Thứ năm 25/04/2024 22:45
Tờ trình về Dự án Luật Phòng chống bạo lực gia đình (sửa đổi):

Chỉ rõ nhiều bất cập trong các quy định, chính sách của Luật hiện hành

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Chiều 27/5, Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, trình bày Tờ trình dự án Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi), Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng nêu rõ: Luật Phòng, chống bạo lực gia đình được Quốc hội khóa XII thông qua đã thể hiện quyết tâm của Đảng, Nhà nước trong việc giải quyết vấn nạn bạo lực gia đình, hướng tới xây dựng gia đình Việt Nam ấm no, bình đẳng, hạnh phúc.
Chỉ rõ nhiều bất cập trong các quy định, chính sách của Luật hiện hành
Bộ trưởng Bộ Thể thao, Văn hoá và Du lịch Nguyễn Văn Hùng trình bày trước Quốc hội.

Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thế thao và Du lịch nêu rõ, một trong những nguyên nhân cơ bản của tình trạng bạo lực gia đình là do các quy định, chính sách trong Luật Phòng, chống bạo lực gia đình hiện hành còn tồn tại nhiều bất cập, không phù hợp với thực tiễn phát triển của xã hội Việt Nam giai đoạn hiện nay. Quá trình thi hành Luật cũng xuất hiện nhiều hạn chế, đặc biệt là vấn đề trách nhiệm và công tác phối hợp liên ngành trong phòng, chống bạo lực gia đình.

Dữ liệu thống kê, nghiên cứu về bạo lực gia đình do các cơ quan, tổ chức thực hiện cho thấy những bức tranh hết sức phức tạp, thậm chí còn mâu thuẫn với nhau. Theo số liệu thống kê của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổng hợp từ báo cáo của các tỉnh, thành trong giai đoạn 2009 - 2021, tổng số vụ bạo lực gia đình các địa phương đã phát hiện trên cả nước là 324.641 vụ.

Trong khi đó, Điều tra quốc gia bạo lực với phụ nữ được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Tổng cục Thống kê, Quỹ Dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam thực hiện năm 2019, công bố năm 2020 cho thấy, năm 2019, có 31,6% phụ nữ phải chịu ít nhất một hình thức bạo lực trong 12 tháng (kể từ lúc điều tra), cứ 3 phụ nữ thì có gần 1 người (32%) bị chồng bạo lực thể xác/hoặc bạo lực tình dục. Đáng chú ý có 90,4% phụ nữ bị chồng bạo lực thể xác và/hoặc tình dục không tìm kiếm sự giúp đỡ, chỉ có 4,8% tìm kiếm sự giúp đỡ của công an.

Nghiên cứu về bạo lực gia đình do Viện Nghiên cứu gia đình và Giới thực hiện năm 2019 chỉ ra rằng 69% trẻ em cho biết đã từng bị bố mẹ xử phạt bằng bất kỳ hình thức nào như đánh, đấm, đạp, tát… và 31,6% cha mẹ thừa nhận họ đã xử phạt con bằng hình thức bạo lực. Đáng chú ý, trẻ em cũng là nhóm xã hội có nguy cơ cao bị xâm hại tình dục trong gia đình, theo đó trong số trẻ bị xâm hại tình dục có tới 21,3% bị chính người thân trong gia đình xâm hại.

Bạo lực gia đình cũng được xem là một trong những tác nhân chính làm tan vỡ hôn nhân, hạnh phúc gia đình. Báo cáo của ngành Tư pháp cho thấy chỉ riêng năm 2014 tiếp nhận hòa giải 31.528 vụ việc bạo lực gia đình, năm 2015 là 33.966 vụ.

Những bất cập của các quy định về hoà giải

Hòa giải là biện pháp phòng ngừa bạo lực gia đình và phòng ngừa tái diễn bạo lực gia đình, không thay thế các biện pháp xử lý vụ việc bạo lực gia đình. Trong 15 năm thực hiện Luật cho thấy công tác hòa giải trong phòng, chống bạo lực gia đình cũng chưa phát huy được hiệu quả. Khi nào thì phải xử lý một tình huống bằng hòa giải và khi nào thì cần các biện pháp khác chưa được quy định rõ trong Luật. Trong thực tiễn, việc hòa giải đôi khi còn dẫn đến tình trạng “bạo lực kép” do người thực hiện hòa giải thiếu những kiến thức, kỹ năng về phòng, chống bạo lực gia đình, về giới và về quyền con người.

Những bất cập của các quy định về bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình

Các thủ tục hành chính và điều kiện để xử lý vụ việc bạo lực gia đình trong Luật hiện hành còn khá phức tạp. Nhiều nạn nhân bạo lực gia đình ngại tiếp xúc với chính quyền vì không biết phải trình bày thế nào và bị người gây bạo lực đe dọa nếu viết đơn hoặc tố cáo.

Luật hiện hành quy định khi áp dụng biện pháp cấm tiếp tục thì phải có đơn đề nghị. Việc quy định viết đơn trong áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc là thủ tục hành chính không cần thiết gây khó khăn cho chính người bị bạo lực cũng như các cơ quan chức năng. Bên cạnh đó, không quy định rõ ai là người phải ra khỏi nhà khi xảy ra bạo lực gia đình, trong khi đó, hầu hết các vụ bạo lực gia đình, người phải ra khỏi nhà lại là người bị bạo lực.

Luật cũng thiếu các quy định cụ thể về việc cứu người trong trường hợp cấp thiết, đặc biệt với các nạn nhân là trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật, phụ nữ mang thai và nuôi con nhỏ cũng như các nhóm dễ bị tổn thương, yếu thế khác.

Luật hiện hành quy định các biện pháp ngăn chặn, bảo vệ được áp dụng kịp thời để bảo vệ nạn nhân bạo lực gia đình, chấm dứt hành vi bạo lực gia đình, giảm thiểu hậu quả do hành vi bạo lực gây ra. Tuy nhiên, các biện pháp này thiếu khả thi trong thực tiễn, đặc biệt là các biện pháp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 19.

Nhiều ý kiến cho rằng cần có quy định cụ thể về việc yêu cầu người có hành vi bạo lực gia đình đến trụ sở Công an cấp xã nơi xảy ra vụ việc bạo lực gia đình hoặc cử công an viên đến nhà để làm việc với người gây bạo lực gia đình. Nội dung này vừa giúp ngăn chặn vụ việc bạo lực gia đình, bảo vệ người bị bạo lực gia đình, vừa có tính răn đe, giáo dục người gây bạo lực gia đình và nâng cao nhận thức, thái độ của cộng đồng.

Việc phát hiện, báo tin về bạo lực gia đình quy định tại Điều 18 Luật hiện hành cũng chưa làm rõ nội dung về trách nhiệm xác minh, xử lý tin báo về vụ việc bạo lực gia đình…

Những bất cập của các quy định về xử lý hành vi bạo lực gia đình và vi phạm pháp luật trong phòng, chống bạo lực gia đình

Chương V của Luật hiện hành quy định về xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực và khiếu nại, tố cáo. Chương này thiếu những quy định để xử lý trường hợp hành vi bạo lực gia đình chưa đến mức bị xử lý theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Biện pháp phạt tiền trong xử phạt hành chính đối với người có hành vi bạo lực gia đình chưa phát huy hiệu quả. Nhiều trường hợp, người bị bạo lực gia đình là người đứng ra nộp phạt và số tiền nộp phạt lấy từ tài sản chung của gia đình. Điều này khiến cho người bị bạo lực gia đình không muốn tố cáo hành vi bạo lực gia đình trong lần tiếp theo và cũng không giúp cho việc răn đe, giáo dục đối với người gây bạo lực.

Vì vậy, ngoài phạt tiền thì cần có các biện pháp mang tính bền vững hơn như giáo dục kiểm soát hành vi, nâng cao nhận thức, hiểu biết về pháp luật, hỗ trợ người gây bạo lực tham gia các khóa học về kỹ năng kiểm soát hành vi bạo lực, chủ động cai nghiện rượu, bia, cờ bạc, nghiện game bạo lực, ma túy, các chất gây nghiện để hạn chế bạo lực gia đình. Tuy nhiên, Luật hiện hành chưa có quy định về vấn đề này.

Luật hiện hành cũng chưa có quy định về việc hỗ trợ, động viên, giúp đỡ người có hành vi bạo lực gia đình sau khi bị xử lý theo quy định của pháp luật để họ không tái diễn hành vi bạo lực gia đình; chưa quy định rõ về thẩm quyền và trách nhiệm của công an cấp xã trong việc áp dụng biện pháp ngăn chặn, xác minh và xử lý hành vi bạo lực gia đình.

Về công tác xã hội hoá trong phòng, chống bạo lực gia đình

Bên cạnh việc biểu dương, khen thưởng thì việc hỗ trợ cho người tham gia phòng, chống bạo lực gia đình bị tổn hại về sức khỏe, thiệt hại về tài sản cũng chưa được thực hiện. Thời gian qua, một số trường hợp khi chứng kiến hành vi bạo lực gia đình đã can ngăn và bị người có hành vi bạo lực gia đình gây thương tích, thậm chí có trường hợp bị tử vong nhưng việc áp dụng chính sách để hỗ trợ cho những trường hợp này gặp khó khăn.

Dự thảo Luật Điện ảnh sửa đổi: 9 nhóm vấn đề cơ bản và 3 vấn đề còn có ý kiến khác nhau
Đa số cử tri, Nhân dân, nhà giáo, nhà khoa học không đồng tình môn Lịch sử là môn học lựa chọn
Đề xuất bổ sung các cá nhân hoạt động nhiếp ảnh, kiến trúc, văn học, soạn giả sân khấu được xét danh hiệu NSND, NSƯT
Mở rộng phạm vi công khai thông tin ở cấp xã
Đăng Khôi
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Lãnh đạo thành phố Hà Nội dâng hoa kỷ niệm 154 năm Ngày sinh V.I.Lênin

Lãnh đạo thành phố Hà Nội dâng hoa kỷ niệm 154 năm Ngày sinh V.I.Lênin

Sáng 22/4, nhân kỷ niệm 154 năm Ngày sinh V.I.Lênin (22/4/1870-22/4/2024), Đoàn đại biểu Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội do Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Trần Sỹ Thanh dẫn đầu đã tới dâng hoa tại Tượng đài V.I.Lênin ở Công viên Lênin (đường Điện Biên Phủ, quận Ba Đình).
Cơ hội chia sẻ tiếng nói, ý tưởng về tầm nhìn chiến lược cho ASEAN

Cơ hội chia sẻ tiếng nói, ý tưởng về tầm nhìn chiến lược cho ASEAN

Nhân dịp Việt Nam tổ chức Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024 vào ngày 23/4 tới tại Hà Nội, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt đã chia sẻ với báo chí những kỳ vọng và mục tiêu của Việt Nam đối với sự kiện này.
Hà Nội: khẩn trương tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ công trình trọng điểm

Hà Nội: khẩn trương tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ công trình trọng điểm

Ngày 19/4, Ủy viên T.Ư Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh, Trưởng Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm của thành phố giai đoạn 2021 - 2025 chủ trì hội nghị giao ban của Ban Chỉ đạo.
Các quy định mới về thu hút nhân tài cần chú trọng hơn đến sáng chế, sản phẩm có tính thực tiễn

Các quy định mới về thu hút nhân tài cần chú trọng hơn đến sáng chế, sản phẩm có tính thực tiễn

Nhiều đại biểu đã góp ý chất lượng vào dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) tại hội thảo “Thu hút, trọng dụng nhân tài và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)” do Báo Kinh tế & Đô thị phối hợp với Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức chiều 25/4.
Nếu dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) được thông qua, hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh sẽ có những điều kiện tốt

Nếu dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) được thông qua, hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh sẽ có những điều kiện tốt

Đó là đề xuất của Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Hà Nội (HANSIBA) tại Hội thảo Khoa học "Thu hút trọng dụng nhân tài và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)" do Báo Kinh tế & Đô thị phối hợp với Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức chiều 25/4.
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tập trung tìm kiếm người mất tích do chìm thuyền tại Quảng Ninh

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tập trung tìm kiếm người mất tích do chìm thuyền tại Quảng Ninh

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 40/CĐ-TTg ngày 25/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung khắc phục sự cố chìm thuyền trên sông Chanh thuộc địa bàn thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh.
Sống lại ký ức Điện Biên qua thước phim điện ảnh

Sống lại ký ức Điện Biên qua thước phim điện ảnh

Từ phim truyện “Ký ức Điện Biên” đến phim tài liệu “Chiến thắng Điện Biên Phủ”, “Ký ức những người truyền lửa”, “Đồng hành cùng lịch sử”,… đã tái hiện những thước phim hào hùng về chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” tới đông đảo công chúng.
Ưu đãi trong thực hiện các nhiệm vụ khoa học công nghệ trọng điểm

Ưu đãi trong thực hiện các nhiệm vụ khoa học công nghệ trọng điểm

Đại biểu Thích Bảo Nghiêm cho rằng, tiềm năng tri thức, nhân lực chất lượng cao của Hà Nội là rất lớn bởi có gần 70% tri thức cả nước, có gần 80 trường Đại học và nhiều Viện Nghiên cứu Quốc gia. Do đó, cần được tập hợp, phát huy lợi thế và xem xét bổ sung như bố trí ngân sách, ưu đãi trong thực hiện các nhiệm vụ khoa học công nghệ trọng điểm,...
Nhiều hoạt động ý nghĩa với hành trình “Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông”

Nhiều hoạt động ý nghĩa với hành trình “Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông”

Nhằm giáo dục cho thanh, thiếu nhi về ý nghĩa của Chiến thắng Điện Biên Phủ, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức chuỗi hoạt động về nguồn với các hoạt động thăm, tặng quà, tri ân Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, gia đình cựu chiến sĩ Điện Biên, các thương, bệnh binh, gia đình có công với cách mạng…

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động