Thứ ba 01/10/2024 00:20

Chế tài bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm Hợp đồng theo pháp luật thương mại Việt Nam.

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Chế tài thương mại là chế định cơ bản của pháp luật thương mại, có ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện hợp đồng thương mại.

Thông qua đó, các thương nhân có thể điều tiết hành vi của các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng, qua đó, tạo ra sự ổn định tương đối cho sự phát triển của nền kinh tế, bảo vệ được bên thiện chí, ngay tình trong các hoạt động thương mại. Các chế tài này ngày càng được các bên sử dụng nhiều hơn như một biện pháp hữu hiệu để bảo vệ quyền lợi của mình trong các quan hệ hợp đồng, đặc biệt là chế tài bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm hợp đồng. Vậy, thực trạng các quy định pháp luật thương mại về chế tài bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm hợp đồng hiện nay như thế nào? Thực tiễn áp dụng đã gặp phải những khó khăn, bất cập gì? Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với Ông Nguyễn Hồng Hải – Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế, Bộ Tư pháp để làm rõ hơn về vấn đề này.

PV: Thưa Ông, pháp luật thương mại Việt Nam đã có những quy định cụ thể về chế tài bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm Hợp đồng. Vậy, Ông có thể cho biết bản chất, mục đích và mối quan hệ của hai loại chế tài này là gì?

Theo Luật Thương mại, phạt vi phạm là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thoả thuận. Bản chất pháp lý của phạt vi phạm là chế tài được các bên thỏa thuận có tính chất dự phòng nhằm nâng cao trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng của các bên. Vì có bản chất và mục đích chính như vậy nên phạt vi phạm chỉ áp dụng khi có thỏa thuận và được áp dụng thường không phụ thuộc vào hậu quả của vi phạm hợp đồng.
Bồi thường thiệt hại là việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm. Bản chất pháp lý của bồi thường thiệt hại là chế tài được các bên thỏa thuận hoặc do luật định có tính chất dự phòng nhằm khắc phục những thiệt hại xảy ra do có hành vi vi phạm hợp đồng. Vì có bản chất và mục đích chính như vậy nên bồi thường thiệt hai có thể áp dụng ngay cả khi không có thỏa thuận và chỉ được áp dụng khi chủ thể yêu cầu bồi thường chứng minh được có thiệt hại thực thực tế xảy ra, có hành vi vi phạm hợp đồng, hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại.
Như vậy, theo quy định hiện hành của Luật Thương mại, hai chế tài này độc lập, không phụ thuộc nhau, có thỏa thuận thì mới phạt được bên vi phạm, còn bồi thường thiệt hại vẫn được áp dụng cho bên vi phạm cho dù các bên không có thỏa thuận.
Tuy nhiên, việc quy định về bồi thường thiệt hại như vậy có lẽ phù hợp với quan hệ ngoài hợp đồng hơn. Có quan điểm cho rằng, hợp đồng là kết quả của sự trao đổi ý chí giữa các bên nên các chế tài trong hợp đồng cũng chỉ được áp dụng khi có thỏa thuận. Điển hình của quan điểm này là Bộ luật Dân sự 2005 quy định: Trong trường hợp các bên trong hợp đồng chỉ có thỏa thuận về phạt hợp đồng thì bên bị vi phạm không có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.

PV: Thưa Ông, Luật Thương mại 2005 quy định: “Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thỏa thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm…” Vậy, quy định mức trần phạt vi phạm này có hợp lý không, liệu có hạn chế quyền tự do thỏa thuận của các bên không, thưa Ông?

Quy định mức trần 8% của phạt vi phạm trong hợp đồng thương mại về bản chất là sự giới hạn nhất định quyền tự do thỏa thuận của các bên, nhưng cũng là hợp lý nếu bên mạnh thế lợi dụng sự thỏa thuận về phạt vi phạm để đưa ra mức chế tài không công bằng đối với bên kia hoặc đứng ở mục đích phạt vi phạm chỉ là biện pháp nâng cao trách nhiệm của bên có nghĩa vụ chứ không phải biện pháp đem lại lợi ích kinh tế cho bên có quyền.

Tuy nhiên, nếu tiếp cận vấn đề này toàn diện hơn, có tính thực tiễn hơn thì quy định như Luật Thương mại hiện hành có một số bất cập như:
Bên không thiện chí có thể cố tình vi phạm hợp đồng do mức phạt luật định thấp hơn cả lợi ích kinh tế họ có được do vi phạm hợp đồng, hay nói cách khác, phạt vi phạm trong trường hợp này không còn tính chất chế tài vì không đem lại bất lợi cho bên vi phạm mà lại trao rủi ro cho bên bị vi phạm; Nếu trong hợp đồng các bên ở vị thế bình đẳng thực chất, không có vấn đề mạnh thế, yếu thế thì việc áp dụng mức trần phạt như luật định là không phù hợp với nguyên tắc tự do hợp đồng và ý chí của các bên đều không xâm phạm đến lợi ích công, quyền, lợi ích của người khác.

PV: Trước những hạn chế, bất cập của quy định pháp luật thương mại về bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm hợp đồng, Ông có ý kiến, đề xuất gì nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực thi của các quy định pháp luật, thưa Ông?

Theo tôi, đối với phạt vi phạm thì nên kết hợp giữa ưu điểm trong quy định của cả Bộ luật Dân sự và Luật Thương mại, theo đó, các bên có quyền thỏa thuận về phạt và mức phạt vi phạm. Mức phạt chỉ bị xem lại theo một mức trần phạt hợp lý trong trường hợp thỏa thuận về phạt không công bằng, trao trách nhiệm quá lớn cho bên yếu thế trong hợp đồng hoặc do hoàn cảnh thay đổi cần phải điều chỉnh hợp đồng; Đối với bồi thường thiệt hại, nên tôn trọng ý chí, cũng như trách nhiệm thỏa thuận của các bên trong hợp đồng, theo đó, nếu các bên có thỏa thuận về áp dụng những chế tài cụ thể cho bên vi phạm hợp đồng mà không có thỏa thuận về bồi thường thiệt hại thì coi như không có chế tài này. Trong trường hợp các bên chỉ có thỏa thuận về nguyên tắc bên vi phạm phải chịu trách nhiệm dân sự mà có thỏa thuận cụ thể về chế tài được áp dụng thì có thể giải thích chế tài bồi thường thiệt hại đã được các bên thỏa thuận.

Pháp luật cũng nên thừa nhận các bên có quyền lựa chọn cơ chế bồi thường (bồi thường toàn bộ, một phần hoặc theo một mức bồi thường cố định). Tuy nhiên, trong trường hợp các bên có thỏa thuận mức bồi thường cố định quá lớn hoặc quá nhỏ so với thiệt hại xảy ra dẫn tới không công bằng với các bên thì cũng cần phải xem xét điều chỉnh lại hợp đồng để công bằng hơn. Lỗi của bên vi phạm cũng không nên coi là điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Bài phỏng vấn trên được thực hiện trong khuôn khổ Chương trình Hỗ trợ pháp lý liên ngành dành cho doanh nghiệp theo Quyết định số 585/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (gọi tắt là Chương trình 585) do Bộ Tư pháp chủ trì, Đài Truyền hình Việt Nam và Công ty Cổ phần Truyền thông ALO phối hợp thực hiện, với sự hỗ trợ của Tổng Công ty Khí Việt Nam - PV Gas.

Chi tiết nội dung trên được thực hiện trong chuyên mục Tọa đàm “Kinh doanh & Pháp luật”, phát sóng định kỳ hàng tuần vào 17h30’ Thứ sáu, phát lại vào 08h00’ Thứ bảy trên Kênh VTV2 - Đài Truyền hình Việt Nam. Kính mời bạn đọc theo dõi! Chương trình được cập nhật tại Website: http://kinhdoanhvaphapluat.com

PV

Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Khai mở cơ hội đầu tư “vàng mười” tại Trung tâm Giao thương Quốc tế mới của Móng Cái

Khai mở cơ hội đầu tư “vàng mười” tại Trung tâm Giao thương Quốc tế mới của Móng Cái

Dự án Vinhomes Golden Avenue (Móng Cái, Quảng Ninh) vừa nhận thêm cú hích “khủng” với sự hiện diện của cùng lúc 6 thương hiệu chủ lực thuộc hệ sinh thái Vingroup. Đô thị đáng sống bậc nhất Móng Cái đã thăng hạng khi sở hữu trong lòng một Trung tâm Giao thương Quốc tế với quy hoạch ngành hàng đẳng cấp, đa dạng, thu hút đông đảo khách hàng an cư lẫn đầu tư.
HSBC giữ nguyên dự báo tăng trưởng GDP 2024 của Việt Nam ở mức 6,5%

HSBC giữ nguyên dự báo tăng trưởng GDP 2024 của Việt Nam ở mức 6,5%

Trong Báo cáo "Asian Economics Quarterly - Cuộc đua về đích" của Bộ phận Nghiên cứu Toàn cầu HSBC, HSBC vẫn giữ dự báo tăng trưởng GDP cho cả năm 2024 và 2025 của Việt Nam ở mức 6,5%.
SeABank dành 5.000 tỷ đồng cho vay khách hàng cá nhân bổ sung vốn kinh doanh

SeABank dành 5.000 tỷ đồng cho vay khách hàng cá nhân bổ sung vốn kinh doanh

Nhằm tiếp tục tri ân và hỗ trợ tối đa cho khách hàng nhân dịp kỷ niệm 30 năm thành lập, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) tiếp tục triển khai chương trình ưu đãi “Chọn SeABank - Nhiều lợi ích – Ít âu lo” với việc tăng thêm ưu đãi cho gói “Vay nhiều lãi ít - Lãi suất ưu đãi” với lãi suất chỉ từ 4,5%/năm áp dụng cho khách hàng cá nhân khi vay bổ sung vốn kinh doanh.
XSMT - Kết quả xổ số miền Trung hôm nay 30/9/2024 - XSMT 30/9 - KQXSMT

XSMT - Kết quả xổ số miền Trung hôm nay 30/9/2024 - XSMT 30/9 - KQXSMT

XSMT 30/9/2024. XSMT. KQXSMT 30/9/2024. KQXSMT. Xổ số miền Trung hôm nay 30/9/2024. Kết quả xổ số miền Trung ngày 30/9. XSMT 30/9. KQXS miền Trung. xổ số miền trung thứ 2. Cập nhật kết quả xổ số miền Trung hôm nay...
Giá xăng dầu hôm nay 30/9/2024: giá dầu thế giới cùng giảm phiên đầu tuần

Giá xăng dầu hôm nay 30/9/2024: giá dầu thế giới cùng giảm phiên đầu tuần

Giá dầu thế giới cùng giảm phiên đầu tuần với giá dầu WTI ở mốc 68,19 USD/thùng, giá dầu Brent ở mốc 71,86 USD/thùng.
Tỷ giá USD hôm nay 30/9/2024: đồng USD tiếp tục đi ngang?

Tỷ giá USD hôm nay 30/9/2024: đồng USD tiếp tục đi ngang?

Trên thị trường trong nước, vào đầu phiên giao dịch ngày 30/9, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD hiện ở mức 24.118 đồng.
“Chứng nan y” trên thị trường bất động sản và “nỗi đau” của người mua nhà

“Chứng nan y” trên thị trường bất động sản và “nỗi đau” của người mua nhà

Thiếu thông tin minh bạch, khó tiếp cận giỏ hàng chính chủ, khó mua nhà từ xa, gặp khó khăn trong thanh khoản là những “nỗi đau” của người mua nhà và cũng là “căn bệnh nan y” của thị trường bất động sản. Theo nhiều chuyên gia, “thuốc giải” chỉ có được nhờ những nền tảng proptech toàn diện, được đầu tư bài bản như Vinhomes Market sắp ra mắt.
Bất động sản dọc tuyến metro tại Hà Nội tăng 40% trong vòng 1 năm

Bất động sản dọc tuyến metro tại Hà Nội tăng 40% trong vòng 1 năm

Tuyến metro không chỉ nâng cao giá trị bất động sản dọc lộ trình mà còn cải thiện đời sống xã hội, giảm ùn tắc giao thông và chi phí đi lại cho người dân Hà Nội
Điều tiết thị trường bất động sản bằng chính sách tín dụng đảm bảo sự phát triển bền vững

Điều tiết thị trường bất động sản bằng chính sách tín dụng đảm bảo sự phát triển bền vững

Điều tiết thị trường bất động sản bằng chính sách tín dụng là một trong những cách thức hữu hiệu đảm bảo sự phát triển bền vững và ổn định của thị trường BĐS.
Thị trường chứng khoán ngày 30/9: VN-Index tiếp tục giảm

Thị trường chứng khoán ngày 30/9: VN-Index tiếp tục giảm

Chứng khoán Việt Nam vừa chứng kiến diễn biến tương đối ảm đạm khi chỉ số chính gần như “nằm” dưới mốc tham chiếu suốt phiên. Đóng cửa phiên giao dịch cuối tháng 9/2024, VN-Index giảm nhẹ gần 3 điểm về 1.287,94 điểm.
Thị trường chứng khoán ngày 27/9: thị trường nghiêng về bên bán

Thị trường chứng khoán ngày 27/9: thị trường nghiêng về bên bán

Sau 3 phiên tăng điểm liên tiếp, VN-Index ghi nhận diễn biến rung lắc trong phiên 27/9. Lực cầu tích cực giúp chỉ số chạm tay đến mốc 1.300 điểm ngay đầu phiên trước khi suy giảm dần về cuối phiên. VN-Index đóng cửa phiên tại 1.290 điểm, giảm 0,57 điểm so với phiên trước đó.
Thị trường chứng khoán ngày 26/9: VN-Index chưa thể vượt cản

Thị trường chứng khoán ngày 26/9: VN-Index chưa thể vượt cản

Thị trường chứng khoán Việt Nam hôm nay, chỉ số VN-Index có cơ hội cao vượt qua được mốc kháng cự gần và tiếp cận vùng kháng cự xa quanh 1.340 điểm.
Thị trường PropTech Việt: Mảnh đất màu mỡ nhưng thiếu vắng tên tuổi lớn

Thị trường PropTech Việt: Mảnh đất màu mỡ nhưng thiếu vắng tên tuổi lớn

Từ vị trí “kép phụ” của thị trường, công nghệ bất động sản (PropTech) đang được coi là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển đột phá của thị trường với quy mô gần 20 tỷ USD. Đặc biệt, với sự nhập cuộc của những tên tuổi tầm cỡ, như Vinhomes với giải pháp giao dịch bất động sản từ trực tuyến đến trực tiếp Vinhomes Market, PropTech Việt được dự báo sẽ tăng trưởng phi mã trong thời gian tới, mang lại lợi ích to lớn cho người mua nhà.
Hơn 12.000 chiếc Kia EV9 bị triệu hồi do nguy cơ gây trôi xe

Hơn 12.000 chiếc Kia EV9 bị triệu hồi do nguy cơ gây trôi xe

Kia mới đây đã ban hành lệnh triệu hồi hơn 12.000 chiếc SUV điện EV9 do phát hiện lỗi nghiêm trọng liên quan đến hệ thống phanh. Lỗi này có thể khiến tính năng hỗ trợ đỗ xe thông minh từ xa (RSPA) không hoạt động đúng chức năng, gây ra rủi ro lớn cho người sử dụng.
Meta Orion: kính AR thời trang, nhiều tính năng thú vị

Meta Orion: kính AR thời trang, nhiều tính năng thú vị

Tại sự kiện Meta Connect 2024, bên cạnh việc giới thiệu mẫu kính thực tế ảo Quest 3, Meta cũng đã chính thức ra mắt sản phẩm được mong đợi từ lâu là kính thực tế ảo tăng cường (AR) Orion.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động