Chủ nhật 27/04/2025 16:40
Hà Nội trong tôi:

Còn đó nét riêng, rất Hà Nội

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Hình ảnh những người dân Hà Nội từ già tới trẻ vừa tản bộ tập thể dục xong, vừa thong thả, dừng chân bên trạm tin trước cửa một tòa soạn hay trước cửa công an xã, phường, đôi mắt chăm chú dõi theo những tin bài nóng hổi, chốc chốc quay sang nhau, bàn luận chuyện chính sự đã từng là kỷ niệm, là thói quen của cả một thế hệ…
Đọc giả đọc báo trước cửa trụ sở Báo Hànộimới, nằm ở số 44 đường Lê Thái Tổ của phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội  Ảnh: Lê Tâm
Đọc giả đọc báo trước cửa trụ sở Báo Hànộimới, nằm ở số 44 đường Lê Thái Tổ của phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội Ảnh: Lê Tâm

Những điểm “đọc báo đứng” đã từng rất khó có thể tìm thấy ở các thành phố khác, nhưng với Hà Nội, thói quen này đã trở thành một nét rất riêng, rất Hà Nội.

Từ những năm 90, hình ảnh các trạm tin ở những tòa soạn lớn như: trụ sở báo Hànộimới (Lê Thái Tổ), trụ sở báo Nhân Dân (phố Hàng Trống), trụ sở báo Quân đội Nhân dân (phố Phan Đình Phùng), đã là một địa chỉ rất đỗi thân quen với người Hà Nội. Các trạm tin này được lập ra để phục vụ cho công tác tuyên truyền cho Nhân dân về đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước. Thời kỳ khó khăn ấy, không phải ai cũng có điều kiện mua báo giấy để đọc hàng ngày, vì vậy mà các trạm tin luôn là điểm đến thân quen của nhiều người dân Hà Nội để cập nhật tin tức trong nước và thế giới.

Có lẽ, từ lúc nào không hay, những nơi này không chỉ là nơi để cập nhật tin tức, mà còn là nơi để những người yêu báo, yêu Hà Nội bàn luận, hàn huyên những câu chuyện thời sự, văn hóa tới xã hội.

Những trạm tin được thiết kế đơn giản với khung sắt hình chữ nhật to, rộng, chắc chắn đủ để dàn trải những trang báo “nóng hổi” của một tờ báo giấy trong ngày, phía trên là tên tòa soạn, hoặc tên xã, phường, bên ngoài là lớp kính để chắn mưa, chắn gió. Người được phân công, phụ trách của mỗi tòa soạn báo, không kể nắng, mưa, trừ ngày Tết và ngày quốc tế lao động, mỗi ngày sẽ đều đặn làm công việc dán những trang báo vào trạm tin từ rất sớm để phục vụ bạn đọc. Trong tâm thức người Hà Nội, nhất là những người lớn tuổi, hình ảnh người dân đứng xếp hàng, trật tự, kiên nhẫn để chờ đọc từng trang báo là một hồi ức rất đỗi hân hoan. Lâu dần thói quen “đọc báo đứng” trở thành một nét văn hóa và các trạm tin trở thành điểm đến đặc sắc riêng của của người dân yêu Hà Nội.

Thực tế nhiều người cao tuổi, thậm chí ở độ tuổi xưa nay hiếm vẫn giữ thói quen, sở thích đọc báo trên bảng tin. Họ cùng nhau thể dục, cùng đọc báo và bình luận về các vấn đề trong đời sống xã hội, đây cũng là cách để người cao tuổi rèn luyện sức khỏe và duy trì thói quen đọc để rèn luyện trí nhớ của mình.

Ngày nay, khi công nghệ số ngày càng phát triển, thói quen tiếp cận và đọc báo thay đổi, giờ đây mỗi người chỉ cần một vài thao tác đơn giản trên thiết bị điện tử thông minh là có thể dễ dàng, nhanh chóng cập nhật thông tin thời sự trong nước và thế giới từng giây, từng phút, các trạm tin thưa vắng người đọc. Bên cạnh đó, vẫn có những cơ quan đơn vị, tòa soạn báo luôn lưu giữ một không gian văn hóa đọc từ xa xưa để đáp ứng nhu cầu đọc báo giấy trên trạm tin của một lớp độc giả và hơn hết để gìn giữ nét văn hóa đẹp của người Hà Nội.

Thỉnh thoảng trên phố phường tấp nập, tiếng còi xe ồn ào, ta bắt gặp hình ảnh ai đó đứng trầm tĩnh, dõi theo những dòng chữ trên bảng tin, hay thấy những “bóng hồng” chụp ảnh bên những trạm tin ấy, bỗng nhiên thấy cả một Hà Nội xưa cũ ùa về trong ký ức, rất đẹp, rất riêng.

Mặc dù nếp văn hóa đọc báo giấy trên trạm tin không còn thịnh hành như trước nhưng với những người lớn tuổi và trong tiềm thức của nhiều người Hà Nội đó luôn là mảnh ghép không thể thiếu tạo nên văn hóa Hà Nội một thời.

Đêm Hà Nội tĩnh lặng, sâu lắng
Hà Nội mang dáng dấp của thành phố âm nhạc
Đẹp đến nao lòng, Hà Nội mùa cây thay lá!
Mai Linh
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Món quà đặc biệt đoàn phim "Địa đạo" tri ân khán giả

Món quà đặc biệt đoàn phim "Địa đạo" tri ân khán giả

Mới đây, đoàn phim "Địa đạo" ra mắt bản đặc biệt, tiết lộ thêm cuộc sống người lính dưới lòng đất ở Củ Chi theo như mong muốn của khán giả.
Tối nay (27/4) sẽ diễn ra cầu truyền hình “Vang mãi khúc khải hoàn”

Tối nay (27/4) sẽ diễn ra cầu truyền hình “Vang mãi khúc khải hoàn”

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức cầu truyền hình “Vang mãi khúc khải hoàn” với 3 điểm cầu tại Hà Nội, Quảng Trị và TP Hồ Chí Minh. Chương trình được truyền hình trực tiếp lúc 20h10 Chủ nhật 27/4/2025 trên kênh VTV1.
Nhiều ca sỹ nổi tiếng tham dự Lễ hội giao lưu văn hóa Hàn - Việt lần thứ 7 “Chúng ta là một”

Nhiều ca sỹ nổi tiếng tham dự Lễ hội giao lưu văn hóa Hàn - Việt lần thứ 7 “Chúng ta là một”

Lễ hội giao lưu văn hóa Hàn - Việt lần thứ 7 mang tên “Chúng ta là một (We Are Together)” sẽ diễn ra vào 2 ngày, 3 và 4/5 tại First Outdoor Concert Hall (nhà hát ngoài trời số 1), thành phố Suwon, Hàn Quốc.
Câu chuyện cuộc sống: ngày vui sẽ đến

Câu chuyện cuộc sống: ngày vui sẽ đến

Sau giờ làm việc, Việt lựa chọn cho mình một góc sân nhỏ của bệnh viện để nghỉ ngơi. Đêm rằm đầu Hạ, vầng trăng tròn vành vạnh, những cơn gió mát thổi qua khiến Việt tỉnh người, những căng thẳng của một ngày làm việc vì thế cũng dần bị xua tan.
Câu chuyện cuộc sống: cô gái kiên cường

Câu chuyện cuộc sống: cô gái kiên cường

Mẹ của Chi từng là vận động viên thể dục dụng cụ. Thế nhưng, sự nghiệp của bà phải khép lại sau một chấn thương nặng. Khi đó, bà chưa đạt được mục tiêu của mình là vào đội tuyển quốc gia.
Câu chuyện cuộc sống: thân thương lá cờ Tổ quốc

Câu chuyện cuộc sống: thân thương lá cờ Tổ quốc

Việt luôn dành một tình yêu đặc biệt cho lá cờ Tổ quốc. Thủa nhỏ, mỗi lần bố mẹ cho xem ti vi, cậu luôn bị cuốn hút bởi hình ảnh lá cờ Tổ quốc rồi hát vang lời ca “Việt Nam - Hồ Chí Minh, Việt Nam - Hồ Chí Minh”.
Phát huy tiềm năng văn hóa trên tinh thần giữ gìn bản sắc, đổi mới sáng tạo

Phát huy tiềm năng văn hóa trên tinh thần giữ gìn bản sắc, đổi mới sáng tạo

Hà Nội đang lấy ý kiến cho các dự thảo xây dựng Trung tâm công nghiệp văn hóa và khu phát triển thương mại – văn hóa để triển khai Luật Thủ đô 2024, nhằm tạo điều kiện phát triển Thủ đô. Theo kế hoạch, tại Kỳ họp thứ 4 của HĐND TP, TP sẽ xem xét ban hành 2 nghị quyết này, tạo động lực phát triển Thủ đô trên nền tảng lấy văn hóa làm động lực phát triển kinh tế - xã hội.
Tổ chức các hoạt động truyền thông hưởng ứng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Tổ chức các hoạt động truyền thông hưởng ứng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có Văn bản số 1779/BVHTTDL-VP ngày 24/4/2025 về việc tăng cường công tác đảm bảo an ninh, trật tự dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5; triển khai công tác truyền thông kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam.
“Ký ức và huyền thoại” trưng bày 50 bức ảnh chân dung đầy xúc động về các Mẹ Việt Nam

“Ký ức và huyền thoại” trưng bày 50 bức ảnh chân dung đầy xúc động về các Mẹ Việt Nam

Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội phối hợp cùng Chi hội Nhiếp ảnh - Báo chí (Hội Nhiếp ảnh nghệ thuật Hà Nội) tổ chức triển lãm ảnh: “Ký ức và huyền thoại”.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động