Thứ sáu 26/04/2024 06:23

Chủ xe thuê tài xế dùng bằng giả sẽ bị xử lý như thế nào?

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Luật sư Lê Quỳnh Anh cho biết, khi thuê tài xế, chủ xe phải có trách nhiệm kiểm tra, giám sát theo quy định của pháp luật. Nếu xảy ra tai nạn thì chủ xe phải bồi thường thiệt hại và có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Chủ xe thuê tài xế dùng bằng giả sẽ bị xử lý như thế nào?

Xe khách 29 chỗ chở quá số người quy định bị lực lượng Cảnh sát giao thông phát hiện.

Mới đây, Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Hải Dương đã phát hiện Nguyễn Trung Kiên, SN 1984, trú tại phường Hà Tu, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh điều khiển xe khách 29 chỗ BKS 14B - 025.97 di chuyển theo chiều Hải Phòng - Hưng Yên chở 41 hành khách.

Bên cạnh đó, do chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép lái xe, Nguyễn Trung Kiên đã sử dụng bằng lái xe ô tô hạng E giả để điều khiển phương tiện. Nguyễn Trung Kiên đã bị lập biên bản về hành vi vi phạm và Công an TP Hải Dương đang tiến hành điều tra xác minh theo thẩm quyền.

Phân tích về mặt pháp lý, Luật sư Lê Quỳnh Anh, Công ty Luật Thuận Thiên cho biết, nếu sử dụng bằng lái xe giả người điều khiển phương tiện sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định tại khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP với mức phạt tiền từ 10-12 triệu đồng, tịch thu giấy phép lái xe giả.

Chủ xe thuê tài xế dùng bằng giả sẽ bị xử lý như thế nào?
Lái xe Nguyễn trung Kiên tại Cơ quan công an.

Bên cạnh đó, người sử dụng giấy phép lái xe giả còn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và không được cấp Giấy phép lái xe trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm.

Luật sư Quỳnh Anh cho biết thêm, theo quy định tại Điều 341 BLHS 2015 sửa đổi bổ sung 2017, Nguyễn Trung Kiên cố ý sử dụng bằng giả để qua mắt cơ quan chức năng đã có dấu hiệu cấu thành tội "Làm giả con dấu tài liệu của cơ quan tổ chức"; "Sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan tổ chức" theo Điều 341 BLHS 2015 với mức phạt tiền từ 30 – 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm….

Trong trường hợp sử dụng giấy phép lái xe giả gây tai nạn thì đây là tình tiết định khung theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 260 BLHS 2015. Nguyễn Trung Kiên sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội "Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ" với hậu quả xảy ra.

Chủ xe thuê tài xế dùng bằng giả sẽ bị xử lý như thế nào?
Luật sư Quỳnh Anh cho rằng, nếu xảy ra tai nạn, chủ xe phải bồi thường thiệt hại và có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Còn đối với chủ xe, khi thuê Nguyễn Trung Kiên lái phải có trách nhiệm kiểm tra, giám sát đúng theo quy định của pháp luật. Nếu trường hợp biết Nguyễn Trung Kiên có bằng lái xe ô tô giả nhưng vẫn giao quyền lái xe ô tô chở hành khách mà gây thiệt hại thì chủ sở hữu phải bồ thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

Trong trường hợp, Nguyễn Trung Kiên điều khiển xe gây thiệt hại tính mạng, thiệt hại về sức khỏe, tài sản cho người khác, chủ sở hữu xe có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ theo quy định tại Điều 264 BLHS 2015, sửa đổi bổ sung 2017.

Tài xế xe khách 29 chỗ dùng bằng lái giả chở 41 người từ Quảng Ninh đi Hưng Yên Tài xế xe khách 29 chỗ dùng bằng lái giả chở 41 người từ Quảng Ninh đi Hưng Yên

Do chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép lái xe nên Nguyễn Trung Kiên đã mua giấy phép lái xe trên mạng ...

Công Phương
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động