Thứ tư 17/04/2024 06:24

Ảnh

Có gì đặc biệt tại hội thi thả diều nghìn năm tuổi ở ngoại thành Hà Nội?

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Theo tích xưa, hội thi thả diều ở làng Bá Dương Nội có lịch sử nghìn năm gắn liền với truyền thuyết về ngôi miếu thờ thần Châu Thổ được xây dựng trước thế kỷ thứ X.
tCó gì đặc biệt tại hội thi thả diều nghìn năm tuổi ở ngoại thành Hà Nội?
Lễ hội thi thả diều truyền thống làng Bá Dương Nội (xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng, TP Hà Nội) năm 2023 được tổ chức với quy mô mở rộng, có sự tham gia của 20 câu lạc bộ diều đến từ 5 tỉnh, thành phía Bắc.
Có gì đặc biệt tại hội thi thả diều nghìn năm tuổi ở ngoại thành Hà Nội?
Theo thông lệ, hội thi thả diều làng Bá Dương Nội được tổ chức vào đúng dịp Rằm tháng 3 âm lịch hàng năm. Lễ hội truyền thống thi thả diều làng Bá Dương Nội gắn liền với truyền thuyết về ngôi miếu thờ thần Châu Thổ được xây dựng trước thế kỷ thứ X.
Có gì đặc biệt tại hội thi thả diều nghìn năm tuổi ở ngoại thành Hà Nội?
Chủ tịch UBND xã Hồng Hà Nguyễn Mạnh Hà cho biết: "Hội thi thả diều làng Bá Dương Nội là một lễ hội đậm đà bản sắc dân tộc, đại diện cho nền văn minh lúa nước của dân tộc ta. Duy nhất ở làng Bá Dương Nội mới có hội thi thả diều truyền thống gắn với ngôi miếu thờ thần linh. Trong ngày hội có thi diều sáo, có nghi thức tế lễ thần linh Châu Thổ, các chủ diều, các nghệ nhân mang diều về trước miếu để làm lễ trình diều. Tổ trọng tài của làng kiểm tra, đủ điều kiện mới được đánh số và niêm phong diều và sáo".
Có gì đặc biệt tại hội thi thả diều nghìn năm tuổi ở ngoại thành Hà Nội?
Về quy chế chấm giải Hội thi thả diều, Ban Tổ chức cho biết sẽ có 4 tiêu chí: Diều phải có sải cánh tối thiểu 2,2m, không hạn chế tối đa. Diều mang từ 3 sáo trở lên nhưng sáo bé nhất phải có đường kính từ 3cm trở lên. Sáo càng to và diều mang nhiều sáo hơn thì được điểm cộng. Cuối cùng là độ đứng của diều, khi diều lên phải đứng yên.
Có gì đặc biệt tại hội thi thả diều nghìn năm tuổi ở ngoại thành Hà Nội?
Ông Nguyễn Hữu Khiêm (Nghệ nhân diều, chủ nhiệm CLB diều làng Bá Dương Nội, Ban giám khảo hội thi diều) cho biết: "Diều sử dụng trong hội thi được ưu tiên phải là diều giấy, khung xương diều phải làm bằng tre. Năm nay mở rộng cho phép khung diều chất liệu khác, diều vải và sẫm màu, không được sử dụng diều nilon trong suốt để khó đánh giá độ cao. Tuy có trang bị ống nhòm nhưng các giám khảo vẫn chủ yếu chấm bằng mắt thường để có thể nhìn bao quát được nhiều cánh diều trong một tầm mắt. Đây cũng là cách đánh giá chính xác nhất vì có thể so sánh tương quan các cánh diều".
Có gì đặc biệt tại hội thi thả diều nghìn năm tuổi ở ngoại thành Hà Nội?
Chủ tịch UBND xã Hồng Hà cho biết thêm: "Đây là một lễ hội mang đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc. Đây cũng là lễ hội dựa vào tự nhiên rất lớn. Hàng năm, nếu như các ngày thi diều được tổ chức một cách ổn thoả, đẹp trời, trao được giải khi kết thúc lễ hội thì chúng tôi quan niệm năm đó mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu".
Có gì đặc biệt tại hội thi thả diều nghìn năm tuổi ở ngoại thành Hà Nội?
Những chiếc diều tham gia lễ hội được Ban tổ chức niêm phong để phân biệt với những chiếc diều không đăng kí tham gia, để tiện cho quá trình chấm và trao giải cho những chiếc diều bay cao và âm thanh lớn. Những dấu niêm phong này được giữ trong suốt quá trình bay diều. Sau khi kết thúc và kéo diều xuống, nếu những dấu này có dấu hiệu bị xé ra hay không nguyên vẹn thì bị tính là phạm quy.
Có gì đặc biệt tại hội thi thả diều nghìn năm tuổi ở ngoại thành Hà Nội?
Các bô lão trong làng kể lại, hội diều làng Bá Dương Nội gắn liền với tích ông Nguyễn Cả, một vị tướng giỏi thời nhà Đinh. Tương truyền rằng tướng Nguyễn Cả sau khi cùng vua Đinh Tiên Hoàng dẹp loạn 12 sứ quân, ông bế quan về quê dạy người dân trồng trọt, mở mang cơ nghiệp. Những ngày tháng hưởng cuộc sống điền viên, ông bày cho đám trẻ nhiều trò vui khi đi chăn trâu thả bò, trong đó có trò thả diều.
Có gì đặc biệt tại hội thi thả diều nghìn năm tuổi ở ngoại thành Hà Nội?
Theo tích của dân làng truyền lại, trong một hôm đang cùng lũ trẻ thả diều, bỗng Hầu Công xuất hiện, tướng Nguyễn Cả cúi đầu kính cẩn lễ. Sau khi vừa lễ xong bỗng đám mây ngũ sắc kéo đến, ông hóa cùng đám mây bay lên trời. Từ đó người dân lập miếu thờ ông Nguyễn Cả và mở lễ hội hàng năm để tưởng nhớ công ơn của vị tướng.
Có gì đặc biệt tại hội thi thả diều nghìn năm tuổi ở ngoại thành Hà Nội?
Điều đặc biệt là dân làng làm diều không phải để bán, mưu sinh bằng nghề này mà họ làm diều chỉ để thỏa mãn thú chơi diều và mang diều đi giao lưu ở các lễ hội diều ở trong nước và quốc tế. Ở làng Bá Dương Nội ai cũng biết chơi diều, ai cũng có thể tự làm diều cho mình.
Có gì đặc biệt tại hội thi thả diều nghìn năm tuổi ở ngoại thành Hà Nội?
Cánh diều làng Bá Dương Nội bao đời nay không chỉ bay cao, tiếng sáo vang xa trên mảnh đất quê hương mà còn bay xa khắp các vùng miền trên quê hương đất nước. Diều của làng từng tham gia nhiều lễ hội thả diều lớn như: Lễ hội thả Diều 1000 năm Thăng Long Hà Nội; Lễ Hội Diều Festival Huế, Festival Diều quốc tế Vũng Tàu. Không chỉ dừng lại ở trong nước cánh diều làng Bá Dương Nội còn vươn bay ở các nước Thái Lan, Trung Quốc, Malayxia... đồng thời còn tham gia hội thi thả diều lớn nhất hành tinh ở Pháp 2012.
Có gì đặc biệt tại hội thi thả diều nghìn năm tuổi ở ngoại thành Hà Nội?
Hội thi diều làng Bá Dương Nội có lịch sử lâu đời và vẫn được người dân làng gìn giữ bao đời nay như một nét văn hoá đặc biệt của làng quê Bắc Bộ.
Có gì đặc biệt tại hội thi thả diều nghìn năm tuổi ở ngoại thành Hà Nội?
Lễ hội diều kết thúc lúc 17h ngày 4/5. Những người tham gia cuộc thi mang diều về sân đình trong sự hân hoan của người dân trong làng và khách thập phương.
Khánh Huy
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động