Thứ hai 29/04/2024 21:03

Chú trọng bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên sâu cho cán bộ tư pháp cơ sở

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Đó là kiến nghị của các xã, phường, thị trấn nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ cơ sở thực hiện tốt công tác xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.
Chú trọng bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên sâu cho cán bộ tư pháp cơ sở
Phường Vĩnh Phúc (quận Ba Đình, Hà Nội) với “điểm sáng” từ mô hình “5 thủ tục, 5 giải quyết tại chỗ” đem lại sự hài lòng cho người dân. Ảnh: Mộc Miên

Cán bộ tư pháp phải kiêm nhiệm nhiều “đầu việc”

Thông thường, cán bộ công chức tư pháp - hộ tịch là đầu mối tham mưu, giúp UBND Chủ tịch xã, phường, thị trấn hướng dẫn theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện quy định đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.

Do phải kiêm nhiệm nhiều vai trò, phần việc, chưa được tập huấn nhiều về quy trình rà soát, đánh giá, công nhận cấp xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. Cùng với tiêu chí xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật có phạm vi rất rộng nên khối lượng công việc của mỗi cán bộ tư pháp - hộ tịch khá cao.

Ngoài công việc chuyên môn, cán bộ tư pháp xã, phường, thị trấn còn phân công nhiệm vụ kiểm soát, tổng hợp, thiết lập hồ sơ trình UBND cấp quận, huyện để phê duyệt công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.

Bộ hồ sơ công nhận đạt chuẩn pháp luật gồm: Công văn; Danh mục tài liệu kiểm chứng; Bảng tổng hợp kết quả đánh giá sự hài lòng của công dân; Báo cáo đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật trong năm; Biên bản cuộc họp đánh giá của các ban ngành, đoàn thể địa phương.

Đồng hành với các hoạt động tổ hòa giải tại cơ sở, ngoài nắm bắt thông tin số lượng vụ việc mâu thuẫn xảy ra, số vụ việc hòa giải thành, cán bộ tư pháp còn thống kê số lượng hàng tháng, hàng quý, hàng năm để tổng hợp, báo cáo.

Trên thang điểm đánh giá tiêu chí đạt chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân ở cơ sở gắn với tình hình an ninh chính trị, an toàn xã hội, tình hình vi phạm pháp luật và đời sống của người dân, bởi vậy, các cán bộ cơ sở làm công tác tham mưu, góp ý xây dựng chương trình tuyên truyền pháp luật với nhiều hình thức, mô hình phù hợp thực tiễn.

Trong đó là các nội dung thiết thực, lợi ích hợp pháp của người dân như: Đất đai, hôn nhân gia đình, dân sự, bình đẳng giới và các quy ước tại địa bàn dân cư, tổ dân phố.

Thực hiện chuyển đổi số quốc gia trong cải cách thủ tục hành chính, cán bộ tư pháp là “hạt nhân” tuyên truyền viên pháp luật tại cơ sở.

Phường Vĩnh Phúc (quận Ba Đình, Hà Nội) với “điểm sáng” từ mô hình “5 thủ tục, 5 giải quyết tại chỗ” đã góp phần tạo hiệu quả trong công tác Cải cách hành chính, cải thiện và nâng cao Chỉ số Cải cách hành chính và Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính của cơ quan nhà nước. Nhờ đó, chỉ số rất hài lòng của người dân đạt 96,55 %, trong đó có 3,45% đánh giá hài lòng.

Mô hình “Đội hỗ trợ dịch vụ công trực tuyến tại nhà” tại phường Trúc Bạch (quận Ba Đình, Hà Nội) với sự tham gia của cán bộ tư pháp, cán bộ hành chính tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện Đề án 06 về “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ việc chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030” của Chính phủ.

"Gỡ" khó cho cán bộ cơ sở

Trong báo cáo đánh giá kết quả đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trên địa bàn phường Điện Biên (quận Ba Đình, Hà Nội) năm 2022, kết quả thực hiện các tiêu chí tiếp cận pháp luật có 5/5 tiêu chí tiếp cận pháp luật đạt từ 50% trở lên tổng số điểm tối đa. Tổng số điểm đạt 99/100 điểm và tiếp tục trở thành phường đạt chuẩn tiếp cận pháp luật nhiều năm liên tiếp.

Theo đồng chí Đặng Thành Công, Chủ tịch UBND phường Điện Biên, có được kết quả trên nhờ công tác chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra tại phường được chú trọng, quan tâm.

Mỗi cán bộ, công chức UBND phường, cán bộ cơ sở, nhân dân trên địa bàn được tiếp cận và nhận thức đúng đắn về mục đích, ý nghĩa của việc triển khai nhiệm vụ xây dựng phường đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, nghiêm túc tổ chức thực hiện Quyết định 619/2017/QĐ-TTg ngày 8/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ.

Ngay từ đầu năm, UBND phường đã ban hành Kế hoạch số 11/KH-UBND ngày 10/1/2022 trọng tâm công tác tư pháp năm 2022; Kế hoạch số 06/KH-UBND ngày 4/1/2022 về phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, chuẩn tiếp cận pháp luật, xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước trên địa bàn phường Điện Biên năm 2022.

Trong quá trình triển khai, Chủ tịch UBND phường Điện Biên họp các bộ phận chuyên môn, Công an phường, MTTQ phường triển khai kế hoạch, phân công nhiệm vụ chấm điểm phường đạt chuẩn tiếp cận pháp luật theo quy định.

Đồng thời, chỉ đạo bộ phận tư pháp phường kiểm soát, tổng hợp, thiết lập hồ sơ trình UBND quận Ba Đình phê duyệt, công nhận phường đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.

Bên cạnh điều kiện thuận lợi vẫn tồn tại thực trạng đó là nhiệm vụ xây dựng phường đạt chuẩn tiếp cận pháp luật có phạm vi rất rộng, liên quan đến nhiều lĩnh vực chuyên môn, cơ quan, đơn vị, các tổ chức chính trị, xã hội nên việc phối hợp đồng bộ, đánh giá thống nhất, toàn diện cần thêm quỹ thời gian thực hiện và tinh thần trách nhiệm cao.

Nhằm “gỡ” khó cho công tác xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, chủ tịch UBND phường Điện Biên nêu kiến nghị, cần tăng cường bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ công chức xã, phường, thị trấn.

Là cán bộ phụ trách tư pháp - hộ tịch phường Văn Quán (quận Hà Đông, Hà Nội), bà Nguyễn Thị Mai Hiên mong muốn cần có chính sách hỗ trợ kinh phí đối với cán bộ tư pháp và tổ chức nhiều buổi hội nghị, tập huấn để nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ phụ trách.

Việc chú trọng nâng cao nghiệp vụ, chuyên môn cho cán bộ tư pháp trong triển khai nhiệm vụ xây dựng phường đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, góp phần thực hiện hiệu quả Quyết định 619/2017/QĐ-TTg ngày 8/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ tại các cấp cơ sở.

“Đo” sự hài lòng của người dân làm tiêu chí để đạt chuẩn tiếp cận pháp luật “Đo” sự hài lòng của người dân làm tiêu chí để đạt chuẩn tiếp cận pháp luật
Công tác hòa giải ở cơ sở vẫn còn nhiều khoảng “trống” Công tác hòa giải ở cơ sở vẫn còn nhiều khoảng “trống”
Mộc Miên
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Cận cảnh bức tranh Panorama khổng lồ về Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ

Cận cảnh bức tranh Panorama khổng lồ về Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ

Điểm nhấn của Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là bức tranh Panorama khắc họa toàn cảnh Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ. Đây cũng là một trong 3 bức tranh tường lớn nhất thế giới.
Chiến sỹ CSGT tận tình giúp đỡ người dân đi lạc

Chiến sỹ CSGT tận tình giúp đỡ người dân đi lạc

16h30 ngày 28/4/2024, trong quá trình tuần tra kiểm soát trên tuyến Xuân Diệu - Tô Ngọc Vân, Tổ công tác Đội CSGT- TT, Công an quận Tây Hồ gặp 1 cụ già đi lạc, có biểu hiện bị lẫn và không nhớ cụ thể được địa chỉ gia đình.
Những hành động đẹp của người dân và Công an Thủ đô

Những hành động đẹp của người dân và Công an Thủ đô

Vừa qua, liên tiếp nhiều vụ việc người dân và du khách nước ngoài để quên, đánh rơi tài sản khi di chuyển trên đường phố Hà Nội đã được lực lượng công an cơ sở giúp đỡ, tìm và trao trả tài sản. Hành động nhiệt tình, tận tụy, vì Nhân dân phục vụ của Công an Thủ đô đã để lại nhiều ấn tượng đẹp trong lòng du khách và Nhân dân…
Các trung tâm thương mại trở thành nơi "trốn nóng" lý tưởng của người trẻ

Các trung tâm thương mại trở thành nơi "trốn nóng" lý tưởng của người trẻ

Trong dịp nghỉ lễ kéo dài năm nay, nếu như nhiều bạn trẻ theo "trend chữa lành” quyết định về quê hay đi du lịch... thì cũng không ít người lựa chọn tới các trung tâm thương mại làm nơi “trốn nóng” lý tưởng vào giữa buổi trưa.
Từng bước đưa vận tải đường sắt đô thị vào hoạt động

Từng bước đưa vận tải đường sắt đô thị vào hoạt động

Với tuyến Cát Linh - Hà Đông theo thống kê của Hanoi Metro, khi mới vận hành, vào các ngày cuối tuần, tàu vận chuyển được trên dưới 30.000 hành khách. Hiện nay vào các ngày làm việc, lượng hành khách ổn định trong khoảng 35.000-36.000 hành khách.
Gần 90 người thương vong trong ngày thứ 2 nghỉ lễ 30/4-1/5

Gần 90 người thương vong trong ngày thứ 2 nghỉ lễ 30/4-1/5

Ngày 28/4, toàn quốc xảy ra 71 vụ tai nạn giao thông khiến gần 90 người thương vong, Cảnh sát giao thông xử lý gần 4000 lái xe vi phạm nồng độ cồn.
Dự báo thời tiết ngày 30/4/2024: Hà Nội nắng nóng hơn 39 độ C

Dự báo thời tiết ngày 30/4/2024: Hà Nội nắng nóng hơn 39 độ C

Dự báo thời tiết ngày 30/4/2024, Hà Nội có mây, đêm không mưa; ngày nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt. Gió đông nam đến nam cấp 2-3. Nhiệt độ thấp nhất: 27-29 độ. Nhiệt độ cao nhất: 37-39 độ, có nơi trên 39 độ.
Dự báo thời tiết ngày 29/4/2024: Hà Nội tiếp diễn nắng nóng gay gắt, có nơi trên 39 độ

Dự báo thời tiết ngày 29/4/2024: Hà Nội tiếp diễn nắng nóng gay gắt, có nơi trên 39 độ

Dự báo thời tiết ngày 29/4/2024, Hà Nội ít mây, đêm không mưa, ngày nắng nóng gay gắt và đặc biệt gay gắt. Gió đông nam đến nam cấp 2-3. Nhiệt độ thấp nhất: 27-29 độ. Nhiệt độ cao nhất: 38-39 độ, có nơi trên 39 độ.
Dự báo thời tiết 10 ngày tới, từ đêm 28/4 đến ngày 8/5 cho Hà Nội và cả nước

Dự báo thời tiết 10 ngày tới, từ đêm 28/4 đến ngày 8/5 cho Hà Nội và cả nước

Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia vừa phát đi dự báo, cảnh báo xu thế thời tiết trên đất liền thời hạn đến 10 ngày, từ đêm 28/4 đến ngày 8/5/2024.
Kỳ cuối: muốn có văn hóa học đường, có trường học hạnh phúc thì phải có những người thầy chuẩn mực

Kỳ cuối: muốn có văn hóa học đường, có trường học hạnh phúc thì phải có những người thầy chuẩn mực

Đó là khẳng định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Nguyễn Kim Sơn khi chia sẻ về xây dựng trường học hạnh phúc, đẩy mạnh văn hóa học đường trong năm học 2023-2024.
Kỳ 4: Hình thức kỷ luật nào cũng không được hạ nhục, xúc phạm nhân cách học sinh

Kỳ 4: Hình thức kỷ luật nào cũng không được hạ nhục, xúc phạm nhân cách học sinh

Theo tiến sĩ, nhà giáo ưu tú Nguyễn Tùng Lâm - Phó Chủ tịch Hội Khoa học tâm lý giáo dục Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Giáo dục Trường THPT Đinh Tiên Hoàng, để giáo dục học sinh, trong nguyên tắc và phương pháp sư phạm thì thầy, cô giáo được quyền phạt học sinh để duy trì nề nếp kỷ luật của nhà trường, lớp học. Tuy nhiên, dù thầy cô dùng hình thức kỷ luật nào thì cũng không được hạ nhục, xúc phạm nhân cách học sinh.
Những thí sinh nào thuộc diện ưu tiên xét tốt nghiệp THPT năm 2024?

Những thí sinh nào thuộc diện ưu tiên xét tốt nghiệp THPT năm 2024?

Theo Văn bản số 1277/BGDĐT-QLCL về việc hướng dẫn tổ chức kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quy định chi tiết các thí sinh thuộc diện ưu tiên khi xét tốt nghiệp THPT.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động