Nhiều doanh nghiệp Hà Nội được tiếp cận với giải pháp chuyển đổi số trong kinh doanh
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênÔng Đỗ Huy Chiến - Chủ tịch Liên minh HTX TP Hà Nội: Từ nhiều năm nay, Thường trực Liên minh HTX TP luôn trăn trở giải đáp một bài toán khó trong quá trình thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm cho các HTX thành viên |
Tiếp tục triển khai biên bản hợp tác đã ký kết giữa Bộ Công thương - UBND TP Hà Nội
Việc phát triển thương mại điện tử đối với các sản phẩm nông sản, đặc sản địa phương cũng được xác định là một trong những phương thức phân phối mới, tạo tiền đề cho thúc đẩy cách mạng công nghiệp 4.0, hướng sản xuất tới các tiêu chuẩn của thị trường trong nước và quốc tế.
Chia sẻ với các doanh nghiệp về những khó khăn, thuận lợi trong sản xuất, tiêu thụ hàng hóa nông sản an toàn tại thị trường trong nước và nước ngoài với xu hướng mới, ông Bùi Huy Hoàng - đại diện Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công thương cho biết, thị trường thương mại điện tử ở Việt Nam thời gian qua đã có những bước phát triển đáng ghi nhận, được xem là một thị trường tiềm năng và có tốc độ tăng trưởng liên tục cao trong khu vực. Chuyển đối số trong ngành Công thương là một định hướng quan trọng của Bộ Công thương thực hiện chiến lược chuyển đổi số quốc gia được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Ban cán sự đảng Bộ Công thương đã ban hành Nghị quyết số 33-NQ/BCSĐ thực hiện Chương trình chuyển đổi số của Bộ Công thương giai đoạn 2022 – 2025 và xác định tập trung vào những nhóm giải pháp đồng bộ hướng tới người dân, doanh nghiệp, địa phương là chìa khóa để tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Chính vì vậy, từ cuối năm 2020 đến nay, Bộ Công thương đã triển khai đồng loạt nhiều chương trình, hoạt động thúc đẩy thị trường phát triển thương mại điện tử và các giải pháp số hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã ứng dụng thương mại điện tử như “Ngày mua sắm trực tuyến Quốc gia Online Friday”, “Gian hàng Việt trực tuyến” trên các sàn TMĐT, Chương trình Go-Online… hay các chương trình hợp tác thương mại điện tử với các nền tảng thương mại điện tử quốc tế lớn để hỗ trợ doanh nghiệp hướng tới xuất khẩu qua thương mại điện tử xuyên biên giới.
Bên cạnh đó, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) đã chủ động phối hợp với các Sở ngành các tỉnh, thành phố tổ chức các hoạt động thương mại điện tử với kết nối với các sàn thương mại điện tử lớn tại Việt Nam là Sendo.vn, Voso.vn, Postmart, Tiki.vn, Shopee, Lazada… triển khai các Hội nghị đào tạo tập huấn về kỹ năng thương mại điện tử cho doanh nghiệp, HTX, cán bộ quản lý địa phương hay Hội nghị xúc tiến tiêu thụ nông sản, đặc sản địa phương qua thương mại điện tử, nhiều sự kiện quy mô lớn, nhỏ như đào tạo tập huấn và kết nối thương mại điện tử với hàng nghìn doanh nghiệp tiếp cận và đã đạt được những kết quả hết sức tích cực, đã thúc đẩy xu hướng chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ, ứng dụng thương mại điện tử và chuyển đổi mô hình kinh doanh.
Cùng với các hoạt động kết nối thương mại điện tử, thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa qua thương mại điện tử, các giải pháp chuyển đổi số cho doanh nghiệp cũng được giới thiệu và triển khai như áp dụng truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông sản, giải pháp tài chính số cho doanh nghiệp, phương thức quản lý doanh nghiệp không dùng tiền mặt, giải pháp logistics thông minh… đến từ các đối tác của chương trình. Rất nhiều thông tin hoạt động đã triển khai hoặc sắp tổ chức được đăng tải rộng rãi trên trang www.tuhaoviet.vn - Cổng thông tin chính thức của Bộ Công Thương hưởng ứng cuộc vận động Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt.
Ông Bùi Huy Hoàng - đại diện Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công thương |
Năm 2022, bên cạnh đẩy mạnh kết nối thương mại điện tử theo địa phương, Bộ Công Thương (Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số) định hướng kết nối theo vùng (như khu vực miền Bắc, miền Trung, miền Nam và ĐBSCL) theo hướng phối hợp đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ trên cả kênh truyền thống và thương mại điện tử tại thị trường trong nước và hướng đến xuất khẩu; tổ chức các chương trình kết nối thương mại điện tử, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm địa phương trên thương mại điện tử; đào tạo tập huấn cho doanh nghiệp sản xuất, hợp tác xã phân phối trên thương mại điện tử một cách hiệu quả.
Vào chiều 18/8, tại Hà Nội, Liên minh Hợp tác xã TP Hà Nội phối hợp với Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Thương mại Du lịch thành phố Hà Nội (HPA) tổ chức Hội nghị Xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm cho các hợp tác xã với chuyên đề “Nông sản an toàn, rõ nguồn gốc xuất xứ” nhằm đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã của Hà Nội và các tỉnh, thành phố tiếp cận hệ thống phân phối hiện đại, qua đó nâng cao kỹ năng, phương pháp quản lý, vận hành xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh hợp lý, ngày một phát triển, góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa Hà Nội với các tỉnh, TP.
Hội nghị được tổ chức trong khuôn khổ Hội chợ Xúc tiến thương mại nông nghiệp, sản phẩm OCOP thành phố Hà Nội năm 2022 (Hanoi Agriculture Fair 2022). Đây là sự kiện nhằm tiếp tục triển khai biên bản hợp tác đã ký kết giữa Bộ Công thương, UBND TP Hà Nội và Tập đoàn AEON Nhật Bản, hướng đến mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu hàng Việt Nam thông qua hệ thống của AEON đạt 500 triệu USD vào năm 2020 và đạt 1 tỷ USD vào năm 2025; trong bối cảnh Hà Nội tiếp tục thực hiện mục tiêu kép là thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu dịch bệnh COVID-19 và phát triển kinh tế.
Theo ông Đỗ Huy Chiến - Chủ tịch Liên minh HTX TP Hà Nội, từ nhiều năm nay, Thường trực Liên minh HTX TP luôn trăn trở giải đáp một bài toán khó trong quá trình thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm cho các HTX thành viên. Đó là làm sao để xây dựng các chuỗi giá trị, kết nối từ khâu sản xuất đến phân phối - tiêu thụ sản phẩm, rút ngắn khoảng cách giữa nhà tiêu thụ và nhà sản xuất, qua đó thúc đẩy phát triển nguồn cung cấp cũng như tìm đầu ra cho các sản phẩm có chất lượng cao, đặc biệt là sản phẩm nông sản an toàn, đạt tiêu chuẩn chất lượng.
Do đó, hàng năm Liên minh HTX TP đã xây dựng kế hoạch và triển khai nhiều chương trình hỗ trợ xúc tiến thương mại cho các HTX thành viên có hiệu quả như tư vấn, kết nối và hỗ trợ xúc tiến thương mại cho các hợp tác xã, doanh nghiệp thành viên trên toàn TP qua các hội nghị, hội chợ, đoàn công tác, diễn đàn... Qua đó, các hợp tác xã, doanh nghiệp đã từng bước đổi mới tư duy, nhận thức trong quản lý kinh tế, quản trị doanh nghiệp, không ngừng nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm phục vụ thị trường; nhiều hợp tác xã đã đạt được những thỏa thuận, ký kết tiêu thụ và phân phối sản phẩm với các doanh nghiệp trên cả nước với hàng trăm hợp đồng tiêu thụ sản phẩm, cung cấp thịt cá, rau củ quả các loại, các sản phẩm thực phẩm chế biến an toàn, đạt tiêu chuẩn chất lượng với các đại lý phân phối, các nhà hàng, bếp ăn tập thể, các hệ thống siêu thị như Saigon Coop, Lotte, Winmart và các bếp ăn Khu công nghiệp…).
Tại hội nghị, đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư, lãnh đạo Liên minh HTX một số tỉnh, TP, lãnh đạo các HTX tham dự cùng các chuyên gia cũng đã chia sẻ ý kiến, trao đổi những thuận lợi, khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh và chuyển đổi số doanh nghiệp |
Đại diện lãnh đạo Liên minh HTX Thành phố mong muốn sau hội nghị sẽ có thêm nhiều hợp đồng hợp tác giữa các bên trong chuỗi sản xuất – tiêu thụ nông sản an toàn để cung cấp những sản phẩm ngon, đảm bảo chất lượng tới người tiêu dùng Thủ đô và bạn bè quốc tế.
Chủ động tiếp cận và ứng dụng công nghệ
Tại hội nghị, đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư, lãnh đạo Liên minh HTX một số tỉnh, TP, lãnh đạo các HTX tham dự cùng các chuyên gia cũng đã chia sẻ ý kiến, trao đổi những thuận lợi, khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh và chuyển đổi số doanh nghiệp. Có thể nói, chuyển đổi số hiện nay đối với nhiều doanh nghiệp, HTX địa phương còn khó khăn nhưng đây là xu hướng tất yếu khách quan, là động lực quan trọng để phát triển kinh tế xã hội nhanh và bền vững, tránh bị tụt hậu. Chính vì vậy, các HTX địa phương cần khẩn trương, kiên trì, liên tục; kế thừa những thành tựu phát triển công nghệ, các ứng dụng và dữ liệu số đã có, đi đôi với đổi mới sáng tạo và quan trọng nhất chính là sự chủ động tiếp cận và ứng dụng công nghệ của chính những chủ thể kinh doanh.
Các sàn TMĐT, các doanh nghiệp, nhà phân phối, các hợp tác xã cũng đã tư vấn, hỗ trợ các đơn vị tiêu thụ sản phẩm nông sản an toàn trên nền tảng số, cơ chế tham gia các sàn TMĐT… |
Ông Bùi Huy Hoàng chia sẻ thêm: “Chúng tôi luôn mong muốn được tiếp tục phối hợp với các Bộ ngành Trung ương, Liên minh HTX, UBND các tỉnh, thành phố, các Sở ngành địa phương để phát triển các hoạt động chuyển đổi số, thúc đẩy ứng dụng thương mại điện tử mang lại lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp, cho người dân”.
Cũng tại hội nghị, các sàn TMĐT, các doanh nghiệp, nhà phân phối, các hợp tác xã cũng đã tư vấn, hỗ trợ các đơn vị tiêu thụ sản phẩm nông sản an toàn trên nền tảng số, cơ chế tham gia các sàn TMĐT…
Hà Nội đẩy mạnh liên kết, hỗ trợ các địa phương tiêu thụ nông sản | |
Tăng cường hỗ trợ tiêu thụ nông sản tại thị trường trong nước | |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại