Thứ sáu 22/11/2024 08:59

Có thể thay buýt nhanh BRT bằng đường sắt đô thị

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Việc buýt nhanh BRT hoạt động không hiệu quả, không khác gì xe buýt thường khiến UBND TP Hà Nội xem xét thay thế bằng các tuyến đường sắt đô thị trong tương lai gần.
Có thể thay buýt nhanh BRT bằng đường sắt đô thị
Buýt nhanh BRT được thay thế bằng đường sắt đô thị trong tương lai. Ảnh: Ngọc Thành

Trong buổi làm việc giữa UBND TP Hà Nội và Đoàn giám sát chuyên đề của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông từ năm 2009 đến hết năm 2023, ông Dương Đức Tuấn - Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội cho biết, trong hơn 10 năm qua, thành phố đã thực hiện nhiều giải pháp để đảm bảo đảm bảo trật tự, an toàn giao thông (ATGT).

Theo ông Tuấn thì thời điểm hiện tại, công tác này vẫn đang được tiếp tục trong đó thành phố đặt ra mục tiêu đến sau năm 2030 sẽ phát triển các loại hình vận tải công cộng khối lớn để giảm xe cá nhân, trong đó có dừng xe máy trong khu vực nội đô.

UBND TP Hà Nội hiện đang bám sát các quy hoạch của Thủ tướng Chính phủ, trong đó có Quy hoạch chung Thủ đô năm 2011 và Quy hoạch giao thông vận tải năm 2016.

Cụ thể, từ 2011 đến 2030 Hà Nội xây dựng 8 tuyến nhanh - BRT nhưng hiện nay mới làm được 1 tuyến Giảng Võ - Láng Hạ - Lê Văn Lương. Tuy nhiên, vì nhiều lý do như: lượng giao thông đông, ngã tư giao cắt hỗn hợp nhiều… nên tuyến này vẫn chạy chậm như các tuyến bus thông thường.

Thế nên, rút kinh nghiệm thực tiễn, phương án điều chỉnh quy hoạch chung về phát triển giao thông sắp tới, thành phố có kế hoạch sẽ thay thế tuyến buýt BRT bằng tuyến đường sắt đô thị vừa được bổ sung chạy cùng hành trình là Kim Mã - Yên Nghĩa.

Hiện tại, ngoài tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông, thành phố đề xuất xây dựng thêm 4 tuyến, nâng tổng số tuyến đường sắt đô thị của thành phố lên 14, tổng chiều dài 550 km. Cùng với đó là đề xuất xây dựng 3 tuyến tàu một ray monorail để đi đến các khu vực địa hình khó khăn, đồi dốc, theo các hướng được nghiên cứu như: Liên Hà (Đông Anh) - Tân Lập - An Khánh (Hoài Đức) dài khoảng 11 km (tuyến số 1); Mai Dịch - Mỹ Đình - Văn Mỗ - Phúc La, Giáp Bát - Thanh Liệt - Phú Lương, dài khoảng 22 km (tuyến số 2); Nam Hồng (Đông Anh) - Đại Thịnh (Mê Linh) dài khoảng 11 km (tuyến số 3).

Tạo cơ chế hình thành mạng lưới đường sắt đô thị tại Hà Nội Tạo cơ chế hình thành mạng lưới đường sắt đô thị tại Hà Nội
Ngô Sơn
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động