Thứ ba 21/03/2023 14:51

“Củng cố Cộng đồng, vượt qua khó khăn, phát huy vị thế”

Về Hội nghị hẹp Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN, Đại sứ Vũ Hồ, Quyền Trưởng SOM ASEAN có cuộc trả lời các cơ quan báo chí...
“Củng cố Cộng đồng, vượt qua khó khăn, phát huy vị thế”
Đại sứ Vũ Hồ, Quyền Trưởng SOM ASEAN. Ảnh: TTXVN

- Xin ông cho biết ý nghĩa và kết quả của các Hội nghị lần này?

- Đây là những hoạt động đầu tiên có ý nghĩa định hướng quan trọng cho ASEAN trong cả năm 2023.

Các hội nghị diễn ra trong bối cảnh tình hình đang đặt ra cho ASEAN nhiều bài toán phải giải quyết, từ cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, bất ổn và nguy cơ suy thoái kinh tế, các vấn đề phi truyền thống đến diễn biến phức tạp tại nhiều điểm nóng. Do đó, điều quan trọng nhất là làm sao duy trì đoàn kết, vai trò trung tâm và nâng cao khả năng ứng phó của ASEAN trước tác động cộng hưởng của rất nhiều thách thức cả bên trong và bên ngoài.

Với chủ đề được Indonesia lựa chọn cho năm 2023 “Một ASEAN Tầm vóc: Tâm điểm của tăng trưởng”, các nước đã thảo luận tích cực, thống nhất các ưu tiên của ASEAN trong năm nay và nỗ lực tìm kiếm giải pháp cho nhiều vấn đề mà ASEAN đang phải đối mặt. Các Hội nghị lần này đã đạt được các kết quả chính sau:

Một là, trong 2023, ASEAN sẽ chú trọng hợp tác bảo đảm an ninh năng lượng, an ninh lương thực, tự cường y tế và ổn định tài chính-kinh tế. Những vấn đề này không chỉ phù hợp quan tâm và lợi ích của các nước mà còn được kỳ vọng sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng mạnh mẽ và bền vững ở khu vực, duy trì vị thế của ASEAN là động lực tăng trưởng toàn cầu, nâng cao năng lực ứng phó và tự cường của ASEAN trong môi trường khu vực, quốc tế đầy biến động.

Để thực hiện thành công các ưu tiên đề ra, các nước đều cho rằng hơn bao giờ hết, ASEAN cần một môi trường hòa bình, ổn định, thuận lợi cho phục hồi và phát triển. ASEAN cần giữ vững độc lập, tự cường, duy trì đoàn kết, phát huy vai trò trung tâm, đề cao đối thoại, hợp tác, hành xử trách nhiệm phù hợp với luật pháp quốc tế, và khuyến khích các đối tác đóng góp xây dựng, cùng giải quyết các thách thức chung.

Hai là, Cộng đồng ASEAN vững mạnh. Trong đó, các nước đặc biệt nhấn mạnh yêu cầu cấp thiết nâng cao năng lực thể chế của ASEAN để từng bước chuẩn bị cho giai đoạn phát triển tiếp theo của ASEAN; theo đó, trước mắt sẽ nghiên cứu biện pháp tăng cường chức năng, vai trò của một số cơ quan trong ASEAN, nâng cao hiệu quả của cơ chế ra quyết định và thúc đẩy các giải pháp huy động nguồn lực.

Ba là, trên cơ sở các quyết định của Lãnh đạo ASEAN tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 40, 41 vừa qua, các Bộ trưởng đã thảo luận cụ thể về kế hoạch triển khai Đồng thuận 5 điểm về Myanmar, khẳng định tiếp tục hỗ trợ Myanmar tìm kiếm giải pháp hòa bình và bền vững vì lợi ích của người dân Myanmar, nhấn mạnh cần sớm chấm dứt bạo lực, thúc đẩy đối thoại giữa các bên liên quan.

Hội nghị đã hoàn tất Tài liệu hướng dẫn quy chế quan sát viên cho Timor Leste và nhất trí xây dựng lộ trình kết nạp nước này. Sự tham dự lần đầu tiên của Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác Timor Leste với tư cách quan sát viên cả ở Hội nghị Hội đồng Điều phối ASEAN và Hội nghị hẹp Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN là dấu mốc quan trọng trong quá trình chuẩn bị và hỗ trợ Timor Leste trở thành thành viên đầy đủ của ASEAN.

Cuối cùng, trên tinh thần cởi mở và thẳng thắn, các nước đã chia sẻ quan điểm về nhiều vấn đề được quan tâm ở khu vực và thế giới, từ những điểm nóng tiềm ẩn nhiều hệ lụy phức tạp như Biển Đông, Myanmar, xung đột Nga-Ucraina đến các thách thức đang nổi lên hiện nay như biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh, môi trường….Nhìn chung, các nước đều nhận định ASEAN cần duy trì đoàn kết, củng cố lập trường nguyên tắc, đồng thời có sự chuẩn bị sẵn sàng để ứng phó kịp thời và hiệu quả với những biến động khó lường, có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

- Xin ông cho biết sự tham gia và đóng góp của đoàn Việt Nam?

- Ngay từ sớm, chúng ta đã khởi động quá trình chuẩn bị tổng thể cho sự tham gia của Việt Nam trong cả năm 2023, trong đó các Hội nghị lần này được đánh giá có ý nghĩa rất quan trọng với cả ASEAN và Việt Nam. Phát huy tinh thần chủ động, tích cực, trách nhiệm, linh hoạt và sáng tạo, đoàn Việt Nam do Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn dẫn đầu đã tham gia, đóng góp nhiều ý kiến quan trọng tại các Hội nghị, thúc đẩy hợp tác ASEAN và với các đối tác, góp phần vào thành công chung của các Hội nghị.

Thứ nhất, không chỉ cùng các nước tham gia thảo luận, xác định các trọng tâm, ưu tiên của ASEAN, Việt Nam đã chủ động đề xuất nhiều sáng kiến thiết thực, phù hợp quan tâm chung của các nước và khu vực. Bộ trưởng đã thông báo kế hoạch Việt Nam tổ chức một số hoạt động về thúc đẩy phục hồi bao trùm trong ASEAN, ứng phó biến đổi khí hậu, chuyển đổi năng lượng, cũng như một số hoạt động hợp tác với các đối tác như Ngày ASEAN-Hàn Quốc, họp ASEAN-Trung Quốc về thực hiện DOC…

Thứ hai, trong tổng thể các nỗ lực xây dựng Cộng đồng, Bộ trưởng nhấn mạnh ý nghĩa của một Cộng đồng thực sự phục vụ người dân và vì lợi ích của người dân. Theo đó, Bộ trưởng đề nghị ASEAN chú trọng và dành nhiều quan tâm hơn tới hợp tác và phát triển đồng đều, bao trùm tại các tiểu vùng, góp phần bảo đảm người dân được thụ hưởng một cách công bằng các thành quả của tiến trình xây dựng Cộng đồng.

Thứ ba, chia sẻ quan ngại chung của các nước về các biến động phức tạp và khó lường, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đã chủ động nêu quan điểm, lập trường của Việt Nam về nhiều vấn đề tác động trực tiếp đến ASEAN và hòa bình, an ninh ở khu vực. Những chia sẻ của Việt Nam về Biển Đông, Myanmar… được đánh giá cân bằng, xây dựng, thúc đẩy các giá trị đối thoại, hợp tác, đề cao luật pháp quốc tế, vừa phát huy tinh thần đoàn kết, tương trợ, vừa củng cố lập trường nguyên tắc của ASEAN.

Đoàn Việt Nam cũng tích cực tham gia thảo luận, góp phần tạo dựng đồng thuận của ASEAN về nhiều quyết định quan trọng như về các biện pháp nâng cao hiệu quả thể chế của ASEAN, triển khai Đồng thuận 5 điểm, hỗ trợ Timor Leste…, qua đó, nâng cao thêm một bước hình ảnh, uy tín và vị thế của ASEAN ở khu vực và quốc tế.

- Xin trân trọng cảm ơn ông!

Hà Nội: Huy động các nguồn lực để hỗ trợ thêm mức đóng BHXH, BHYT cho người khó khăn
Hà Nội: Khẩn trương rà soát các trường hợp công nhân khó khăn để hỗ trợ
Giá nhà chung cư sẽ khó giảm do nguồn cung khan hiếm
Đỗ Phương
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn hội đàm với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Campuchia

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn hội đàm với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Campuchia

Nhận lời mời của Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Campuchia Prak Sokhonn (Pờ-rạ Xộ-khon) đã thăm chính thức Việt Nam và đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 20 Ủy ban Hỗn hợp Việt Nam-Campuchia về Hợp tác Kinh tế, Văn hóa, Khoa học và Kỹ thuật từ ngày 21-22/3/2023.
Thanh Hóa công bố quyết định điều động, luân chuyển hàng loạt cán bộ

Thanh Hóa công bố quyết định điều động, luân chuyển hàng loạt cán bộ

Chiều 20/3, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa tổ chức hội nghị công bố và trao các quyết định về bổ nhiệm và giới thiệu cán bộ ứng cử bầu các chức danh thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý.
Vương quốc Anh là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam tại thị trường châu Âu

Vương quốc Anh là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam tại thị trường châu Âu

Chiều 20/3, tại trụ sở Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tiếp ông Iain Frew, Đại sứ Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland tại Việt Nam.
Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng: Văn hóa là nguồn lực quan trọng để phát triển Thủ đô

Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng: Văn hóa là nguồn lực quan trọng để phát triển Thủ đô

Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng nhấn mạnh, văn hóa là một trong những yếu tố quan trọng để xây dựng một Thủ đô Văn hiến - Văn minh - Hiện đại. Phát huy các giá trị và nguồn lực văn hóa là cách hiệu quả nhất để phát triển văn hóa của Thủ đô.
Tiếp tục đổi mới hoạt động giám sát, phản biện xã hội

Tiếp tục đổi mới hoạt động giám sát, phản biện xã hội

Là lực lượng nòng cốt tham gia góp ý vào dự thảo các dự án luật, chính sách kinh tế, chương trình an sinh xã hội, phản ánh ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân; nghiên cứu, đề xuất ý kiến về các nội dung và phương thức hoạt động của Mặt trận, các hội đồng tư vấn của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP đang góp phần “nâng tầm” công tác Mặt trận.
Nhiều hoạt động nhân kỷ niệm 60 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh gặp gỡ đội ngũ trí thức

Nhiều hoạt động nhân kỷ niệm 60 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh gặp gỡ đội ngũ trí thức

Chiều 20/3/2023, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã tổ chức chương trình gặp gỡ và cung cấp thông tin cho báo chí nhân kỷ niệm 60 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh gặp gỡ đội ngũ trí thức (18/5/1963-18/5/2023) và Kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (26/3/1983-26/3/2023).
Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần

Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần

Một số giải pháp tháo gỡ khó khăn để thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững; tập trung giải quyết những vướng mắc kéo dài liên quan đến quản lý và sử dụng đất; thành lập 5 Tổ công tác kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công;... là những thông tin chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 13-17/3/2023.
Đâu là nguyên nhân chủ quan của việc du lịch Việt Nam “đi trước về chậm"?

Đâu là nguyên nhân chủ quan của việc du lịch Việt Nam “đi trước về chậm"?

Chỉ số về năng lực phát triển du lịch của Việt Nam tăng 8 bậc so với năm 2019, xếp hạng 52/117 nền kinh tế. Với 6/17 chỉ số trụ cột được xếp vào nhóm dẫn đầu thế giới, du lịch Việt Nam là một trong ba nước có mức tăng trưởng cao nhất. Tuy nhiên, lượng khách quốc tế đến Việt Nam vẫn chưa đạt được như kỳ vọng, vẫn còn nhiều hạn chế, khó khăn cần khắc phục.
Lấy ý kiến góp ý Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi): Làm rõ đất thế nào được gọi là "nhỏ hẹp" và "xen kẹt"?

Lấy ý kiến góp ý Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi): Làm rõ đất thế nào được gọi là "nhỏ hẹp" và "xen kẹt"?

Sáng 14/3, Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐB Quốc hội TP Phạm Thị Thanh Mai đã chủ trì Hội nghị lấy ý kiến góp ý Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn X
Phiên bản di động