Đề xuất các giải pháp góp phần phục hồi phát triển kinh tế đất nước sau đại dịch
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên Các đại biểu tham dự Diễn đàn Trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu lần thứ IV, năm 2021 trao đổi, thảo luận về các chủ đề của Diễn đàn. |
Diễn đàn nhằm tiếp tục củng cố mạng lưới trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu. Đồng thời, định hướng công cuộc chuyển giao tri thức, công nghệ của đội ngũ trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu theo các mục tiêu đổi mới và phát triển đất nước; góp phần tham gia thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; tham gia thực hiện các mục tiêu phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội đất nước sau đại dịch.
Đại diện BTC Diễn đàn cho biết, 165 đại biểu chính thức tham dự Diễn đàn là các trí thức trẻ Việt Nam đã, đang học tập, nghiên cứu, làm việc tại 22 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới và Việt Nam (Ba Lan, Bê-la-rút, Bỉ, Canada, CHLB Đức, Cộng hòa Pháp, Cộng hòa Ý, Đại công quốc Luxembourg, Đài Loan, Hà Lan, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Hungary, Liên Bang Nga, Mỹ, Nhật Bản, Thái Lan, Thụy Sĩ, Úc, Vương Quốc Anh, Vương quốc Bỉ).
Một số đại biểu tiêu biểu tham dự Diễn đàn gồm có: Bác sỹ Đào Việt Hằng, sinh năm 1987, tốt nghiệp trường Đại học Y Hà Nội vào năm 2011, hoàn thành chương trình Tiến sỹ y khoa vào năm 2016 và được phong Phó giáo sư năm 2022; NCS. Nguyễn Thúy Anh, sinh năm 1987, hiện đang làm việc và làm nghiên cứu sinh tại trường ĐH California, Davis, Hoa Kỳ; TS. Lê Duy Tân, Giảng viên Khoa Công nghệ Thông tin - trường Đại học Quốc tế, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh; TS. Trần Lê Hưng, giảng viên Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội
Tại Diễn đàn, các đại biểu và khách mời sẽ tập trung thảo luận 4 nội dung chính, bao gồm:
Một là, đề xuất mô hình tăng trưởng, gắn với cơ cấu lại nền kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng nhanh và bền vững, thảo luận các giải pháp hoàn thiện và thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh, kinh tế số tại Việt Nam; tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới; hoàn thiện hệ thống đổi mới sáng tạo, hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia, vùng và địa phương.
Hai là, quy hoạch và giải pháp sử dụng hiệu quả, đồng bộ các quy hoạch địa phương, vùng, quốc gia, thảo luận các giải pháp liên quan đến hạ tầng giao thông, năng lượng; hạ tầng công nghệ số, dữ liệu; hạ tầng đô thị, đô thị thông minh; hạ tầng ứng phó biến đổi khí hậu; phát triển kinh tế biển, hành lang kinh tế ven biển và các giải pháp phát triển bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Ba là, phát huy vai trò của trí thức trẻ Việt Nam trong xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế: thảo luận các giải pháp bảo tồn, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa địa phương, vùng và quốc gia; phục hồi và phát triển du lịch; áp dụng chuyển đổi số trong quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam; phát triển công nghiệp văn hóa.
Bốn là, nâng cao năng lực phòng, chống dịch bệnh, gắn với đổi mới hệ thống y tế, giải pháp hoàn thiện mạng lưới cơ sở y tế các cấp, nâng cao chất lượng cán bộ y tế cấp cơ sở, chuyển giao ứng dụng khoa học công nghệ giúp khám, chữa bệnh, tầm soát bệnh sớm; cơ chế, chính sách, chiến lược đầu tư toàn diện, đồng bộ hệ thống y tế.
Kết thúc Diễn đàn, các đại biểu sẽ thông qua Báo cáo đề xuất, khuyến nghị của Diễn đàn trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu lần V nhằm góp phần tham gia thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; tham gia thực hiện các mục tiêu phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội đất nước sau đại dịch.
Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến; Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung và Bí thư Thứ nhất Trung ương Đoàn Nguyễn Anh Tuấn tặng hoa cho đại diện Mạng lưới trí thức trẻ Việt Nam tại Diễn đàn Trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu lần thứ IV, năm 2021. |
Bên cạnh đó, ra mắt Ban Chấp hành Mạng lưới Trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu giai đoạn 2022-2025, nhằm phát huy vai trò và liên kết thành mạng lưới các trí thức trẻ trên toàn cầu vì mục tiêu xây dựng Việt Nam giàu mạnh, văn minh; hướng tới hình thành các CLB Trí thức trẻ tại các tỉnh, thành phố. Xây dựng định hướng hoạt động của Mạng lưới Trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu trong giai đoạn 2022 – 2025; hình thành các nhóm nghiên cứu, đề tài nghiên cứu của Mạng lưới.
Diễn đàn do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức với sự tham gia của Nhà tài trợ vàng là Ngân hàng Vietinbank.
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại