Thứ tư 24/04/2024 18:01

Châu Âu gặp khủng hoảng, đồng Euro rơi xuống mức kỷ lục

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Tình hình tại châu Âu đang vô cùng bất ổn cả về kinh tế lẫn chính trị, điều này tác động mạnh tới đồng tiền chung của khối – Euro khi đã rớt giá xuống mức thấp kỷ lục.
Châu Âu gặp khủng hoảng, đồng Euro rơi xuống mức kỷ lục
Đồng tiền chung châu Âu - Euro đang rơi xuống mức thấp kỷ lục.

Theo đó, ngày 11/7 (giờ địa phương), đồng Euro đã giảm xuống mức thấp nhất trong 20 năm và tiến gần đến mức ngang bằng với đồng USD.

Trong bối cảnh kỳ nghỉ Hè đã tới, người dân khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) khi chi tiêu đồng Euro ở nội khối sẽ cảm nhận rõ sự mất giá của đồng Euro, nhất là khi so sánh với đồng USD.

Cụ thể, trong phiên ngày 11/7, tỷ giá đồng Euro đạt mức thấp nhất trong 20 năm qua khi chỉ đổi được 1,0053 USD, tức gần như đổi 1-1 giữa đồng Euro và đồng USD - hai đồng tiền được coi có mức giao dịch và được sử dụng nhiều nhất thế giới này.

Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đưa ra tỷ lệ tham chiếu ở mức 1 euro đổi 1,0098 USD, trong khi Thứ Sáu tuần trước (8/7) mức tham chiếu vẫn là 1,0163 USD.

Nhận định của các chuyên gia cho rằng lý do chính dẫn tới sự suy yếu của đồng Euro là những lo ngại về một cuộc khủng hoảng năng lượng xảy ra ở châu Âu, đặc biệt khi đường ống Dòng chảy phương Bắc 1 (Nord Stream 1) đưa khí đốt từ Nga tới châu Âu bắt đầu tạm ngừng vận hành từ ngày 11/7 để bảo trì định kỳ.

Ngoài ra, châu Âu cũng đang phải đối mặt với rất nhiều vấn đề không chỉ về mặt kinh tế mà còn là dịch bệnh Covid-19, thiên tai khắc nghiệt.

Châu Âu gặp khủng hoảng, đồng Euro rơi xuống mức kỷ lục
Nhân viên Ryanair đình công tại sân bay ở Valencia, Tây Ban Nha. (Ảnh: Reuters)

Cùng ngày, Bồ Đào Nha nâng mức cảnh báo nắng nóng lên mức cao thứ 3 trong 4 mức cảnh báo. Với điều này, hàng ngàn lính cứu hỏa đã sẵn sàng. Bồ Đào Nha cũng kêu gọi người dân không đốt vườn và cấm người dân đi vào các khu rừng có nguy cơ cháy cao.

Do nắng nóng, rất nhiều vụ cháy rừng đã bùng lên ở khắp Bồ Đào Nha trong những ngày gần đây. Từ ngày 12-7 trở đi, nhiệt độ ở hầu như cả nước Bồ Đào Nha sẽ vượt mức 40 độ C.

Trong khi đó, tại Pháp, Sân bay quốc tế Charles de Gaulle, điểm trung chuyển quan trọng ở châu Âu tiếp tục bị ách tắc nghiêm trọng.

Không chỉ tại sân bay Charles de Gaulle mà tại sân bay Bordeaux, Lyon cũng trong tình trạng tương tự. Việc đình công đòi tăng lương của công đoàn quốc gia ngành vận tải hàng không và nhân viên mặt đất tại các sân bay đã khiến cho tình trạng hỗn loạn xảy ra tại từ nhiều ngày qua.

Chỉ tính riêng hai ngày cuối tuần vừa qua đã có hơn 10% các chuyến bay bị hoãn và hủy. Lý do của cuộc đình công trên diện rộng này là bởi tình trạng lạm phát và đặc biệt là giá nhiên liệu tăng.

Việc sa thải nhân viên mặt đất trong giai đoạn Covid-19 cũng khiến các sân bay thiếu nhân công trầm trọng, chỉ tính riêng sân bay của Paris đã trống 4.500 vị trí làm việc.

Các nghiệp đoàn đại diện cho tiếp viên và phi công của hãng hàng không giá rẻ Ryanair tại Bỉ, Pháp, Italy, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha đã kêu gọi tiến hành các cuộc đình công vào cuối tuần này.

Trước đó, các cuộc đình công kéo dài trong hai ngày 12 và 13/6 vừa qua đã khiến 40 chuyến bay của hãng hàng không Ryanair tại Pháp, tương đương 25% tổng số chuyến bay của hãng, bị hủy.

Châu Âu đối mặt với làn sóng dịch Covid-19 mới Châu Âu đối mặt với làn sóng dịch Covid-19 mới
Giá điện tại châu Âu tăng cao kỷ lục vì áp lực nguồn cung Giá điện tại châu Âu tăng cao kỷ lục vì áp lực nguồn cung
Tuấn Khang
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động