Dấu hiệu ung thư đại tràng giai đoạn 1
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênUng thư đại tràng là gì?
Đại tràng còn được gọi là ruột già, là một phần của hệ thống tiêu hóa. Đại tràng sẽ hấp thụ nước và chất dinh dưỡng từ thức ăn sau khi nó di chuyển qua dạ dày và ruột non của bạn. Chất thải rắn (phân) được lưu trữ trong ruột già trước khi chuyển đến trực tràng, cho đến khi nó ra khỏi cơ thể bạn qua hậu môn.
Ung thư đại tràng (còn gọi là ung thư đại trực tràng) xảy ra khi các tế bào bất thường bắt đầu phân chia và lan rộng đến các bộ phận khác của cơ thể. Ung thư đại tràng thường bắt nguồn từ các polyp lành tính. Về bản chất, polyp không phải là ung thư nhưng chúng có thể phát triển thành ung thư sau một khoảng thời gian.
Theo WHO, mỗi năm trên thế giới có khoảng 11 triệu người mắc mới và gần 7 triệu người tử vong do ung thư đại tràng. Mặc dù khá phổ biến nhưng đây là một trong những loại ung thư có thể điều trị thành công nếu được phát hiện ở những giai đoạn sớm. Do đó, bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra ngay khi phát hiện những dấu hiệu đầu tiên của bệnh.
7 Dấu hiệu ung thư đại tràng giai đoạn 1
Dấu hiệu ung thư đại tràng giai đoạn đầu thường không rõ ràng và rất dễ bị nhầm dẫn với các căn bệnh phổ biến khác. Tuy nhiên, nếu chú ý, bạn vẫn có thể phát hiện sớm bệnh nhờ các biểu hiện sau:
1. Đau bụng
Đau bụng là một trong những biểu hiện đầu tiên ở bệnh nhân ung thư đại tràng. Các cơn đau thường không có quy luật và có thể xuất hiện ở bất cứ thời điểm nào trong ngày. Cường độ đau ban đầu nhẹ và tăng dần theo thời gian.
2. Rối loạn tiêu hóa
Ung thư đại tràng có thể gây ra nhiều vấn đề ở hệ tiêu hóa như ợ hơi, ợ chua, hôi miệng, đau tức vùng bụng trước và sau khi ăn… Bên cạnh đó, bệnh còn dẫn đến cảm giác chán ăn, đầy bụng và khó tiêu. Rối loạn tiêu hóa trong thời gian kéo dài và không được điều trị có thể có thể khiến người bệnh cảm thấy đờ đẫn, mệt mỏi, thiếu sức sống.
3. Sút cân đột ngột và không rõ nguyên nhân
Sút cân một cách bất thường và ăn không ngon miệng có thể là dấu hiệu của ung thư đại tràng hoặc khối u ở các cơ quan tiêu hóa khác. Do đó, bạn nên cảnh giác nếu cân nặng giảm đột ngột mà không phải do ăn kiêng hoặc luyện tập.
4. Các rối loạn liên quan đến việc bài tiết phân
Đại tràng là cơ quan có nhiệm vụ bài tiết phân trong quá trình tiêu hóa. Do đó, người mắc ung thư đại tràng giai đoạn đầu thường gặp phải các vấn đề như phân lỏng và táo bón kéo dài.
Bên cạnh đó, ung thư đại tràng cũng khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn khi đi đại tiện. Cụ thể, người bệnh thường bị đau quặn, đi xong vẫn muốn đi tiếp, phân kèm theo chất nhầy hoặc máu…
5. Phân có kích thước bất thường
Ung thư đại tràng giai đoạn đầu có thể khiến phân mỏng và hẹp hơn so với bình thường. Nguyên nhân là do phân bị chặn lại bởi khối u ung thư khiến kích thước và hình dạng của chúng bị thay đổi. Phân có kích thước mỏng như cây bút chì là dấu hiệu cho thấy phân phải đi qua khối u trước khi ra ngoài.
6. Có máu lẫn trong phân
Máu lẫn trong phân cũng là một dấu hiệu cảnh báo ung thư đại tràng giai đoạn đầu mà bạn cần chú ý. Máu kèm theo phân do ung thư đại tràng thường là máu đỏ thẫm lẫn với dịch nhầy và mủ.
7. Mệt mỏi và suy nhược cơ thể
Đây là dấu hiệu dễ bị bỏ qua nhất của ung thư đại tràng giai đoạn đầu. Tình trạng đại tiện ra máu kéo dài có thể khiến người bệnh gặp phải tình trạng thiếu máu và dẫn đến mệt mỏi. Bên cạnh đó, bệnh cũng khiến cho người bệnh có cảm giác kiệt sức và suy nhược cơ thể dù không lao động nặng nhọc.
Phòng ngừa ung thư đại tràng
Thăm khám sức khỏe định kỳ và kiểm tra đại trực tràng thường xuyên là cách tốt nhất để phòng tránh ung thư đại tràng. Ngoài ra, để ngăn ngừa bệnh, bạn cũng nên thực hiện các biện pháp sau:
-
Xây dựng chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh: Bạn nên hạn chế lượng thịt đỏ (như thịt bò, thịt cừu) trong bữa ăn hàng ngày. Theo nghiên cứu, ăn quá 160 gram thịt đỏ mỗi ngày có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư đại tràng lên gấp 3 lần. Thậm chí, rủi ro sẽ còn cao hơn nếu thịt đỏ được chế biến bằng các hình thức như chiên, nướng, xông khói, dăm bông và xúc xích.
-
Tăng cường các món ăn giàu chất xơ như rau xanh và trái cây: Thực phẩm giàu chất xơ sẽ giúp tăng khả năng tiêu thụ acid folic, giảm pH trong lòng đại tràng, giảm thời gian ứ đọng phân và chống lại hiện tượng oxy hóa.
-
Hạn chế tối đa tiêu thụ các loại thức uống có cồn và từ bỏ ngay thói quen hút thuốc lá
-
Thường xuyên vận động, luyện tập thể dục, thể thao.
Để tránh nhầm lẫn với các căn bệnh khác dẫn đến điều trị sai cách, bạn nên đến thăm khám tại các bác sĩ chuyên khoa khi phát hiện các dấu hiệu đầu tiên của bệnh. Hy vọng các thông tin vừa chia sẻ đã giúp bạn hiểu và nhận biết được các dấu hiệu ung thư đại tràng giai đoạn đầu và có cuộc sống khỏe mạnh, hạnh phúc hơn.
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại