Chủ nhật 24/11/2024 14:49

Chuyện ở “xóm trên sông” - Kỳ 3: Ước mơ ngoài tầm với

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Lênh đênh trên sông đến vài chục năm, có khi cả đời người, nhưng ước mơ được lên bờ sinh sống đối với người dân ở các xóm nghèo dọc bờ sông lại quá xa vời, bởi có những gia đình cho dù đã qua đến vài ba thế hệ vẫn chỉ biết ước mơ.
Xóm vạn chài dưới chân cầu Nhật Tân
Xóm vạn chài dưới chân cầu Nhật Tân

Trên chiếc thuyền nhỏ lắc lư trong tiết trời nồm ẩm, lắc rắc mưa xuân, chị Trần Thị Yến, SN 1991, xóm vạn chài phường Phú Thượng (quận Tây Hồ) vừa luôn tay quạt đuổi lũ ruồi vừa đưa đẩy chiếc xe để dỗ dành đứa con nhỏ chưa tới 6 tháng.

Chị Yến cho biết, có lẽ đã quen sống ở cái không gian nhỏ hẹp, bồng bềnh từ khi mới sinh ra nên các con của chị cũng không mấy khi mè nheo, đòi hỏi mẹ cho lên bờ hoặc đòi đi chơi như những đứa trẻ khác. Đứa lớn sau giờ đi học về cũng chỉ loay hoay chơi với em, hoặc tự chơi với những đồ chơi ít ỏi chứ hiếm khi lên bờ chơi với các bạn. Ăn - ngủ - chơi - học tập… đều vẻn vẹn trong chiếc thuyền nhỏ. Nhà chẳng có tivi, cũng chẳng có tủ lạnh, đồ điện đắt giá nhất ở đây là chiếc nồi cơm điện.

“Sống ở đây mãi cũng quen, lạnh hay nóng cũng không còn quá khó chịu. Nhưng nước nôi không có nên cũng hạn chế trong sinh hoạt. Điện thì do nhờ người dân trên bờ cho lắp nhờ, nên nếu trời yên nắng đẹp thì còn đỡ, chứ nếu gặp ngày bão thì cũng xác định là khỏi dùng”, chị Yến nói. Chị cũng cho biết, đến mùa mưa bão, có những thời điểm hàng tháng trời người dân ở đây không được dùng điện.

Cũng câu chuyện vất vả, khó khăn, anh Đường (xóm vạn chài, phường Phú Thượng) cho biết, sống ở trên sông ngoài việc vất vả chèo chống qua cơn nước lên, bùn đất khi nước xuống là chuyện bình thường. Thế nhưng, đến mùa mưa bão, người dân cũng không ở lại trên thuyền được, mà phải lên bờ để trú bão. Năm nào cũng có thuyền lật hoặc chìm do bão.

Theo anh Đường, vất vả và nguy hiểm nhất là những khi đi đánh cá ban đêm. Anh bảo, người dân ở đây vì mưu sinh nên cứ tung lưới dọc bờ sông mà bắt cá. Nhưng cũng có gia đình đêm hôm thả lưới, mải mê ra giữa sông, đen đủi có tàu đi qua quẹt phải, cả gia đình người chết, người bị thương là chuyện đã từng xảy ra.

Anh Đường cũng cho biết, bởi khó khăn như thế, nên trẻ con ở bãi sông này cũng không có sân chơi. Có chăng là tung tăng ở mấy con đường đi quanh các ruộng đào, hoặc bờ sông cạn thì lội nước bắt cá… Cũng may lũ trẻ trên sông mặc dù bố mẹ không có thời gian để dạy, nhưng hầu như đứa nào cũng biết bơi nên hiếm gặp tình trạng trẻ đuối nước xảy ra.

Với những người ở xóm vạn chài như anh Đường, việc mua nhà, mua đất là ước mơ quá xa vời
Với những người ở xóm vạn chài như anh Đường, việc mua nhà, mua đất là ước mơ quá xa vời

Nhưng có lẽ, nỗi phiền muộn nhất của những người ở các xóm sông này, đó là nỗi lo lắng về sức khỏe. Chị Hiếu, SN 1985, ở xóm vạn chài, phường Phú Thượng cho biết, chị vốn bị bệnh tiền đình, căn bệnh mãn tính ấy hành hạ chị bao nhiêu năm trời và là nỗi lo lớn trong cuộc sống của chị.

“Làm cả tháng được vài ba triệu, cũng chả dư đồng nào để mà tích lũy, nhưng đi viện 1 lần là có khi bay hết cả chục triệu. Nhiều khi còn phải vay mượn để mà chạy chữa”, chị Hiếu thở dài. Bởi theo chị, bệnh của chị hàng năm đều phải vào BV nằm vài ngày.

“Nhiều lần đang thả lưới thấy choáng là ngay lập tức tôi phải vào bờ ngay. Vì nếu không xử lý nhanh còn trên thuyền thì cũng không biết chuyện gì xảy ra. Đang cơn tiền đình mà ngã xuống sông thì xác định khó mà có cơ hội sống sót”, chị bảo.

Khó khăn là thế nhưng không có hỗ trợ về y tế, chị cho biết năm trước chị có mua bảo hiểm y tế, số tiền đóng một năm là 850 nghìn đồng. Tuy nhiên chị cũng chỉ mua được một năm, còn năm nay thì không nghĩ đến nữa. “Bệnh của mình có bảo hiểm y tế cũng không giải quyết được nhiều”, chị nói.

Cũng như chị Hiếu, bà Mai, ở xóm Phao, phường Ngọc Thụy, mỗi khi trái gió trở trời đều đau nhức hai cánh tay. Bà kể, có lần bà đi làm ngoài phố bị ngã xe đạp gãy xương. Vào BV, bà đã được các bác sĩ băng bó, chạy chữa… nhưng khi về nhà do thiếu kiến thức về y tế, cũng bởi còn bận trông cháu đỡ con cái nên bà không giữ được. Một thời gian sau mặc dù đã tháo bột nhưng bà vẫn thấy đau và khó chịu, bác sĩ kiểm tra thì phát hiện xương đã bị chệch.

“Thế là cánh tay yếu hẳn, không làm được nhiều như những ngày trước. Giờ có muốn làm cỏ, làm ruộng cũng rất khó khăn. Thế nên lại đành đi nhặt giấy, nhặt rác”, bà Mai cho biết.

Cũng như chị Hiếu, bà Mai cho biết, bà rất sợ đến BV. Việc ốm đau chưa rõ, nhưng cứ đến là mất tiền, mà với cuộc sống đến miếng ăn còn khó khăn thì có bất cứ vấn đề gì xảy ra với sức khỏe đều khiến cuộc sống của những người nơi đây thêm lao đao.

Sống trên sông khó khăn là vậy, tương lai của lũ trẻ cũng mờ mịt là vậy, nhưng ước vọng lên bờ đối với những người dân nghèo nơi bãi sông lại vô cùng xa vời. Chị Yến khi được hỏi về điều này đã than thở, vốn sinh ra chị chẳng phải là người sông nước, nhưng thuyền theo lái gái theo chồng, chị cùng chồng đồng cam cộng khổ trên chiếc thuyền nhỏ hẹp. Lên bờ sống thì ai cũng muốn, nhưng lên đó thì tiền đâu ra để mua đất, làm nhà.

“Cũng có lúc đã tính đến chuyện thuê nhà để con cái sống đỡ khổ, nhưng rồi lại phát sinh thêm chi phí tiền nhà, tiền sinh hoạt… nên có lẽ chúng tôi cũng không dám mơ”, chị Yến cho hay.

Cũng vậy, anh Đường bảo, việc anh được chủ vườn cho ở nhờ trên túp lều giữa vườn đào không lấy phí đã là may mắn rất lớn. Với thu nhập của anh tháng vỏn vẹn 3 - 4 triệu đồng, công việc đánh bắt cá của anh chị cũng chỉ tầm ấy, còn phải nuôi hai đứa con nhỏ đang độ tuổi đi học thì tiền dư hàng tháng còn không có, nói gì đến tích cóp để mà mua nhà, mua đất. “Nếu có công việc cho thu nhập đều vài chục triệu đồng mới có thể hy vọng mua chung cư để mà lên bờ, chứ với tiền của hai người cộng lại không tiêu gì cũng chỉ có mấy triệu bạc thì đến đời nào mới mua được nhà?”, anh Đường than thở.

Có lẽ cũng bởi thế, nên với bà Mai, cuộc sống ba thế hệ của bà đã gắn liền với cái xóm Phao, sự khổ cực cũng trở thành điều quá đỗi bình thường trong cuộc sống của bà. Người ta có nhà cửa trên bờ đó là phúc phận, chứ với cảnh ngày kiếm được 100 - 200 nghìn đồng/ngày như bà, như các con bà thì mong gì đến chuyện lên bờ mà sinh sống. Đến thuê nhà còn chẳng ai dám mơ, nói gì đến chuyện sở hữu mà ung dung lên đất…

(Còn nữa)

Chuyện ở "xóm trên sông": Kỳ 1: Sống cảnh "ba không"
Kỳ 2: Bấp bênh tương lai của những đứa trẻ dưới bến sông
Duy Linh
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
AI sẽ là cánh tay nối dài, nhưng con người vẫn là yếu tố cốt lõi quyết định

AI sẽ là cánh tay nối dài, nhưng con người vẫn là yếu tố cốt lõi quyết định

Ngày 23/11, Đại hội Sales và Marketing toàn quốc VSMCamp và Hội nghị cấp cao các Giám đốc Sales và Marketing CSMOSummit năm 2024 đã khép lại sau hai ngày tổ chức với gần 50 bài tham luận và phiên tham luận lớn nhỏ. Sự kiện tiếp tục ghi dấu một mùa thành công khi đã thu hút gần 1.000 lượt người tham dự, cùng hàng trăm tin tức được đăng tải trên các phương tiện truyền thông.
Tuyên dương cán bộ trẻ có nhiều sáng kiến cải cách hành chính nổi bật

Tuyên dương cán bộ trẻ có nhiều sáng kiến cải cách hành chính nổi bật

Ngày 23/11, Thành đoàn Hà Nội tổ chức chương trình “Tuyên dương cán bộ, công chức, viên chức trẻ giỏi thành phố Hà Nội năm 2024”. Đó là các cán bộ tiêu biểu có nhiều sáng kiến cải cách hành chính, góp phần nâng cao hiệu quả công tác phục vụ, triển khai chính quyền điện tử.
Hà Nội triển khai quy định về định danh và xác thực điện tử

Hà Nội triển khai quy định về định danh và xác thực điện tử

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Hà Minh Hải vừa ký Công văn số 3878/UBND-CATP ngày 21/11/2024 về việc triển khai thực hiện Nghị định 69/2024/NĐ-CP ngày 25/6/2024 của Chính phủ quy định về định danh và xác thực điện tử.
Quy định về chỉ huy, điều khiển giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông

Quy định về chỉ huy, điều khiển giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông

Bộ Công an vừa ban hành Thông tư số 69/2024/TT-BCA quy định về chỉ huy, điều khiển giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông. Thông tư có hiệu lực từ ngày 1/1/2025; thay thế Thông tư số 26/2017/TT-BCA ngày 22/8/2017 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về chỉ huy, điều khiển giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông.
Tình trạng các đoàn xe đạp thể thao đi vào cao tốc: cần chế tài đủ sức răn đe

Tình trạng các đoàn xe đạp thể thao đi vào cao tốc: cần chế tài đủ sức răn đe

Tình trạng các đoàn xe đạp thể thao đi vào cao tốc, gây nguy hiểm cho các phương tiện khác đang tham gia giao thông đã được báo chí phản ánh nhiều lần. Để ngăn chặn dứt điểm tình trạng trên, thời gian tới lực lượng chức năng đề xuất tăng chế tài xử lý, lắp thêm camera giám sát giao thông...
Chất lượng văn bản chi tiết giúp Luật Thủ đô phát huy trong thực tiễn

Chất lượng văn bản chi tiết giúp Luật Thủ đô phát huy trong thực tiễn

TS. Đoàn Thị Tố Uyên, Trưởng Khoa Pháp luật Hành chính - Nhà nước, Trường Đại học Luật Hà Nội cho biết, chất lượng của các văn bản quy định chi tiết là yếu tố quyết định để Luật Thủ đô 2024 phát huy được tác dụng trong thực tiễn.
Miền Bắc sắp đón đợt không khí lạnh mới, nền nhiệt giảm sâu

Miền Bắc sắp đón đợt không khí lạnh mới, nền nhiệt giảm sâu

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hiện nay (24/11), một bộ phận không khí lạnh mạnh đang di chuyển xuống phía Nam.
Dự báo thời tiết 24/11: miền Bắc nắng nhẹ, trời mát; miền Trung mưa giảm dần

Dự báo thời tiết 24/11: miền Bắc nắng nhẹ, trời mát; miền Trung mưa giảm dần

Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia vừa phát đi dự báo thời tiết cho Hà Nội và các vùng trên cả nước, bao gồm vùng biển ngày 24/11.
Tăng cường khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu của cộng đồng ven biển thuộc Đồng bằng Sông Cửu Long

Tăng cường khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu của cộng đồng ven biển thuộc Đồng bằng Sông Cửu Long

Lần đầu tiên người dân tự biết cách đo mức độ hấp thụ carbon từ các loài cây khác nhau trong rừng ngập mặn, tạo ra nền móng cơ bản mang tính khoa học để Cục Lâm nghiệp đưa ra hướng dẫn cách đo carbon trong rừng ngập mặn cho toàn quốc. Với sự tham gia tích cực của cộng đồng, số vụ vi phạm pháp luật về lâm nghiệp giảm đáng kể trong khi thu nhập bình quân của các hộ gia đình dựa vào sinh kế liên quan đến rừng ngập mặn tăng rõ rệt. Đây là những kết quả nổi bật được chia sẻ tại lễ tổng kết dự án “Tăng cường khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu của cộng đồng ven biển thuộc Đồng bằng Sông Cửu Long – giai đoạn 1” diễn ra tại thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng.
Các môn thi học sinh giỏi lớp 9 bậc THCS năm 2024-2025 có sự thay đổi như thế nào?

Các môn thi học sinh giỏi lớp 9 bậc THCS năm 2024-2025 có sự thay đổi như thế nào?

Theo kế hoạch tổ chức kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp Thành phố các môn văn hóa lớp 9 bậc THCS năm học 2024-2025, Sở GD&ĐT Hà Nội quy định số môn thi là 7 môn.
Chỉ cấm dạy thêm nếu giáo viên vi phạm đạo đức nghề nghiệp

Chỉ cấm dạy thêm nếu giáo viên vi phạm đạo đức nghề nghiệp

Giải trình, làm rõ các vấn đề đại biểu Quốc hội góp ý xây dựng dự thảo Luật Nhà giáo, trả lời câu hỏi về việc “yêu cầu nhóm yếu học thêm” và có chính sách đáp ứng nhu cầu được học thêm của học sinh, phụ huynh, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, chủ trương của Bộ không cấm giáo viên dạy thêm, chỉ cấm nếu họ vi phạm đạo đức nghề nghiệp.
“Hộp tri ân” - nơi chứa đựng những tình cảm yêu thương, biết ơn dành cho thầy cô

“Hộp tri ân” - nơi chứa đựng những tình cảm yêu thương, biết ơn dành cho thầy cô

Trong tuần lễ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam, 55 tập thể lớp của trường THPT Việt Đức (Hà Nội) đã cùng nhau tạo nên những “Hộp tri ân” bày tỏ tấm lòng yêu thương, biết ơn dành cho các thầy, cô giáo.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động