gia được chính thức triển khai từ năm 2014, cho đến ngày 30/10/2019 đã kết nối 13 bộ, ngành triển khai 184 thủ tục hành chính liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; người và phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh với sự kết nối tham gia xử lý của nhiều cơ quan quản lý nhà nước. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đã kết nối với Cơ chế một cửa ASEAN để trao đổi chứng nhận xuất xứ mẫu D điện tử và đang trong quá trình triển khai để mở rộng trao đổi các chứng từ khác cũng như kết nối với một số đối tác ngoài ASEAN như Liên minh kinh tế Á- Âu, Hàn Quốc,..
Mặc dù cơ chế một cửa quốc gia đã triển khai và đạt được những kết quả tích cực trong những năm qua nhưng đánh giá tổng quan về công năng sử dụng cơ chế này còn khuyết thiếu một lĩnh vực hết sức quan trọng – đó là tổ chức kết nối, chia sẻ thông tin giữa các cơ quan nhà nước, tổ chức, doanh nghiệp liên quan trực tiếp, gián tiếp đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; người và phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh. Lĩnh vực này có tầm ảnh hưởng sâu rộng đến việc xây dựng, hoàn thiện Chính phủ điện tử, thực hiện cải cách thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công, thông tin, dữ liệu cho doanh nghiệp và người dân…Do vậy, việc ban hành Nghị định tạo cơ sở pháp lý cho việc kết nối, chia sẻ thông tin, dữ liệu về hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, người, phương tiện, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh theo Cơ chế một cửa quốc gia là rất cần thiết.
Bộ Tài chính đề xuất chính sách 1 là: Kết nối, chia sẻ thông tin giữa các cơ quan nhà nước trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa; xuất nhập cảnh, quá cảnh người và phương tiện thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia.
Nội dung của chính sách gồm: Phân loại, nội dung thông tin, dữ liệu cung cấp, chia sẻ thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia; hình thức cung cấp, chia sẻ, khai thác, sử dụng thông tin; thời hạn cung cấp, chia sẻ thông tin; yêu cầu đảm bảo kết nối các hệ thống thông tin với Cổng thông tin một cửa quốc gia; trách nhiệm của bên cung cấp thông tin; trách nhiệm của bên khai thác, sử dụng thông tin…
Giải pháp thực hiện chính sách đã được lựa chọn là: Kết hợp giải pháp Bộ Thông tin và Truyền thông triển khai hướng dẫn việc thực thi các nội dung về chia sẻ thông tin số trong cơ quan nhà nước theo các quy định hiện tại trong Luật Công nghệ thông tin, Nghị định số 64/2007/NĐ-CP, Nghị định về quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số và bổ sung các quy định cụ thể về việc tổ chức, quản lý kết nối, chia sẻ thông tin từ các CSDL trong cơ quan nhà nước ở mức nghị định. Các quy định bổ sung bao gồm: phân loại, nội dung thông tin, dữ liệu cung cấp, chia sẻ thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia; hình thức cung cấp, chia sẻ, khai thác, sử dụng thông tin; thời hạn cung cấp, chia sẻ thông tin; yêu cầu đảm bảo kết nối các hệ thống thông tin với Cổng thông tin một cửa quốc gia; trách nhiệm của bên cung cấp thông tin; trách nhiệm của bên khai thác, sử dụng thông tin; trách nhiệm của Đơn vị quản lý Cổng thông tin một cửa quốc gia.
Chính sách 2 là: Kết nối, chia sẻ thông tin giữa các cơ quan nhà nước với các tổ chức, doanh nghiệp trong nước trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa; xuất nhập cảnh, quá cảnh người và phương tiện thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia.
Nội dung của chính sách gồm: Phối hợp kết nối, cung cấp, chia sẻ thông tin giữa các cơ quan nhà nước và các tổ chức, doanh nghiệp trong nước; Phân loại, nội dung thông tin, dữ liệu cung cấp, chia sẻ thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia; hình thức cung cấp, chia sẻ, khai thác, sử dụng thông tin…
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại