Đẩy mạnh phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênCông dân làm thủ tục cấp CCCD tại Công an huyện Ba Vì. Ảnh: bavi.hanoi.gov.vn |
Mới đây, UBND huyện Ba Vì đã tổ chức Hội nghị trực tuyến nghe đánh giá tiến độ và triển khai một số nội dung Đề án 06 về Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 -2025, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn huyện. Đồng chí Đỗ Mạnh Hưng – Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện chủ trì hội nghị.
Tính đến tháng 7/2022, trên địa bàn huyện Ba Vì đã thành lập 31/31 Ban Chỉ đạo xã, thị trấn và 209 tổ công tác ở thôn xóm, khu dân cư ban hành Kế hoạch triển khai Đề án số 06 và Quyết định thành lập Tổ công tác thực hiện nhiệm vụ Đề án số 06 tại cấp cơ sở. Các đơn vị chức năng đã thực hiện các nhiệm vụ được giao theo kế hoạch.
Trong đó, Công an huyện đã tiếp nhận, giải quyết 172 trường hợp đăng ký thường trú, điều chỉnh thông tin cư trú 18 hồ sơ; khai báo thông tin cư trú 1 hồ sơ, tách hộ 9 hồ sơ, xác nhận thông tin về cư trú 20 hồ sơ, xóa đăng ký thường trú 14 hồ sơ. Kết quả công tác cấp thẻ CCCD có gắn chíp điện tử, tính đến ngày 21/7 trên địa bàn huyện còn tổng số 9506 trưởng phải thu nhận để cấp CCCD gắn chíp.
Để khẩn trương hoàn thành chỉ tiêu thu nhận hồ sơ cấp CCCD, đảm bảo hoàn thành xong trước ngày 25/8/2022 theo chỉ đạo của TP, công an huyện đã triển khai 3 tổ cấp CCCD 1 tổ tại trụ sở công an huyện, 2 tổ lưu động tại các xã thi trấn trong thời gian từ ngày 25/7/2022 đến hết ngày 31/8/2022, mỗi ngày chia làm 4 ca liên tục từ 7h đến 23h. Tính đến ngày 5/8/2022, công an huyện đã thu nhận được 3525/9506 trường hợp, đạt tỷ lệ 37%. Kết quả thu nhận hồ sơ cấp mã định danh điện tử là 3525 trường hợp, còn lại 92909 trường hợp đạt tỷ lệ 58%. Trong đó, các xã có chỉ tiêu cao như Ba Vì, Khánh Thượng, Minh Châu, Đông Quang, Vân Hòa…các xã thực hiện chỉ tiêu thấp là Phú Châu, Châu Sơn, Tản Hồng, Phú Phương, Thái Hòa….
Trong quá trình thực hiện, một số vướng mắc cũng đã được đại diện các đơn vị và các xã thị trấn thảo luận, báo cáo nội dung triển khai, thực hiện Đề án của đơn vị mình. Các địa phương trong huyện nêu ra những khó khăn cần hỗ trợ khắc phục trong thời gian tới như: Công tác rà soát các đối tượng học sinh đủ 18 tuổi thay đổi hàng ngày, máy thu nhận vân tay hoạt động chậm ảnh hưởng đến tiến độ, một số trường hợp ốm chết, đi tù, sai cấu trúc sinh trắc học …
Đồng chí Đỗ Mạnh Hưng – Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện yêu cầu các đồng chí trong Ban Chỉ đạo 06, tổ giúp việc Ban Chỉ đạo của huyện, các xã thị trấn và các cơ quan, đơn vị tiếp tục triển khai tốt các nội dung nhiệm vụ, tăng cường công tác tuyên truyền trên hệ thống phát thanh từ huyện đến thôn và các kênh tuyên truyền khác về vai trò tầm quan trọng của việc cấp CCCD gắn chíp và định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia để công dân nắm bắt và thực hiện, đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính, xem xét đến việc hỗ trợ việc đưa, đón đối với công dân là người già yếu, tàn tật; đẩy mạnh việc thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 3-4 trong thực hiện các thủ tục hành chính;…. đối với các địa phương cần đến từng ngõ – gõ từng nhà, giao việc cụ thể cho từng người và có đánh giá chấm điểm thi đua hàng tháng. Làm sao để các cấp các ngành thực sự vào cuộc, đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các chỉ tiêu đề án 06 xong trước ngày 31/8/2022 theo kế hoạch thành phố giao.
Theo Ban Chỉ đạo Đề án 06 thành phố Hà Nội, thực hiện Đề án 06 của Chính phủ, đến nay 100% UBND cấp huyện, cấp xã và thôn, tổ dân phố đã thành lập Ban Chỉ đạo Đề án 06 và Tổ công tác Đề án 06 để chỉ đạo triển khai các nhiệm vụ cụ thể tại cấp cơ sở. Đáng lưu ý, nhằm triển khai 25 nhóm dịch vụ công thiết yếu theo Đề án 06, đến nay thành phố đã hoàn thành triển khai 21/25 dịch vụ công với tổng số tiếp nhận và giải quyết hơn 500.000 hồ sơ trực tuyến qua Cổng dịch vụ công quốc gia. Đối với 4 dịch vụ công còn lại, thành phố đã chủ động đề xuất phương án đồng thời sẵn sàng phối hợp thực hiện triển khai theo hướng dẫn của các bộ, ngành chủ quản.
Kết quả thực hiện Đề án 06 của huyện Ba Vì và các địa phương khác trên toàn TP Hà Nội đã và đang góp phần đưa Hà Nội đi đầu trong các địa phương triển khai tốt, hiệu quả Đề án 06 của Chính phủ, tạo chuyển biến rõ nét trong cải cách thủ tục hành chính với phương châm lấy người dân và doanh nghiệp là trung tâm của chuyển đổi số.
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại