Thứ ba 14/01/2025 20:19

Con nuôi được thừa kế tài sản hợp pháp trong trường hợp nào?

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Thời gian vừa qua, báo chí tốn không ít giấy mực về vụ tranh chấp liên quan đến di sản thừa kế giữa những người thân của cố Nghệ sĩ Ưu tú (NSƯT) Vũ Linh. Việc con nuôi sẽ được thừa kế tài sản hợp pháp trong trường hợp nào là điều nhiều người thắc mắc…
Con nuôi được thừa kế tài sản hợp pháp trong trường hợp nào?
Bà Võ Thị Hồng Loan (trái) và bà Võ Thị Hồng Nhung. Ảnh: P.V

Vụ tranh chấp di sản thừa kế của cố Nghệ sĩ Ưu tú Vũ Linh

Liên quan đến vụ tranh chấp di sản thừa kế của cố NSƯT Vũ Linh, TAND TP Hồ Chí Minh đã yêu cầu hủy quyết định cá biệt và đòi nhà cho ở nhờ giữa nguyên đơn là bà Võ Thị Hồng Nhung (em ruột của ông Võ Văn Ngoan - cố NSƯT Vũ Linh) và bị đơn là bà Võ Thị Hồng Loan (con gái cố NSƯT Vũ Linh).

Hội đồng xét xử (HĐXX) chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn và một phần phản tố của bị đơn. Tòa tuyên bà Võ Thị Hồng Loan là con nuôi của cố NSƯT Vũ Linh và là hàng thừa kế thứ nhất và duy nhất cố nghệ sĩ Vũ Linh. HĐXX xác định, các di sản thừa kế, gồm: nhà đất số 05 Đoàn Thị Điểm; 3.007 m2 đất ở Thủ Đức, xe ô tô. Bà Loan có nghĩa vụ hoàn trả công sức đóng góp, tạo lập tài sản của bà Nhung được xác định là 15% trong tổng giá trị di sản tại thời điểm thi hành án. Sau khi cơ quan thi hành án thông báo kết quả thẩm định giá tài, bà Loan sẽ hoàn tiền cho bà Nhung 15% giá trị di sản và quyền làm các thủ tục sang tên.

HĐXX nhận định, bà Loan được nhận nuôi từ nhỏ và ngay tình. Đến năm 1992, cố NSƯT Vũ Linh nhập khẩu và xác định bà Loan là con của chủ hộ. Mọi người trong gia đình đều biết bà Loan được nhận nuôi từ nhỏ. Tuy UBND quận Phú Nhuận không lưu trữ hồ sơ gốc nhưng thực tế bà Loan vẫn là con nuôi của cố NSƯT Vũ Linh. Việc bà Loan khai trong văn bản kê khai di sản thừa kế tại văn phòng công chứng là cố NSƯT Vũ Linh không có con nuôi nào khác, việc này không không làm thay đổi hàng thừa kế thứ nhất của bà Loan và cũng không có ai khác thuộc hàng thừa kế thứ nhất tranh chấp, nên văn bản kê khai di sản thừa kế này là hợp pháp.

Quy định của pháp luật

Vậy, việc con nuôi sẽ được thừa kế tài sản hợp pháp trong trường hợp nào là điều nhiều người thắc mắc? Theo luật sư Nguyễn Thị Thịnh, Đoàn Luật sư TP Hà Nội, tại Điều 24 Luật Nuôi con nuôi 2010 quy định kể từ ngày giao nhận con nuôi, giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con; giữa con nuôi và các thành viên khác của gia đình cha mẹ nuôi cũng có các quyền, nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, pháp luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Cụ thể có quyền thừa kế tài sản theo di chúc, theo các quy định tại Bộ luật Dân sự 2015, con nuôi được thừa kế tài sản theo di chúc quy định tại Điều 624. Trong trường hợp bố mẹ qua đời và không để lại di chúc thì việc thừa kế tài sản sẽ được chia theo Điều 650.

Đồng thời, tại Điều 651 quy định về người thừa kế theo pháp luật cụ thể như sau: những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự: hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Ngoài ra, theo luật sư Nguyễn Thị Thịnh, tại Điều 653 Bộ luật Dân sự cũng đã khẳng định về quan hệ thừa kế giữa con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi và cha đẻ, mẹ đẻ như sau: con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định.

Như vậy, từ những phân tích và quy định trên, việc con nuôi sẽ được thừa kế tài sản hợp pháp theo quy định của pháp luật khi đáp ứng các điều kiện này. Còn nếu không có tên trong di chúc nhưng đáp ứng được điều kiện tại Điều 644 Bộ luật Dân sự 2015 về người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc thì vẫn sẽ được hưởng thừa kế. Theo đó, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó…

11 chế độ cán bộ, công chức được hưởng khi nghỉ hưu trước tuổi 11 chế độ cán bộ, công chức được hưởng khi nghỉ hưu trước tuổi

Ngày 31/12/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 177/2024/NĐ-CP quy định chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ ...

Tăng mức phạt nhiều lỗi vi phạm giao thông từ ngày 1/1/2025 Tăng mức phạt nhiều lỗi vi phạm giao thông từ ngày 1/1/2025

Ngày 26/12/2024, Chính phủ đã ban hành Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông ...

Ngọc Dung
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động