Thứ bảy 01/04/2023 02:55

Chuyển đổi số phải là công cụ quan trọng trong xây dựng kinh tế - xã hội

Ngày 20/8/2022, Văn phòng Chính phủ đã có Thông báo số 253/TB-VPCP kết luận Phiên họp lần thứ ba của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số ngày 08/8/2022. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số chủ trì Phiên họp này.
Chuyển đổi số phải là công cụ quan trọng trong xây dựng kinh tế - xã hội
Chuyển đổi số phải là công cụ quan trọng trong xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, gắn với chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả.

Thông báo kết luận nêu rõ, chuyển đổi số phải là công cụ quan trọng trong xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, gắn với chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả. Đổi mới công nghệ, đa dạng hóa thị trường, các chuỗi cung ứng, sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm để góp phần phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Phát huy tinh thần đoàn kết, chia sẻ, càng khó khăn, thách thức càng phải đoàn kết, đây là truyền thống quý báu của dân tộc cũng là quan điểm xuyên suốt. Tránh mọi tư duy cát cứ thông tin, số liệu, dữ liệu, cục bộ, sợ mất lợi ích va chạm.

Liên tục đổi mới, có tư duy đột phá và tầm nhìn chiến lược, phát huy tính chủ động, sáng tạo của các bộ, ngành, địa phương và mỗi cá nhân, tổ chức. Chuyển đổi số phải để người dân, doanh nghiệp hưởng lợi từ dịch vụ công, tiện ích xã hội thuận tiện hơn, nhanh hơn, hiệu quả hơn. Tạo thói quen cho người dân, doanh nghiệp sử dụng các dịch vụ trực tuyến thông qua tuyên truyền, hướng dẫn. Mọi chính sách hướng đến người dân và phải có công dân số.

Huy động hiệu quả mọi nguồn lực tham gia chuyển đổi số; phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, sự ủng hộ, tham gia tích cực của cộng đồng doanh nghiệp và người dân. Việc chuyển đổi số được triển khai trên tất cả các lĩnh vực, ngành nghề nhưng phải có trọng tâm, trọng điểm, tránh tình trạng "trăm hoa đua nở"; dễ làm trước, khó làm sau, đi từ thấp đến cao, từ nhỏ đến lớn, từ đơn giản đến phức tạp và thực hiện một cách thực chất, tránh đầu tư dàn trải, lãng phí.

Phải nói đi đôi với làm, "không đánh trống bỏ dùi", đặc biệt tránh mọi biểu hiện hình thức. Không để hiện tượng dịch vụ công trực tuyến thì nhiều nhưng người dân sử dụng ít; các nền tảng thì nhiều, cơ sở dữ liệu thì lớn nhưng tính đồng bộ, liên thông thấp. Các bộ, ngành, địa phương phải có cơ chế chia sẻ, dùng chung để khai thác hiệu quả dữ liệu và phải có nguồn lực để đầu tư tiếp.

Đảm bảo hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, người dân và doanh nghiệp; coi trọng công tác truyền thông, tạo sự ủng hộ, đồng thuận của người dân, doanh nghiệp.

Đẩy mạnh triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ chuyển đổi số

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu từ nay đến hết năm 2022 và thời gian tới, Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tích cực, chủ động hơn nữa, quyết liệt chỉ đạo, tổ chức triển khai, tạo ra phong trào, xu thế, bố trí nguồn lực thực hiện các nhiệm vụ chuyển đổi số của bộ, cơ quan, địa phương mình.

Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính trong triển khai chuyển đổi số; khẩn trương ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật phục vụ chuyển đổi số; đẩy mạnh triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm được phân công tại Kế hoạch hoạt động của Ủy ban năm 2022, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia tại các Phiên họp của Ủy ban, đặc biệt là 12 nhiệm vụ chưa hoàn thành và những nhiệm vụ 6 tháng cuối năm. Tập trung chỉ đạo xây dựng Chính phủ số, nền kinh tế số, xã hội số thực chất, hiệu quả ở tất cả các cấp, các ngành, lĩnh vực.

Tập trung kết nối với các nền tảng dùng chung; khẩn trương xây dựng, nâng cấp các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành và đẩy mạnh kết nối với Trung tâm thông tin, chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, hình thành Hệ thống thông tin phục vụ công tác chỉ đạo điều hành của Chính phủ dựa trên dữ liệu theo thời gian thực, bảo đảm đồng bộ, nhất quán, chính xác.

Cung cấp các tiện ích phục vụ người dân, doanh nghiệp

Các Bộ, ngành, địa phương tập trung chỉ đạo, rà soát, đánh giá an toàn thông tin, an ninh mạng và triển khai các giải pháp bảo đảm an ninh, an toàn các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu, tránh lộ lọt thông tin.

Đẩy mạnh công tác số hóa, xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ quản lý, khai thác, chỉ đạo, điều hành của địa phương và kết nối, chia sẻ dữ liệu với hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ, Trung tâm thông tin, chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; đồng thời, cung cấp các tiện ích phục vụ người dân, doanh nghiệp. Lựa chọn và công bố các nền tảng số mà địa phương mình tập trung thúc đẩy trong năm 2022 để giải quyết các vấn đề của người dân trong phát triển kinh tế - xã hội. Triển khai hoạt động Tổ công nghệ số cộng đồng hiệu quả hơn, tích cực hơn để hỗ trợ, hướng dẫn người dân sử dụng các nền tảng số.

Tập trung phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ chuyển đổi số và bảo đảm an ninh, an toàn thông tin cho các hệ thống thông tin của cơ quan nhà nước, đây là việc rất quan trọng. Tăng cường hợp tác quốc tế trong chuyển đổi số, trao đổi chia sẻ kinh nghiệm.

Tăng cường công tác tuyên truyền về lợi ích của chuyển đổi số đến người dân, doanh nghiệp; giúp người dân, doanh nghiệp nâng cao nhận thức, hiểu rõ về lợi ích và hiệu quả. Các cơ quan truyền thông nghiên cứu, bố trí dành thời lượng nhất định để truyền thông về chuyển đổi số.

Chú trọng nâng cao tốc độ mạng băng rộng cố định

Bộ Thông tin và Truyền thông tổng hợp việc triển khai các nhiệm vụ theo Kế hoạch của Ủy ban Quốc gia và chỉ đạo của Lãnh đạo Chính phủ; thường xuyên đôn đốc, kịp thời báo cáo để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc.

Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo triển khai kết nối Mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước đến các xã chưa được kết nối (còn 3% xã), phấn đấu hoàn thành kết nối 100% xã trên toàn quốc trong Quý III/2022. Cùng các tập đoàn, doanh nghiệp công nghệ thông tin đầu tư triển khai hạ tầng số để đáp ứng nhu cầu chuyển đổi số, trong đó chú trọng nâng cao tốc độ mạng băng rộng cố định, mạng băng rộng di động.

Xây dựng, triển khai hệ thống phục vụ theo dõi, kiểm tra thực hiện chương trình, kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, bảo đảm đầu tư tập trung, đúng mục tiêu, có hiệu quả.

Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương tiếp tục tổ chức triển khai hiệu quả Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Thúc đẩy hoàn thiện các Nghị định liên quan đến giao dịch điện tử.

Hà Nội thực hiện chuẩn hóa và làm sạch dữ liệu trẻ em phục vụ chuyển đổi số Hà Nội thực hiện chuẩn hóa và làm sạch dữ liệu trẻ em phục vụ chuyển đổi số
Thúc đẩy chuyển đổi số trong phát triển du lịch nông thôn Thúc đẩy chuyển đổi số trong phát triển du lịch nông thôn
Đẩy mạnh phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số Đẩy mạnh phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số
Chuyển đổi số cho doanh nghiệp nhỏ và vừa do nữ làm chủ Chuyển đổi số cho doanh nghiệp nhỏ và vừa do nữ làm chủ
Nhiều doanh nghiệp Hà Nội được tiếp cận với giải pháp chuyển đổi số trong kinh doanh Nhiều doanh nghiệp Hà Nội được tiếp cận với giải pháp chuyển đổi số trong kinh doanh
Trung Kiên
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Lý do EVN lỗ hơn 26 nghìn tỷ?

Lý do EVN lỗ hơn 26 nghìn tỷ?

Ngày 31/3, tại Hà Nội, Bộ Công Thương tổ chức họp báo công bố kết quả kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN). Theo đó, EVN bị lỗ tổng cộng hơn 26.200 tỷ đồng và đang đối diện nguy cơ mất cân đối tài chính
Sự tử tế của người đàn ông khi nhặt được chiếc ví ở bờ hồ Hoàn Kiếm

Sự tử tế của người đàn ông khi nhặt được chiếc ví ở bờ hồ Hoàn Kiếm

Ngày 31/3, thông tin từ Công an phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, đơn vị đã tìm, liên hệ và trao trả tài sản cho một công dân khi đánh rơi ở hồ Hoàn Kiếm
Thanh Hóa chỉ đạo siết chặt công tác quản lý di tích lịch sử - văn hóa

Thanh Hóa chỉ đạo siết chặt công tác quản lý di tích lịch sử - văn hóa

UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có văn bản chỉ đạo tăng cường công tác quản lý hoạt động bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn...
Đường vành đai Tân An tạo sức bật hạ tầng đô thị

Đường vành đai Tân An tạo sức bật hạ tầng đô thị

Công trình Đường Vành đai TP Tân An (bao gồm cầu bắc qua sông Vàm Cỏ Tây) đang dần hoàn thiện. Đây được xem là tuyến đường huyết mạch cho sự phát triển của TP Tân An, tạo sức bật hạ tầng đô thị thành phố trẻ.
Hải Phòng phấn đấu đi đầu cả nước trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Hải Phòng phấn đấu đi đầu cả nước trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Mục tiêu xây dựng và phát triển Hải Phòng trở thành thành phố đi đầu cả nước trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá; động lực phát triển của vùng Bắc Bộ và của cả nước; có công nghiệp phát triển hiện đại, thông minh, bền vững.
Hà Nội sẽ nghiên cứu tiêu chí về việc đỗ, để phương tiện ở hè phố

Hà Nội sẽ nghiên cứu tiêu chí về việc đỗ, để phương tiện ở hè phố

Sáng 31/3, Thường trực Thành ủy, HĐND, UBND TP tổ chức Hội nghị giao ban quý I/2023 với lãnh đạo quận, huyện, thị xã theo hình thức trực tuyến, để bàn về 3 nội dung liên quan đến quản lý, sử dụng hè phố, lòng đường,...
Thời tiết hôm nay 31/3: Bắc Bộ sáng và đêm có mưa, Nam Bộ nắng nóng

Thời tiết hôm nay 31/3: Bắc Bộ sáng và đêm có mưa, Nam Bộ nắng nóng

Dự báo thời tiết hôm nay 31/3, Bắc Bộ đêm và sáng có mưa, trời rét trước khi đón đợt nắng nóng. Tây Nguyên và Nam Bộ, chiều tối và đêm mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng, có nơi nắng nóng.
Hơn 1 tấn lợn đã chết sẽ được tiêu thụ ra sao nếu không bị phát hiện?

Hơn 1 tấn lợn đã chết sẽ được tiêu thụ ra sao nếu không bị phát hiện?

Qua kiểm tra cơ sở giết mổ lợn tại nhà bà Lương Thị Quỳnh Như, lực lượng chức năng phát hiện cơ sở này đang giết mổ 15 con lợn đã chết không rõ nguyên nhân...
Hà Nội: Đẩy nhanh tiến độ cấp nước sạch, xử lý thoát nước và nước thải

Hà Nội: Đẩy nhanh tiến độ cấp nước sạch, xử lý thoát nước và nước thải

Theo UBND TP Hà Nội, đến nay, tổng nguồn nước sạch tập trung cung cấp cho TP đạt khoảng 1.530.000 m3/ngày đêm, đáp ứng 100% nhu cầu sử dụng nước của dân cư đô thị và hoàn thành phủ mạng cấp nước khu vực nông thôn cho khoảng 27 xã, 85% khu vực nông thôn được tiếp cận nước sạch.
Vĩnh Phúc: Hơn 30 trường tham gia Ngày hội tư vấn tuyển sinh Đại học năm 2023

Vĩnh Phúc: Hơn 30 trường tham gia Ngày hội tư vấn tuyển sinh Đại học năm 2023

Ngày hội tư vấn tuyển sinh Đại học năm 2023 sẽ được tổ chức vào ngày 2/4 tại Trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc. Tại đây, Phụ huynh và học sinh trên địa bàn Vĩnh Phúc sẽ được cung cấp đầy đủ các thông tin liên quan đến công tác tuyển sinh Đại học năm 2023...
Hành trình tìm kiếm những tài năng Marketing

Hành trình tìm kiếm những tài năng Marketing

Với sự bùng nổ của mạng xã hội trong thời kì kỹ thuật số, Marketing ngày càng khẳng định vị thế của mình và là một trong những ngành tiềm năng nhất, thu hút sự quan tâm của phần lớn giới trẻ Việt Nam.
Những điều cần biết về kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 trên địa bàn Vĩnh Phúc

Những điều cần biết về kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 trên địa bàn Vĩnh Phúc

Khác với các năm trước, kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm 2023 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có một số những điểm mới mà thí sinh cần lưu ý như đăng ký thi và xem kết quả tuyển sinh trực tuyến; học sinh có khoảng 5 đến 7 ngày để thay đổi nguyện vọng tuyển sinh; phương án tuyển sinh vào các trường THPT ngoài công lập...

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn X
Phiên bản di động