Kỳ cuối: Quyết liệt thực hiện Đề án, phục vụ tốt hơn người dân và doanh nghiệp
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênNgười dân đến Bộ phận Một cửa Sở Tư pháp Hà Nội thực hiện xin cấp Phiếu Lý lịch tư pháp |
Theo Sở Tư pháp, hàng năm Sở tiếp nhận, giải quyết hơn 80 nghìn hồ sơ cấp Phiếu lý lịch tư pháp. Trong đó hồ sơ nộp trực tuyến chiếm trên 90% qua Cổng Dịch vụ công Lý lịch tư pháp. Mặc dù tỷ lệ chậm muộn rất thấp nhưng chưa được kết nối, chia sẻ với Phần mềm nghiệp vụ Lý lịch tư pháp, Cổng Dịch vụ công, Một cửa điện tử TP, khiến công dân, công chức phải nhập dữ liệu nhiều lần trên nhiều phần mềm, tốn giấy tờ, thời gian trong nộp hồ sơ, tiếp nhận, xác minh, giải quyết.
Do đó, từ tháng 3 đến tháng 5-2022, Sở Tư pháp sẽ dự thảo Quy trình tiếp nhận, giải quyết thủ tục qua Cổng Dịch vụ công, Một cửa điện tử TP tích hợp, chia sẻ với Phần mềm Lý lịch tư pháp, Cổng Dịch vụ công quốc gia, Cơ sở dữ liệu quốc gia dân cư.
Sở Tư pháp, Sở Thông tin và truyền thông, Văn phòng UBND TP, Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia, Cục Công nghệ thông tin - Bộ Tư pháp, Cục Tin học hóa - Bộ Thông tin và truyền thông sẽ cung cấp dịch vụ trên Cổng Dịch vụ công, Một cửa điện tử TP kết nối, chia sẻ với Phần mềm Lý lịch tư pháp Cổng Dịch vụ công quốc gia, Cơ sở dữ liệu quốc gia dân cư.
Theo GĐ Sở Tư pháp Hà Nội Ngô Anh Tuấn, hiện tại người dân có 3 cách thức nộp hồ sơ xin cấp Phiếu Lý lịch tư pháp đó là: Dịch vụ công trực tuyến; nộp trực tiếp tại Bộ phận Một cửa của Sở; qua bưu chính công.
Tuy nhiên, nộp hồ sơ qua dịch vụ công trực tuyến thì chưa đáp ứng được, còn nộp qua dịch vụ bưu chính công thì còn nhiều bất cập trong việc nhận hồ sơ. Nhân viên bưu điện thường đi theo tuyến, gom đủ chuyến… nên sẽ không đáp ứng được yêu cầu của những người cần thủ tục sớm.
Vì thế, hàng ngày, Bộ phận Một cửa Sở Tư pháp nhận từ 300-350 hồ sơ xin cấp Phiếu lý lịch tư pháp. Đây là số lượng hồ sơ rất lớn, quá tải đối với số lượng cán bộ làm việc tại Phòng Lý lịch tư pháp, áp lực công việc rất cao… Do đó, Sở đang xúc tiến bước đầu xây dựng một quy trình điện tử trên cơ sở quy trình hiện hành thông thường như bây giờ và xin ý kiến chỉ đạo của Bộ Tư pháp.
Qua đó, Sở Tư pháp kiến nghị, đề xuất Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Thông tin và truyền thông, Văn phòng Chính phủ: Phối hợp, kết nối, chia sẻ cơ sở dữ liệu giữa các Hệ thống Dịch vụ công, Một cửa, Lý lịch tư pháp, Cơ sở dữ liệu dân cư; kết nối, chia sẻ cơ sở dữ liệu với Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát Nhân dân.
Đề nghị xây dựng ứng dụng trên thiết bị di động sử dụng phần mềm Android, IOS để công dân có thể truy cập Cổng Dịch vụ công quốc gia, Cổng Dịch vụ công Bộ, Ngành, Cổng Dịch vụ công TP nộp hồ sơ dịch vụ công trực tuyến trên điện thoại di động, máy tính bảng.
Đồng thời, đề nghị Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực, Cục Công nghệ thông tin tham mưu Bộ Tư pháp thực hiện các thủ tục theo quy định pháp luật ngân sách, đầu tư công, công nghệ thông tin, đấu thầu nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin, Phần mềm đăng ký và quản lý hộ tịch, Phần mềm Lý lịch tư pháp kết nối, chia sẻ Cổng Dịch vụ công, Một cửa điện tử TP, Cổng Dịch vụ công quốc gia, Cơ sở dữ liệu quốc gia dân cư, trong bối cảnh thời hạn giải quyết hồ sơ ngắn, số lượng hồ sơ, công dân, công chức sử dụng Phần mềm ngày càng nhiều.
Đề nghị Bộ Tư pháp xây dựng vị trí việc làm công nghệ thông tin tại các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp để có nguồn nhân lực có trình độ công nghệ thông tin, có kinh nghiệm, nghiệp vụ tư pháp sẵn sàng thực hiện kịp thời, hiệu quả các đề án, dự án, nhiệm vụ công nghệ thông tin.
Ngoài ra, Sở đề nghị khi chuyển từ Phần mềm, Hệ thống cũ sang Phần mềm, Hệ thống mới có giai đoạn chuyển tiếp, có sự kế thừa thông tin mà công chức và công dân đã cập nhật vào Phần mềm, Hệ thống cũ, bảo đảm Phần mềm, Hệ thống hoạt động ổn định, không bị gián đoạn, tránh lãng phí.
Theo Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc: “Đề án 06 là môi trường lý tưởng khi mà dữ liệu cá nhân đã được tổng hợp tòan bộ cơ sở dữ liệu này rồi, người dân đến cơ quan Nhà nước làm thủ tục hành chính chỉ cấn đánh mã số thì mọi thông tin cá nhân sẽ được hiển thị. Tuy nhiên, thực trạng có nhiều khó khăn, vướng mắc cho nên chúng ta cần hết sức bình tĩnh và sẵn sàng”.
Sở Tư pháp cho biết, để đảm bảo thành công của Đề án, Sở quyết liệt, triển khai thực hiện nghiêm túc, huy động sự vào cuộc của các phòng, ban, đơn vị, sự tham gia của người dân, DN để mang lại hiệu quả, lợi ích cho người dân và DN.
Kỳ 1: Chủ động thực hiện Đề án, phân công nhiệm vụ chủ trì tham mưu, phối hợp |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại