Thứ ba 26/11/2024 03:57

Đảm bảo nguồn lương thực, thực phẩm phục vụ tốt nhu cầu của người dân Thủ đô dịp cuối năm

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Quyền Giám đốc Sở Công thương Hà Nội Trần Thị Phương Lan nhấn mạnh: “Chúng tôi cũng tiếp tục duy trì, thực hiện phương án bảo đảm sản phẩm thiết yếu đã xây dựng, trong đó lượng hàng hóa ký kết tăng 2-3 lần so với ngày thường vừa đảm bảo nhu cầu người dân trong dịp Tết, vừa để sẵn sàng ứng phó với dịch COVID-19”.
Hà Nội chủ động các giải pháp đảm bảo cung cầu hàng hóa, ổn định thị trường dịp cuối năm.
Hà Nội chủ động các giải pháp đảm bảo cung cầu hàng hóa, ổn định thị trường dịp cuối năm

Chỉ còn 2 tháng nữa là Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, để chủ động nguồn lương thực, thực phẩm phục vụ tốt nhu cầu của người dân, TP Hà Nội đã chủ động các giải pháp đảm bảo cung cầu hàng hóa, ổn định thị trường.

Theo Sở Công thương Hà Nội, Kế hoạch phục vụ Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022 của TP Hà Nội, ước tính tổng giá trị hàng hóa phục vụ Tết năm nay sẽ đạt khoảng 39.000 tỷ đồng, tương đương với kế hoạch phục vụ tết năm 2021, kể cả trong điều kiện dịch bệnh diễn biến phức tạp như hiện nay.

Đây là thời điểm kinh doanh sôi động nhất trong năm, là cơ hội để các doanh nghiệp tiêu thụ hàng hóa, tăng doanh thu. Vì vậy, các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội đang nước rút chuẩn bị hàng hóa cho giai đoạn kinh doanh cao điểm này.

Để bảo đảm cân đối cung - cầu, ổn định thị trường hàng hóa, Sở Công thương Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị sản xuất, kinh doanh trên địa bàn chủ động xây dựng kế hoạch tìm kiếm, khai thác nguồn hàng của Hà Nội từ các tỉnh, thành phố, triển khai phương án dự trữ hàng hóa đảm bảo đủ nguồn hàng phục vụ Tết. Tổ chức các điểm bán, các chương trình bán hàng phục vụ đầy đủ nhu cầu tiêu dùng của người dân.

Cũng theo Sở Công thương Hà Nội, trong bối cảnh dịch vẫn tiếp tục phức tạp, nhằm đảm bảo an toàn phòng chống dịch trong sản xuất, kinh doanh, giao nhận, vận chuyển hàng hóa, Sở Công thương đã có hướng dẫn các đơn vị sản xuất, kinh doanh, vận chuyển hàng hóa trên địa bàn triển khai các biện pháp phòng chống dịch COVID-19.

Ngoài ra, Sở có hướng dẫn 4019/SCT-QLTM về kinh doanh thương mại dịch vụ an toàn lĩnh vực công thương của Sở Công thương; Hướng dẫn 4016/HD-SCT về quy trình vận chuyển, giao nhận hàng hóa bảo đảm an toàn phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn TP Hà Nội và Hướng dẫn số 3733/HD-SCT quy trình đóng cửa, ngừng hoạt động và mở cửa trở lại đối với các điểm bán khi xuất hiện trường hợp F0 tại điểm bán trên địa bàn TP Hà Nội...

Theo đó, hoạt động phân phối hàng hóa sẽ được phát triển rộng khắp với nhiều hình thức, không chỉ được thực hiện qua kênh bán hàng truyền thống, trung tâm thương mại, siêu thị, chợ, tạp hóa... mà còn được tổ chức qua kênh đa phương tiện như website, hotline, app; Với khoảng 35 doanh nghiệp và 565 địa điểm cung ứng hàng hóa thiết yếu bán hàng theo hình thức trực tuyến.

Trong trường hợp cần thiết khi xảy ra dịch, bệnh trên địa bàn, có thể sử dụng 2.500 địa điểm tại các quận huyện sẵn sàng bố trí làm kho và điểm bán hàng lưu động, các điểm trung chuyển hàng hóa đã dự kiến.

Tiếp đến, chuyển các địa điểm bán các mặt hàng không thiết yếu (siêu thị, cửa hàng, nhà hàng) sang bán hàng hóa thiết yếu để phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân và bộ tiêu chí an toàn trong sản xuất kinh doanh trên địa bàn thành phố.

Ngành Công thương cũng triển khai tổ chức các hoạt động kích cầu tiêu dùng phục vụ Tết theo các hình thức phù hợp, thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 theo quy định của Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương cũng như chỉ đạo của thành phố Hà Nội.

Đẩy mạnh hỗ trợ triển khai các hoạt động liên kết vùng, kết nối cung cầu hàng hóa giữa các tỉnh, thành phố theo những hình thức phù hợp, thích ứng an toàn với dịch bệnh, để tạo nguồn cung hàng hóa ổn định phục vụ đầy đủ nhu cầu người dân dịp cuối năm và Tết; Khuyến khích các đơn vị tổ chức sự kiện, các doanh nghiệp tổ chức các hội chợ Tết bằng các hình thức phù hợp với tình hình dịch bệnh...

Bà Trần Thị Phương Lan, Quyền Giám đốc Sở Công thương Hà Nội Trần Thị Phương Lan cho biết, Sở Công thương đã đề nghị các đơn vị liên quan theo dõi sát diễn biến cung-cầu, giá cả hàng hóa trên thị trường, đặc biệt là các mặt hàng có thể mất cân đối cung-cầu do nhu cầu đột biến từ dịch bệnh để kịp thời tham mưu TP Hà Nội, Bộ Công thương có biện pháp xử lý.

Sở Công thương tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá về các chương trình, sự kiện, các điểm bán hàng, kênh bán hàng đa phương tiện…phục vụ Tết trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân trên địa bàn biết, tham gia mua sắm thuận tiện.

Theo bà Trần Thị Phương Lan, các doanh nghiệp đã chủ động có phương án cung ứng hàng hoá, các địa phương đã có kinh nghiệm ứng phó tốt hơn và cũng đã có kế hoạch triển khai các chương trình bình ổn thị trường. “Kỳ vọng trong mùa kinh doanh cuối năm nay, thị trường hàng hóa sẽ ít có biến động bất thường, đáp ứng nhu cầu của người dân và đặc biệt là đảm bảo các điều kiện phòng, chống dịch COVID-19”, bà Phương Lan nhấn mạnh.

Minh Phong
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động