Cựu Thượng tá Hồ Anh Sơn liên quan đến Việt Á sắp hầu tòa
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênBị cáo Phan Quốc Việt. Ảnh: CACC |
Tòa án Quân sự Thủ đô Hà Nội chuẩn bị mở phiên tòa xét xử sơ thẩm với cựu Thượng tá Hồ Anh Sơn cùng 6 bị cáo có liên quan đến vụ án xảy ra tại Cty Việt Á, Học viện Quân y vào ngày 27/12, phiên tòa dự kiến được diễn ra trong 3 ngày.
HĐXX gồm: Trung tá Vũ Đức Việt, Chủ tọa phiên tòa; Thẩm phán: Thượng tá Đoàn Thị Phương và Thẩm phán dự khuyết: Thượng tá Đỗ Ngọc Bình; 3 Hội thẩm quân nhân và 2 Hội thẩm quân nhân dự khuyết.
Về phía đại diện Viện Kiểm sát quân sự Thủ đô Hà Nội gồm có 2 Kiểm sát viên: Trung tá Ngô Quang Huy và Đại uý Tạ Thị Thuý Hòa.
7 bị cáo trong vụ án gồm: Trịnh Thanh Hùng, SN 1966, trú tại quận Cầu Giấy, Hà Nội; cựu Phó Vụ trưởng Vụ KH&CN các ngành kinh tế - kỹ thuật, Bộ KH&CN; Hồ Anh Sơn, SN 1976, trú tại quận Hà Đông, Hà Nội; cựu Thượng tá, Phó Giám đốc Viện nghiên cứu y dược học quân sự, Học viện Quân y; Phan Quốc Việt, SN 1980, trú tại quận 4, TP Hồ Chí Minh; Tổng Giám đốc Cty CP Việt Á; Nguyễn Văn Hiệu, SN 1967, trú tại quận Hà Đông, Hà Nội; cựu Đại tá, Trưởng phòng Phòng trang bị - Vật tư, Học viện Quân y; Ngô Anh Tuấn, SN 1980, trú tại quận Hà Đông, Hà Nội; cựu Thiếu tá, Trưởng phòng Phòng Tài chính, Học Viện quân y; Lê Trường Minh, SN 1982, trú tại quận Hà Đông, Hà Nôi; cựu Thiếu tá, Trưởng Ban Hoá dược, Phòng Trang bị - Vật tư, Học Viện quân y và Vũ Đình Hiệp, SN 1986, trú tại TP Dĩ An, tỉnh Bình Dương; cựu Phó Tổng giám đốc Cty CP Công nghệ Việt Á, về các tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”.
Trong vụ án này có duy nhất bị cáo Phan Quốc Việt cùng bị truy tố và đưa ra xét xử cả 2 tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”.
Bị hại được xác định là Học viện Quân y. Những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ án, có Công ty TNHH khoa học Hợp Nhất, Cục Tài chính (Bộ Quốc phòng)… Bị đơn dân sự là Cty CP công nghệ Việt Á và nhiều người làm chứng đã được phía Tòa án xác định.
Theo cáo trạng truy tố của VKS Quân sự Trung ương, khi dịch COVID-19 xuất hiện ở nước ngoài và có nguy cơ cao lây lan vào Việt Nam, Ban Giám đốc Học viện Quân y có văn bản gửi Bộ KH-CN về việc đề xuất nhiệm vụ phát triển kit chẩn đoán viêm phổi do vi rút corona.
Do vụ lợi cá nhân nên Trịnh Thanh Hùng đã thông đồng với Phan Quốc Việt và Hồ Anh Sơn để đưa Công ty Việt Á vào tham gia đề tài với vai trò là cơ quan phối hợp, sản xuất 20.000 test kit thử nghiệm và sau đó để Việt Á được cấp phép, sản xuất thương mại trái pháp luật bộ kit.
Trong vụ án này, cáo trạng nêu rõ Hồ Anh Sơn là người lợi dụng chức vụ quyền hạn, vụ lợi cá nhân trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Hồ Anh Sơn đã thông đồng với Trịnh Thanh Hùng, Phan Quốc Việt trong việc không sử dụng quy trình nghiên cứu của Học viện Quân y để Công ty Việt Á sản xuất 20.000 test thử nghiệm theo nhiệm vụ đề tài.
Hồ Anh Sơn thực hiện yêu cầu của Hùng làm văn bản của Học viện Quân y đề nghị Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đánh giá thử nghiệm kit của đề tài nhưng Hồ Anh Sơn lại thống nhất với Hùng và Phan Quốc Việt sử dụng kit của Việt Á cung cấp (không sản xuất theo quy trình nghiên cứu của Học viện Quân y) để đưa đi thử nghiệm, nghiệm thu đề tài trái pháp luật. Hồ Anh Sơn bị xác định là người thực hành tích cực, được Phan Quốc Việt chi cho hơn 2,4 tỷ đồng.
Ngoài ra, bị cáo Sơn là người lợi dụng chức vụ, quyền hạn, vụ lợi cá nhân trong việc mua, bán tăm bông, ống môi trường dán nhãn Viện nghiên cứu y dược học quân sự (Học viện Quân y) và cung cấp cho Việt Á để bán cho các cơ quan, tổ chức sử dụng phòng chống dịch, qua đó được hưởng lợi trái phép hơn 2,1 tỷ đồng.
Giám đốc CDC Bắc Giang trả lại 2 sổ tiết kiệm trị giá 5 tỷ đồng | |
Sắp xét xử đại án kit test Việt Á |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại