Dấu hiệu nhận biết ung thư miệng
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênKhoang miệng có vai trò nhai nghiền thức ăn, đồng thời phơi nhiễm với các tác nhân gây ung thư như kích thích hóa học và cơ học: thuốc lá, rượu bia và thức ăn, răng có bờ sắc cạnh…
Do triệu chứng ung thư miệng khá giống với các bệnh lý viêm nhiễm tại miệng nên người bệnh thường đến bệnh viện khi bệnh đã ở giai đoạn muộn.
Dấu hiệu nhận biết ung thư miệng
Ung thư miệng nếu được phát hiện sớm có thể cải thiện kết quả điều trị. Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết ung thư miệng bạn không nên bỏ qua:
- Các đốm đỏ hoặc trắng trong khoang miệng và/hoặc họng
Vết loét đóng vảy ở miệng hoặc cổ họng không lành trong vòng hai tuần là dấu hiệu nhận biết ung thư miệng.
- Hình thành các u nhỏ
Sự hình thành các khối u nhỏ bên trong khoang miệng và dày niêm mạc miệng có thể là dấu hiệu nhận biết ung thư miệng.
- Sự ăn mòn xung quanh môi và lợi
Trong ung thư miệng, các mô của bề mặt trên của môi và lợi bị mòn đi, dẫn đến mất mô ở những bộ phận này.
- Mất cảm giác bên trong khoang miệng
Tê, mất cảm giác và cảm giác bên trong khoang miệng cũng là một trong những dấu hiệu nhận biết của ung thư miệng.
- Các vết loét đau
Trong giai đoạn ban đầu của ung thư miệng, vết loét và các vết thương thường không đau. Nhưng với sự tiến triển của bệnh, những vết loét này dẫn đến đau đớn không thể chịu nổi. Đau thường tăng nếu vết loét bị rách và chảy máu trong khi ăn.
- Răng lung lay và hôi miệng
Triệu chứng này có thể phát triển ở một số bệnh nhân. Đau loét trong lợi có thể là nguyên nhân gây mất răng và có mùi hôi bên trong miệng.
- Rối loạn ngôn ngữ
Nếu ung thư miệng lan ra và ảnh hưởng đến cổ họng, nạn nhân có thể bị các vấn đề về lời nói. Thêm vào đó, chất lượng giọng nói cũng có thể thay đổi do sự phát triển của ung thư miệng.
- Giảm cân nghiêm trọng
Đây là dấu hiệu nhận biết ung thư miệng phổ biến mà có thể nhận thấy ở hầu hết các dạng ung thư. Trong ung thư miệng, khó nuốt (do đau nhức và bất động lưỡi) có thể là nguyên nhân quan trọng gây giảm cân.
Phòng ngừa ung thư miệng thế nào?
Để phòng ung thư miệng bằng cách loại trừ các nguy cơ này, người bệnh có thể phòng tránh ung thư miệng hiệu quả hơn.
Ngoài ra, để phòng và phát hiện sớm hiệu quả ung thư miệng cần giữ vệ sinh răng miệng. Vì tình trạng răng miệng kém vệ sinh có thể dẫn đến giảm khả năng miễn dịch của cơ thể trong việc chống lại các tế bào ung thư.
Bởi vậy việc giữ gìn vệ sinh răng miệng là rất quan trọng để phòng tránh bệnh ung thư miệng. Cần đánh răng và dùng chỉ nha khoa để xỉa răng thường xuyên sau mỗi bữa ăn. Và cần thực hiện kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ ít nhất 2 lần/năm.
Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh kết hợp với hoạt động thể dục thể thao giúp cho cơ thể tăng sức miễn dịch, bảo vệ cơ thể trước nguy cơ bệnh tật. Để tăng cường sức khỏe và ngừa nguy cơ ung thư miệng, bạn cần nhiều loại trái cây và rau quả trong chế độ ăn hàng ngày. Các vitamin và chất chống oxy hóa chứa trong các loại thực phẩm này được chứng minh có thể giúp giảm nguy cơ phát triển bệnh ung thư miệng.
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại