Đại diện Bộ Xây dựng nói về Thông tư 09
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênCác bị cáo tại toà. |
Về vấn đề này, đại diện Bộ Xây dựng cho biết, Thông tư 09 không quy định nhà thầu nào, chỉ quy định chung là hợp đồng giữa chủ đầu tư và nhà thầu, được hiểu là bao gồm cả nhà thầu nước ngoài.
Theo đại diện của Bộ Xây dựng, Thông tư 09 đã nêu rõ, đối với các Hợp đồng do nhà thầu nước ngoài thực hiện thì chỉ cho phép điều chỉnh đối với phần việc do thầu phụ trong nước thực hiện.
“Như vậy lại mâu thẫu với Thông tư 09?”, HĐXX hỏi. Đại diện Bộ Xây dựng cho rằng, do quan điểm quản lý lúc bấy giờ, bù giá là chỉ bù cho những nhà thầu trong nước thực hiện.
Thông tư 09 quy định, các loại vật liệu xây dựng được điều chỉnh (tăng, giảm) giá, bao gồm xăng, dầu, sắt thép các loại (bao gồm cả cáp thép, ống thép các loại), nhựa đường, xi măng, cát, đá, sỏi, gạch các loại, dây điện, cáp điện các loại, gỗ các loại (bao gồm cả cốp pha gỗ, cửa gỗ các loại), kính các loại.
Điều chỉnh hình thức giá hợp đồng trọn gói, giá hợp đồng theo đơn giá cố định sang hình thức giá hợp đồng theo giá điều chỉnh, cần xác định rõ các nội dung điều chỉnh, phạm vi điều chỉnh và chỉ được tính từ thời điểm có biến động giá do chủ đầu tư và nhà thầu xác định phù hợp với tiến độ thực hiện.
Điều chỉnh giá vật liệu xây dựng được xác định cho từng hợp đồng thi công xây dựng công trình, từng gói thầu và cho cả dự án. Phần chi phí bổ sung do điều chỉnh giá vật liệu xây dựng được xác định bằng dự toán chi phí xây dựng bổ sung và là căn cứ để điều chỉnh giá hợp đồng, giá gói thầu, điều chỉnh dự toán công trình và điều chỉnh tổng mức đầu tư.
Theo cáo trạng, cựu Tổng Giám đốc Cty CP Gang thép Thái Nguyên Trần Trọng Mừng và các cá nhân có liên quan thuộc TISCO, VNS biết rõ và xác định không có căn cứ để điều chỉnh hợp đồng EPC số 01, điều chỉnh chi phí tăng thêm của phần C, các bên đều phải có nghĩa vụ tuân thủ nghiêm túc, tôn trọng các điều khoản đã ký trong hợp đồng EPC số 01#.
Ngoài ra, TISCO chỉ dựa trên sự giới thiệu của Bộ Công Thương tại văn bản số 4320/BCT-CNNg ngày 14-5-2009 mà không tiến hành thẩm định và cũng không có căn cứ pháp lý nào để xác định VINAINCON có đủ năng lực làm nhà thầu phụ thực hiện phần C của hợp đồng EPC số 01#.
Nhưng cựu Tổng Giám đốc Trần Trọng Mừng vẫn chỉ đạo các bị cáo khác tham mưu, ký kiểm soát để bị cáo ký văn bản có nội dung báo cáo Bộ Công Thương và VNS, đề nghị báo cáo Chính phủ phê duyệt chủ trương: Chọn VINAINCON làm nhà thầu phụ thực hiện phần C và được phép điều chỉnh chi phí thực hiện phần C cho nhà thầu phụ Việt Nam.
Việc chủ đầu tư trực tiếp quản lý chi phí phần C, đồng thời đứng ra làm trung gian giám sát việc ký, thực hiện hợp đồng thầu phụ thực hiện phần C ký giữa MCC và thầu phụ VINAINCON là không có cơ sở pháp lý, không đúng quy định của Hợp đồng EPC số 01#.
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại