Chủ nhật 25/08/2024 20:07
Đại biểu Đại hội Mặt trận Tổ quốc TP Hà Nội lần thứ XVIII

Công tác Mặt trận tiếp tục chung sức xây dựng Thủ đô hiện đại, văn minh

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Trong ngày làm việc thứ nhất, 21/8, các đại biểu dự Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam TP Hà Nội lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2024-2029 đã tham luận những nội dung thiết thực với công tác Mặt trận, mong muốn tiếp tục chung sức xây dựng Thủ đô ngày càng giàu đẹp, văn minh.
Các đại biểu nêu ý kiến tham luận tại Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP Hà Nội lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2024-2029.
Các đại biểu nêu ý kiến tham luận tại Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP Hà Nội lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2024-2029.

Tích cực vận động Nhân dân xây dựng khu dân cư an toàn, đáng sống

Tham luận về nâng cao vai trò, trách nhiệm của MTTQ trong công tác tuyên truyền vận động Nhân dân thực hiện xây dựng khu dân cư an toàn, đáng sống, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Đông Anh Đặng Minh Thắng chia sẻ, nhiệm kỳ qua, dưới sự lãnh đạo chỉ đạo toàn diện của Huyện ủy, phối hợp của các cấp chính quyền và sự tham gia tích cực của MTTQ, các tổ chức thành viên, các tầng lớp Nhân dân đã phát huy tổng thể sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân xây dựng Đông Anh trở thành một miền quê đáng sống. Với phương châm các hoạt động hướng về cơ sở, MTTQ các cấp huyện đã phối hợp các tổ chức thành viên tuyên truyền vận động đoàn viên, hội viên và Nhân dân thực hiện hiệu quả các chương trình, đề án của Huyện ủy, đạt kết quả rõ nét.

Hiện 153/155 thôn (98,7%) đã có nhà văn hoá cơ bản đạt chuẩn theo quy định; 30/30 nhà văn hoá tổ dân phố tổ dân phố, 133/155 thôn làng có điểm sinh hoạt cộng đồng, 56/155 thôn làng có công viên mini, 66/155 thôn làng có điểm đỗ xe kết hợp trồng cây xanh; 759 bộ dụng cụ TDTT ngoài trời được lắp đặt; 567 CLB văn hóa văn nghệ, TDTT được thành lập, thu hút đông đảo người dân tham gia… Nhân dân đã hiến trên 15.500m2 đất, đóng góp 11.188 ngày công để xây dựng công trình hạ tầng phục vụ sản xuất, dân sinh. Toàn huyện huy động được 17 tỷ 113 triệu đồng từ các nguồn lực để xây dựng nông thôn mới (NTM), trong đó xã hội hóa từ doanh nghiệp trên 15 tỷ đồng, Nhân dân ủng hộ trên 2 tỷ đồng.

Với kết quả đạt được, đến nay huyện đã có 20/23 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 5/24 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu; huyện đã hoàn thiện hồ sơ trình các cấp có thẩm quyền công nhận huyện đạt chuẩn NTM nâng cao.

Thời gian tới, MTTQ Việt Nam huyện Đông Anh sẽ tiếp tục đổi mới công tác tuyên truyền, vận động bảo đảm 3 nội dung: đa dạng hóa hình thức, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao công tác tuyên truyền. Cùng đó, MTTQ các cấp huyện tiếp tục phát huy đầy đủ vai trò, trách nhiệm của mình trong việc tổ chức, động viên Nhân dân phát huy quyền làm chủ, tham gia xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng chính quyền. Mặt trận cũng tăng cường vai trò giám sát và phản biện xã hội; phát huy vai trò của Nhân dân trong giám sát cán bộ, đảng viên, tham gia đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; tích cực vận động người dân phát huy tinh thần tự lực, tự cường, thi đua lao động sáng tạo, phát triển sản xuất kinh doanh, phát huy tài năng, sáng kiến, giúp nhau vươn lên làm giàu chính đáng.

Còn tại huyện Ba Vì, theo Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Nguyễn Thị Kim Oanh, nhiều cách làm mới, sáng tạo, 5 năm qua, MTTQ Việt Nam các cấp huyện đã vận động các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài huyện ủng hộ Quỹ “Vì người nghèo” được tổng số tiền 13.533 triệu đồng. Từ nguồn Quỹ đó, đã hỗ trợ xây mới và sửa chữa 294 nhà “Đại đoàn kết” cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ khó khăn về nhà ở với số tiền trị giá 11.294 triệu đồng; hỗ trợ hộ nghèo về tư liệu sản xuất phát triển kinh tế, khám chữa bệnh, tặng sổ bảo hiểm xã hội, hỗ trợ học sinh nghèo vượt khó vươn lên trong học tập, hỗ trợ hộ nghèo khó khăn đột xuất, thăm hỏi, tặng quà, chăm lo tết cho người nghèo… với số tiền trên 2 tỷ đồng.

Song song đó, các tổ chức thành viên phát huy tích cực vai trò, trách nhiệm của mình cùng với MTTQ các cấp huyện thực hiện hiệu quả nhiều hoạt động trợ giúp người nghèo trong thực hiện phong trào “Giảm nghèo bền vững, không để ai bị bỏ lại phía sau”, giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo phát triển kinh tế gia đình, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần, có thêm động lực để vươn lên thoát nghèo bền vững.

MTTQ các cấp từ huyện đến cơ sở cũng đã chủ trì, phối hợp các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức hơn 500 cuộc kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác giảm nghèo bền vững; phát huy vai trò chủ thể của người dân trong giám sát việc thực hiện các chính sách giảm nghèo, hỗ trợ người nghèo, vai trò trách nhiệm của Ban CTMT trong giám sát việc hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo tại các xã, thị trấn trên địa bàn...

Nhờ thực hiện tốt phong trào “Giảm nghèo bền vững, không để ai bị bỏ lại phía sau” của MTTQ các cấp và các tổ chức thành viên trên địa bàn huyện đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện từ 1,43% (năm 2019) còn 0,34% (năm 2024), bình quân giảm 0,22%/năm; phấn đấu đến năm 2025 huyện Ba Vì không còn hộ nghèo.

“Với mục tiêu đến năm 2025 huyện Ba Vì không còn hộ nghèo, MTTQ các cấp và tổ chức thành viên trên địa bàn huyện sẽ tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao trách nhiệm trong thực hiện công tác giảm nghèo bền vững. Phát huy vai trò của tổ tiết kiệm vay vốn, các tổ chức ủy thác của ngân hàng CSXH ở cơ sở, đặc biệt là vai trò của các đoàn thể CT-XH trong hướng dẫn người dân về kỹ thuật sản xuất kinh doanh, sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay, hạn chế tối đa hộ nghèo tái nghèo. Cùng đó, MTTQ sẽ đẩy mạnh công tác giám sát, kiểm tra việc tổ chức thực hiện các chương trình, chính sách, đề án về an sinh xã hội, giảm nghèo; huy động sự tham gia của hệ thống chính trị trong việc giám sát, theo dõi để kịp thời nắm bắt, báo cáo cơ quan có thẩm quyền xử lý nghiêm các đối tượng trục lợi…” – bà Nguyễn Thị Kim Oanh khẳng định.

Quang cảnh Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP Hà Nội lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2024-2029.
Quang cảnh Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP Hà Nội lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2024-2029.

Tham mưu xử lý những vấn đề phát sinh

Tham luận tại Đại hội, Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị TP Hà Nội Nguyễn Ngọc Kỳ cho hay, với 25 hội hữu nghị và tổ chức thành viên, phương châm “chủ động, sáng tạo, linh hoạt, hiệu quả”, Liên hiệp luôn chú trọng công tác tuyên truyền, phối hợp cùng Ủy ban MTTQ Việt Nam TP đưa nội dung các chỉ thị của Trung ương và Thành ủy về tăng cường, mở rộng công tác đối ngoại Nhân dân trong tình hình mới đến các quận, huyện, sở, ngành, đoàn thể. Liên hiệp cũng phối hợp MTTQ TP tổ chức hội nghị chia sẻ thông tin thời sự trong nước và quốc tế giúp các hội hữu nghị, tổ chức thành viên cập nhật về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về đối ngoại nói chung và đối ngoại Nhân dân nói riêng; tổ chức tọa đàm về vai trò của đối ngoại Nhân dân trong trong việc quảng bá văn hóa, góp phần nâng cao vị thế của Thủ đô và đất nước.

Từ thực tế cho thấy, đối ngoại Nhân dân tiếp tục phát huy được thế mạnh của mình, Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị TP Hà Nội Nguyễn Ngọc Kỳ cho biết, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị TP sẽ linh hoạt, mềm dẻo trong tổ chức các hoạt động, phối hợp nhịp nhàng với ngoại giao Nhà nước và đối ngoại của Đảng tạo nên thế chân kiềng vững chắc trên mặt trận đối ngoại, góp phần giữ vững hòa bình, ổn định để phát triển đất nước đồng thời nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Mặt khác, tận dụng sức mạnh của phương tiện thông tin đại chúng, mạng internet, trang web chính thức, bản tin “Hữu nghị và Hợp tác” của Liên hiệp bằng hai thứ tiếng Việt và Anh, đưa tin về các hoạt động đối ngoại của TP trong đó có đối ngoại Nhân dân, để các hoạt động này tiếp cận được đông đảo tầng lớp Nhân dân và bạn bè quốc tế.

Trong khi đó, Thiếu tướng, PGS.TS Bạch Thành Định - Phó Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn công tác tôn giáo Ủy ban MTTQ Việt Nam TP chia sẻ, trong quá trình bảo vệ và xây dựng Thủ đô, các tôn giáo luôn đồng hành với dân tộc, song hoạt động tôn giáo cũng nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp, đòi hỏi các cấp, ngành, trong đó có MTTQ Việt Nam chủ động trong công tác nắm tình hình, phát hiện từ sớm, từ xa những vấn đề phát sinh, nhằm tham mưu kịp thời các giải pháp và phối hợp giải quyết.

Trong bối cảnh đó, Mặt trận TP đã tập hợp được đội ngũ trí thức có quá trình hoạt động khá toàn diện trên các lĩnh vực quản lý nhà nước, hoạt động tôn giáo, hoạt động văn học nghệ thuật... tham gia Hội đồng tư vấn công tác tôn giáo. Vì vậy, từ khi thành lập đến nay, Hội đồng đã có nhiều phản ánh, ý kiến tham mưu đề xuất sát với tình hình, phản ánh đúng tâm tư, nguyện vọng của người có đạo…

Đưa cơ sở dữ liệu quốc gia về khiếu nại, tố cáo vào một nhánh của Đề án 06
Linh Chi
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động