Thứ bảy 23/11/2024 04:57

Cổng làng - dấu ấn thiêng liêng của Thăng long Hà Nội

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Trải qua hàng trăm năm, nhiều cổng làng nằm giữa lòng Thủ đô vẫn giữ được nét đẹp riêng, không chỉ đơn thuần về kiến trúc, còn là trầm tích văn hóa của mảnh đất kinh kỳ ngàn năm văn hiến cần được gìn giữ, bảo tồn.
Hà Nội gần 300 cổng làng Việt đứng đầu cả nước, trong đó nhiều cổng tồn tại trên 100 năm, mang giá trị văn hóa, kiến trúc đặc biệt
Hà Nội có gần 300 cổng làng Việt đứng đầu cả nước, trong đó nhiều cổng tồn tại trên 100 năm, mang giá trị văn hóa, kiến trúc đặc biệt

Có thể thấy, Hà Nội ngày nay đã phát triển vượt bậc so vời thời xưa. Từ vùng đất được mệnh danh là sông trong TP, đến TP hiện đại trải dài 2 bên bờ sông Hồng. Trước đây, Hà Nội với 36 phố phường đã đi vào trong thi ca, đến nay là một TP thông minh với 579 xã, phường, thị trấn, có đến 1.350 làng, phố. Đất Kinh Kỳ sở hữu trong mình 300 cổng làng cổ.

Kinh đô Thăng Long xưa có 21 tuyến đường ngoại vi vào kinh thành, sau này quy hoạch lại còn 5 tuyến đường chính với 5 cửa ô như Ô Quan Chưởng (Đông Hà môn), Ô Cầu Giấy, Ô Cầu Dền, Ô Đông Mác. Trước đây, mỗi tuyến đường nối với các làng quê và các cửa ô đều có cổng ra vào. Sau này, bởi nhiều lý do khác nhau mà các cổng này đã không còn để lại dấu vết. Chỉ riêng Ô Quan Chưởng là còn tồn tại đến ngày nay. Theo sử sách, Ô Quan Chưởng được xây dựng từ thời Lê Mạc (1527-1593). Đây là một cổng quan rất uy nghiêm mang chất thành quách, là dấu ấn đặc biệt về một kinh đô xưa.

Ngày nay, dọc theo trục đường Thụy Khuê theo thứ tự là các làng Yên Thái, An Thọ, Đông Xã, Hồ Khẩu và Thụy Khuê. Giữa phố xá ồn ào, tấp nập, đây là con phố hiếm hoi của Hà Nội còn giữ lại những nét cổ, văn hóa truyền thống. Cổng làng Đông Xã ở ngõ 444 Thụy Khuê có kiểu thiết kế vuông vức, xưa có 5 bậc lên xuống nhưng do bất tiện người dân đã phá bỏ những bậc thang này.

Cổng Hầu là lối dẫn vào làng An Thọ xưa, cổng được trùng tu vào năm 1998 song vẫn giữ lại hình dáng cổ với mái ngói ta. Ở cổng Hầu có đôi câu đối: Tô Thủy tuần hoàn văn phái viễn/Lý thành tả trĩ bút phong cao.

Ngoài những cổng làng đặc biệt nêu trên, Hà Nội còn hàng trăm cổng làng khác cũng rất đẹp và mang ý nghĩa lịch sử, văn hóa, bản sắc riêng mỗi làng quê, lối phố. Những cổng làng ấy đã làm nên một bộ mặt, hồn bóng mỗi quê hương trên đất Hà Thành.

Cổng làng xưa kia là nơi đánh dấu ranh giới địa chính của làng. Dù to dù nhỏ, dù xây bằng gạch hay ghép đá, chiếc cổng làng chính là dấu ấn minh chứng cho một nếp làng bề thế, chỉn chu. Cửa nhà trong làng có thể xộc xệch, sơ sài, con người có thể lam lũ, nhếch nhác nhưng cổng làng thì phải đàng hoàng, chững chạc. Đơn giản chỉ bởi cổng làng là bộ mặt, là biểu tượng của làng quê, phần nào thể hiện được cốt cách của làng, tư chất của mỗi người dân trong đó.

Các chuyên gia chia sẻ rằng, cổng làng thường được xây dựng ở đầu hoặc cả cuối làng và trở thành điểm nút của sự gặp gỡ. Cổng làng là nơi người ta chào nhau, gặp gỡ, trò chuyện…

Cũng bởi yếu tố vị trí trong tổng thể không gian kiến trúc cảnh quan, cổng làng cũng là một chỉ báo “quê nhà” trong mỗi người. Bởi, sau cái cổng ấy là sự bình yên, là nơi chôn nhau cắt rốn với họ hàng nội ngoại, là mảnh đất chất chứa bao kỷ niệm. Cổng làng với những thành tố khác đã trở thành hình ảnh khắc sâu trong tim mỗi người dân làng, phố.

Cổng làng là một bộ phận cấu thành không thể thiếu của làng quê cổ truyền vùng Bắc Bộ. Có làng giàu có, làng khoa bảng, làng nghề… tất cả những cái hay cái đẹp đều được các vị túc nho viết thành câu đối khắc trước cổng. Đó là một phần của văn hóa làng. Vì thế, theo các chuyên gia, những cổng làng còn lại cần được quan tâm đúng mức với những phương án thống kê, duy tu, bảo dưỡng, bảo vệ cẩn trọng.

Bởi, tốc độ đô thị hóa ở Hà Nội đang diễn ra mạnh mẽ. Việc chỉnh trang, xây dựng nông thôn mới cũng đang được thực hiện trên toàn TP. Đã có một số cổng làng bị đập bỏ nhường chỗ cho đường mới, bị xây lại mất đi lối kiến trúc cũ.

Cổng làng Hà Nội là công trình mang dấu ấn, bản sắc văn hóa, hồn thiêng và là niềm tự hào đối với mỗi người dân quê hương. Cổng làng, một công trình khắc ghi bao nét tài hoa, cao sang và thịnh vượng của làng mà biết bao thế hệ cha ông dày công tạo dựng để lại cho con cháu. Uống nước nhớ nguồn, các thế hệ cháu con hôm nay cần giữ gìn để cổng làng - một di sản văn hóa, một dấu ấn thiêng liêng, một hồn quê sâu nặng đã gắn bó bao đời với quê hương được trường tồn và phát triển.

Theo nhà nghiên cứu văn hóa Phan Cẩm Thượng, cổng làng xưa được làm cùng thông số với kiến trúc đình, đền, chùa, không quá cao to. Tuy nhiên, hiện tại ở nhiều làng quê đang xuất hiện việc xây sửa cổng làng nhưng không chú ý đến tính toàn thể này.

“Chức năng của cái làng và kiến trúc làng ngày nay đã khác. Việc xây dựng một cổng làng kiểu cổ xưa không còn phù hợp. Nếu còn cổng cũ thì nên giữ nguyên làm di sản văn hóa, nếu không còn cũng nên xây mới cho phù hợp với khung cảnh kiến trúc hiện đại nói chung. Tất nhiên cổng làng đóng vai trò hình ảnh đầu tiên của cái làng, do đó nó cần được nghiên cứu và thiết kế cẩn thận” - ông Phan Cẩm Thượng nhấn mạnh.

Các kiến trúc sư cho rằng, việc dựng mới cổng làng cần tuân thủ các yêu cầu về kiến trúc, để khi hoàn thành, chiếc cổng làng sẽ cất lên tiếng nói của người dân sống trong ngôi làng đó. Đồng thời, nhìn vào đó, người ta thấy toát ra vẻ đẹp của ngôi làng. Chính vì thế, rất cần có bản vẽ kiến trúc, thậm chí cần có sự góp ý của giới kiến trúc chuyên nghiệp.

KTS Nguyễn Địch Long - Hội Kiến trúc sư Hà Nội, người có nhiều nghiên cứu về cổng làng cho hay: Hà Nội từ 5 cửa ô nối đến những làng cận đô thành mạng lưới giao thông dày đặc, ở đó đã tồn tại gần 300 cổng làng Việt cổ. Số cổng làng tuy đã giảm nhiều so với thuở nguyên khai nhưng Hà Nội vẫn đứng đầu so với các tỉnh, thành trong khắp cả nước, trong số đó, rất nhiều cổng đã tồn tại trên 100 năm, mang trong mình giá trị văn hóa, kiến trúc đặc biệt.
Thiêng liêng lễ chào cờ ngày 2/9 tại quảng trường Ba Đình
Tôn vinh một Hà Nội linh thiêng, hào hoa
Triệu Tâm
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Lý do thanh niên có ý định tự tử ở vườn hoa

Lý do thanh niên có ý định tự tử ở vườn hoa

Thông tin từ Công an phường Quảng An, quận Tây Hồ, Hà Nội, đơn vị đã kịp thời cứu người có ý định tự tử…
Tích hợp VNeID lên iHanoi mang lại nhiều lợi ích cho người dân Thủ đô

Tích hợp VNeID lên iHanoi mang lại nhiều lợi ích cho người dân Thủ đô

Từ ngày 11/11/2024, tích hợp VNeID lên ứng dụng “Công dân Thủ đô số” - iHanoi được coi là bước đột phá mang lại nhiều lợi ích tới người dân Thủ đô.
Đại hội Đại biểu Hội Luật gia TP Hà Nội, nhiệm kỳ 2024-2029

Đại hội Đại biểu Hội Luật gia TP Hà Nội, nhiệm kỳ 2024-2029

Ngày 19-20/11, Hội Luật gia TP Hà Nội tổ chức Đại hội lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029 nhằm kiểm điểm, đánh giá kết quả đạt được trong nhiệm kỳ qua và đề ra phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ 2024-2029.
Hà Nội: đi đầu trong triển khai nhiệm vụ của Đề án 06

Hà Nội: đi đầu trong triển khai nhiệm vụ của Đề án 06

Kết quả triển khai Đề án 06 của Hà Nội góp phần hình thành hệ thống hành chính theo hướng chính quyền số, kinh tế số, xã hội số, hình thành thói quen cho người dân tham gia xã hội số trong tương lai. Hà Nội là địa phương tiên phong, gương mẫu, đi đầu trong triển khai nhiệm vụ của Đề án 06.
Tập trung thực hiện đa dạng các hình thức tuyên truyền Luật

Tập trung thực hiện đa dạng các hình thức tuyên truyền Luật

Sáng 21/11, tại hội trường Trung tâm Chính trị huyện Chương Mỹ, Sở Tư pháp TP Hà Nội phối hợp với UBND huyện Chương Mỹ tổ chức Hội nghị tuyên truyền Luật Thủ đô đến báo cáo viên pháp luật, lãnh đạo xã, thị trấn, công chức tư pháp hộ tịch, trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố và tuyên truyền viên pháp luật trên địa bàn.
Nhiều bộ hài cốt được phát hiện trong khi thi công hệ thống thoát nước trên phố Tây Sơn

Nhiều bộ hài cốt được phát hiện trong khi thi công hệ thống thoát nước trên phố Tây Sơn

Quá trình cải tạo hệ thống thoát nước trên phố Tây Sơn (Đống Đa, Hà Nội), các công nhân đã phát hiện gần 150 bộ hài cốt có độ sâu gần 1 mét so với mặt đường.
Dự báo thời tiết 22/11: miền Bắc ngày nắng, đêm lạnh; miền Trung mưa lớn cục bộ

Dự báo thời tiết 22/11: miền Bắc ngày nắng, đêm lạnh; miền Trung mưa lớn cục bộ

Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia vừa phát đi dự báo thời tiết cho Hà Nội và các vùng trên cả nước, bao gồm vùng biển ngày 22/11.
Dự báo thời tiết 21/11: trời nắng, gió nhẹ ở cả ba miền; Trung Bộ sắp đón đợt mưa lớn

Dự báo thời tiết 21/11: trời nắng, gió nhẹ ở cả ba miền; Trung Bộ sắp đón đợt mưa lớn

Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia vừa phát đi dự báo thời tiết cho Hà Nội và các vùng trên cả nước, bao gồm vùng biển ngày 21/11.
Dự báo thời tiết 20/11: Bắc Bộ, Trung Bộ ngày nắng, trời mát; Nam Bộ mưa rào rải rác

Dự báo thời tiết 20/11: Bắc Bộ, Trung Bộ ngày nắng, trời mát; Nam Bộ mưa rào rải rác

Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia vừa phát đi dự báo thời tiết cho Hà Nội và các vùng trên cả nước, bao gồm vùng biển ngày 20/11.
Chỉ cấm dạy thêm nếu giáo viên vi phạm đạo đức nghề nghiệp

Chỉ cấm dạy thêm nếu giáo viên vi phạm đạo đức nghề nghiệp

Giải trình, làm rõ các vấn đề đại biểu Quốc hội góp ý xây dựng dự thảo Luật Nhà giáo, trả lời câu hỏi về việc “yêu cầu nhóm yếu học thêm” và có chính sách đáp ứng nhu cầu được học thêm của học sinh, phụ huynh, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, chủ trương của Bộ không cấm giáo viên dạy thêm, chỉ cấm nếu họ vi phạm đạo đức nghề nghiệp.
“Hộp tri ân” - nơi chứa đựng những tình cảm yêu thương, biết ơn dành cho thầy cô

“Hộp tri ân” - nơi chứa đựng những tình cảm yêu thương, biết ơn dành cho thầy cô

Trong tuần lễ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam, 55 tập thể lớp của trường THPT Việt Đức (Hà Nội) đã cùng nhau tạo nên những “Hộp tri ân” bày tỏ tấm lòng yêu thương, biết ơn dành cho các thầy, cô giáo.
Trường Tiểu học Dịch Vọng A kỷ niệm 50 năm thành lập

Trường Tiểu học Dịch Vọng A kỷ niệm 50 năm thành lập

Trường Tiểu học Dịch Vọng A đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm thành lập (1974 - 2024). Buổi lễ đánh dấu hành trình nửa thế kỷ xây dựng và phát triển, ghi nhận những thành tựu nổi bật, khẳng định vị thế của trường trong ngành giáo dục Thủ đô.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động