Thứ bảy 23/11/2024 00:00
Dự thảo Luật Thanh tra (sửa đổi)

Còn gần 30 cuộc Thanh tra Trung ương đến nay chưa có kết luận

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Trong buổi làm việc sáng ngày 25/10, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thanh tra (sửa đổi).
Còn gần 30 cuộc Thanh tra Trung ương đến nay chưa có kết luận
Đại biểu Nguyễn Hải Dũng, Đoàn ĐBQH tỉnh Nam Định

Cần thiết phải tổ chức cơ quan thanh tra ở lĩnh vực thuế và hải quan

Cơ bản đồng tình với nhiều nội dung của dự thảo Luật Thanh tra (sửa đổi), đại biểu Nguyễn Hải Dũng, Đoàn ĐBQH tỉnh Nam Định tán thành với các quy định của Luật Thanh tra được trình ra kỳ họp lần này, trong đó đã xử lý được những vướng mắc, khó khăn đối với Thanh tra Tổng cục, Cục thuộc Bộ, đồng thời còn khẳng định hệ thống tổ chức của Thanh tra Cục thuộc Tổng cục thuộc Bộ mà đơn vị đóng tại địa phương, ví dụ như Cục Thuế, Cục Hải quan, Cục Thống kê.

Riêng trong lĩnh vực thuế và hải quan nếu bỏ chức năng thanh tra thì ngân sách Nhà nước sẽ có nguy cơ thất thu hàng nghìn tỷ đồng. Đây là nguồn thu lớn và ổn định, bền vững của ngân sách Nhà nước. Vì thế, đại biểu cho rằng cần thiết tổ chức cơ quan thanh tra ở Cục thuộc Tổng cục thuộc Bộ để tăng sự huy động vào ngân sách Nhà nước.

Cũng liên quan đến nội dung này, Đại biểu Trần Nhật Minh, Đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An cho rằng việc cho phép thành lập cơ quan thanh tra độc lập tại Tổng cục thuộc Bộ và Cục đối với các cơ quan quản lý như thuế, hải quan theo quy định của Luật hiện hành đang thực hiện chức năng thanh tra và bố trí đội ngũ công chức làm công tác thanh tra, song không tổ chức thanh tra độc lập. Vì vậy, cần làm rõ về nội dung quyền hạn và trách nhiệm giữa người đứng đầu tổ chức thanh tra thuộc cơ quan quản lý thu và thủ trưởng cơ quan quản lý thu cấp Tổng Cục đối với nội dung các vụ việc được thanh tra.

Đại biểu Nguyễn Hải Dũng cũng nêu góp ý về vấn đề thanh tra bảo hiểm xã hội, cụ thể: Dự thảo Luật Thanh tra (sửa đổi) lần này đã quy định các cơ quan thanh tra, Cục thuộc Tổng cục thuộc Bộ được thành lập theo quy định của Chính phủ, thì với hệ thống của bảo hiểm xã hội là cơ quan thuộc Chính phủ tương tự như Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan, Tổng cục Thống kê nhưng chưa được Luật Thanh tra khẳng định vị trí của thanh tra bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Theo thông tin từ Bảo hiểm xã hội Việt Nam, từ năm 2016 đến năm 2021, cơ quan bảo hiểm xã hội đã thanh tra, kiểm tra, phát hiện vi phạm về đối tượng, mức đóng bằng 120% với số tiền truy thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế…

Bên cạnh đó, thanh tra bảo hiểm xã hội còn có đóng góp to lớn để bảo đảm việc đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế được đúng pháp luật, bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của người lao động, xử lý các vi phạm trong đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế kịp thời và nghiêm minh. Chính vì vậy, đại biểu cho rằng cần thiết quy định trong Luật Thanh tra (sửa đổi) về cơ quan thanh tra bảo hiểm xã hội bao gồm ở Bảo hiểm xã hội Việt Nam và ở Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Cần phân định quyền hạn cụ thể giữa thanh tra các cấp để tránh chồng chéo

Đại biểu Phạm Văn Hòa, Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp cho rằng: Về thanh tra Tổng cục, Cục thuộc Bộ, theo Luật hiện hành, chưa cho phép lập thanh tra Tổng cục, Cục cuộc Bộ, nhưng Luật cho phép Chính phủ xem xét, quyết định, giao cho Tổng cục, Cục thuộc Bộ, thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành. Đại biểu cho rằng việc thành lập thanh tra chuyên ngành là cần thiết, tạo cơ sở pháp lý minh bạch cho công tác thanh tra, không phát sinh biên chế, tổ chức bộ máy. Tuy nhiên, không nhất thiết Cục, Tổng cục nào cũng cần có thanh tra, mà cần có nguyên tắc cụ thể trong việc thành lập này, giao Chính phủ quy định.

Còn gần 30 cuộc Thanh tra Trung ương đến nay chưa có kết luận
Đại biểu Nguyễn Văn Hoà, Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp

Về phân định quyền hạn cụ thể giữa thanh tra Bộ và Thanh tra Tổng cục, Cục cuộc Bộ, để rạch ròi nhiệm vụ, quyền hạn tránh chồng lấn, đại biểu cho rằng, nên quy định việc nào Thanh tra Tổng cục, Cục thuộc Bộ, thanh tra chuyên ngành đã thanh tra thì thanh tra Bộ không thanh tra, để hạn chế gây khó khăn cho đối tượng thanh tra, trừ trường hợp có phát sinh mới hoặc nghi vấn tiêu cực của thanh tra trước đó.

Ngoài ra, đại biểu cho rằng, cần quy định khi thành lập đoàn thành tra thì phải có ít nhất hai thanh tra viên trở lên để thực hiện nhiệm vụ thì mới phù hợp và đảm bảo chất lượng của đoàn thanh tra.

Góp ý vào các nội dung của Luật Thanh tra sửa đổi, Đại biểu Tạ Văn Hạ, Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Nam quan tâm đến vấn đề xử lý chồng chéo. Đại biểu Tạ Văn Hạ cho rằng, đây là vấn đề cần thiết, làm sao tránh tạo áp lực nặng nề cho đơn vị thanh tra. Vì thực tiễn những đơn vị sản xuất kinh doanh khi có đoàn thanh tra vào, thì các đối tác kỳ hợp đồng rất dè dặt và khó khăn. Tuy nhiên điều này phụ thuộc vào chất lượng của các đoàn thanh tra, các cấp thanh tra. Nếu quy định không rõ ràng thì sẽ trở thành cấp bảo lãnh cho các đơn vị đó.

Phải quy định rõ số lượng các cuộc thanh tra trong năm

Quan tâm đến vấn đề kết luận thanh tra với Kiểm toán Nhà nước khác nhau, đại biểu Tạ Văn Hạ, Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Nam cho rằng, thực tế đã diễn ra tình trạng này. Đồng thời băn khoăn nếu trong trường hợp có độ trễ, Kiểm toán Nhà nước có kết luận khác với kết luận thanh tra thì xử lý như thế nào? Đại biểu Tạ Văn Hạ nhận thấy, Luật phải quy định chế tài vấn đề này ra sao, trách nhiệm của Trưởng đoàn đưa ra kết luận. Như vậy, dự thảo Luật phải quy định rõ vấn đề này và khắc phục hậu quả như thế nào thì cần phải nghiên cứu rất kĩ.

Còn gần 30 cuộc Thanh tra Trung ương đến nay chưa có kết luận
Đại biểu Tạ Văn Hạ, Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Nam

Về vấn đề chậm ban hành kết luận thanh tra, đại biểu cho rằng, có những cuộc thanh tra từ năm 2015, 2016 mà đến giờ vẫn chưa có kết luận thanh tra. Đại biểu băn khoăn việc giải quyết chậm ban hành kết luận thanh tra ra sao, nguyên nhân ở đâu, giải pháp khắc phục thế nào và chế tài ra sao. Bên cạnh đó, đại biểu Tạ Văn Hạ còn chỉ ra thực tế người ký kết luận thanh tra lại không tham gia Đoàn thanh tra. Trưởng đoàn thanh tra có nhiệm vụ báo cáo với người quyết định thanh tra. Đại biểu băn khoăn, khi có mâu thuẫn trong quá trình thẩm định, thanh tra rồi mà không ban hành được kết luận thanh tra. Quy định vấn đề này như thế nào, chế tài ra sao cần được quy định rõ.

Phát biểu thảo luận dự thảo Luật Thanh tra (sửa đổi), đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy, Đoàn ĐBQH TP Đà Nẵng nhất trí với các đại biểu về xử chồng chéo, trùng lắp trong hoạt động thanh tra. Đại biểu cho rằng cụm từ không chồng chéo, trùng lặp được lặp lại nhiều lần nhưng thực tế cho thấy là tuy không trùng về nội dung, không trùng về thời điểm thanh tra nhưng có quá nhiều cuộc thanh tra, ảnh hưởng đến điều hành hoạt động của địa phương. Do đó, đại biểu đề nghị là nên quy định số lượng không quá bao nhiêu cuộc thanh tra trong 1 năm đối với lại Bộ, ngành, địa phương.

Còn gần 30 cuộc Thanh tra Trung ương đến nay chưa có kết luận
Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thuý, Đoàn ĐBQH TP Đà Nẵng

Tại Điều 76 về ban hành kết luận thanh tra, đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy cho rằng việc chậm ban hành kết luận thanh tra thì dự thảo luật còn bỏ trống, chưa được quy định rõ. Thực tế cho thấy còn gần 30 cuộc thanh tra của các cơ quan thanh tra Trung ương đối với lại Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp đến nay vẫn chưa có kết luận. Thời gian chậm ban hành từ 1 năm đến hơn 6 năm. Từ đó, đại biểu đề nghị cần quy định rõ vấn đề chậm ban hành kết luận thanh tra trong dự thảo luật.

Bệnh nhân có quyền lựa chọn bác sỹ phù hợp với nhu cầu điều trị bệnh
Nhiều đối tượng lợi dụng tiền ảo, tài sản ảo để rửa tiền
Tạo điều kiện cho quá trình chuyển đổi số quốc gia
Đăng Khôi
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động