Thứ hai 25/11/2024 17:11

Cây đa đình Chèm bị chặt hạ khiến người dân xót xa

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Mới đây, trên MXH xuất hiện hình ảnh cây đa ở đình Chèm (phường Thụy Phương, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) bị chặt khiến nhiều người dân xót xa. Ngôi đình được công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt nên việc cây đa to ở cổng đình bị chặt thu hút rất nhiều sự chú ý của dư luận.
Cây đa đình Chèm bị chặt nằm trong công tác tu bổ đình
Cây đa to ở cổng đình Chèm bị chặt hạ khiến người dân xót xa. Ảnh: An Nhiên

Cây đa bị chặt vì phong thủy?

"Cây đa to mấy người ôm dễ đến vài chục, thậm chí trăm năm tuổi, đang sừng sững xanh rì ở đình Chèm thì bị đốn hạ bởi công cuộc gọi là trùng tu di tích, xót xa đau lòng quá…", tài khoản M.P.T chia sẻ ngay lập tức nhận được sự chú ý của dư luận.

Theo nhiều người dân địa phương, cây đa là biểu tượng linh thiêng của đình Chèm, là một người bạn quen thuộc của nhân dân trong vùng, cũng là nơi du khách về đây nghỉ chân ngắm cảnh. Thế nên việc cây đa đình Chèm mới đây bị chặt hạ khiến nhiều người không khỏi xót xa, tiếc nuối.

Về việc này, ông Nguyễn Mạnh Thìn - Trưởng ban khánh tiết đình Chèm (phường Thụy Phương, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) cho biết, sau khi làm các công văn, được sự nhất trí của Sở Văn hóa, Thể thao Hà Nội cũng như Bộ VHTT&DL, một số hạng mục ở đình Chèm mới được tu bổ.

Các hạng mục tại đình được tu bổ gồm toàn bộ hệ thống tường rào và cây xanh xung quanh đình, hạ cốt sân trước và sân sau đình để đảm bảo trả lại nguyên vẹn đình Chèm trước kia có 5 bậc và phần ngói của ngôi đình.

Ông Thìn nhấn mạnh tuy tu bổ lại nhưng đình làng vẫn được giữ lại các thiết kế và không làm mất đi giá trị cốt lõi của ngôi đình. Các bậc đá phần lớn được giữ lại, không làm biến trạng của di tích.

Ông Thìn cho biết thêm kinh phí trùng tu dự kiến khoảng hơn 10 tỷ đồng, gồm nguồn kinh phí xã hội hóa khoảng hơn 1 tỷ đồng, còn lại là kinh phi do quận và thành phố cấp. Dự kiến công việc trùng tu, chỉnh sửa ngôi đình sẽ hoàn thành xong trong tháng 4 tới đây.

Về việc một cây đa đỏ có tuổi đời vài chục năm bị chặt hạ khiến nhiều người dân tiếc nuối, ông Thìn cho rằng, khi lập kế hoạch tu sửa cũng đã lấy ý kiến của các cụ trong phường. Cây đa ở trước cổng không phải là cây đa cổ thụ mà đây là cây đa đỏ, được trồng từ năm 1996.

Theo ông Thìn, tuy cây đa này phát triển tốt nhưng về phong thuỷ thì không đạt, nó án ngữ trước cửa đình. Lối thoát nước của nhà đình ra sông Hồng đi qua gốc cây đa khiến cho hằng năm cây bị nghiêng từ 5 đến 10 cm. Vì vậy, ban khánh tiết của đình đã đề nghị chặt hạ cây đa. Ông Thìn thừa nhận, bên cạnh cây đa bị chặt hạ, ban khánh tiết cũng tiến hành cắt tỉa cành cây một số hạng mục để phòng chống bão lụt nhưng hơi “nặng tay”.

Cây đa đình Chèm bị chặt nằm trong công tác tu bổ đình
Ngôi đình đang được tu sửa. Ảnh: An Nhiên

Cơ quan chức năng vào cuộc

Chiều 25-3, ngay sau khi tiếp nhận thông tin tháo dỡ nền đá, bậc thềm, chặt hạ cây đa nhiều năm tuổi phía trước đình Chèm khiến nhiều người tỏ ra tiếc nuối, Thanh tra Sở Văn hoá, Thể thao Hà Nội cùng Ban quản lý Di tích – Danh thắng Hà Nội, đại diện Phòng Văn hoá, Thể thao quận Bắc Từ Liêm đã trực tiếp đến kiểm tra. Thời điểm lực lượng chức năng kiểm tra, công nhân vẫn tiếp tục thi công tại công trình.

Bà Lê Thị Thu Hiền - Cục trưởng Cục Di sản Văn hóa cho biết, ngay sau khi nắm được thông tin về việc tại di tích đình Chèm đang diễn ra quá trình tu sửa, cụ thể là toàn bộ bậc thềm, nền đá được tháo dỡ, một cây đa trong đình bị chặt .

Về việc này, Cục Di sản đề nghị Sở Văn hoá, Thể thao TP Hà Nội phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra thực tế di tích, đề xuất biện pháp xử lý, báo cáo UBND TP Hà Nội và Bộ VHTT&DL trong ngày 25-3.

Cây đa đình Chèm bị chặt nằm trong công tác tu bổ đình
Bậc thềm, nền đá được tháo dỡ. Ảnh: An Nhiên

Nhà cách đình Chèm khoảng 300m, nhà văn Nguyễn Hiếu (75 tuổi) cho biết khi nghe thông tin nhiều người nhắn tin về việc chặt cây đa, thay bậc thềm… tại đình, ông trực tiếp ra theo dõi. Là người con gốc làng Chèm, nhà văn Nguyễn Hiếu cảm thấy tiếc nuối khi di tích bị cải tạo “quá mạnh mẽ”.

Ông Hiếu chia sẻ, tuổi thơ của ông cùng nhiều người dân trong làng đã gắn liền với đình Chèm. Ông thường cùng bạn bè mang sách vở ra đây học tập, vui chơi. Đi khắp nơi nhưng trong ký ức của ông, đình Chèm luôn đẹp nhất, cổ nhất Việt Nam.

Ngôi đình thân yêu này cũng mang lại nguồn cảm hứng sáng tác rất mãnh liệt cho nhà văn Nguyễn Hiếu. Cụ thể, ông đã viết 3 cuốn tiểu thuyết riêng về đình Chèm gồm “Dòng sông mầu máu”; “Người đàn bà quỉ ám”; ”Chuyện tình người điên”. Bên cạnh đó, trong số 30 cuốn tiểu thuyết do ông viết thì hơn 20 cuốn có gắn liền với đình Chèm.

Cây đa đình Chèm bị chặt nằm trong công tác tu bổ đình

Đình Chèm là một trong những ngôi đình được coi là cổ nhất, nhì Việt Nam với niên đại khoảng 2000 năm. Ảnh: An Nhiên

Nhà văn Nguyễn Hiếu kể bản thân từng nghe cha mẹ và dân làng kể những câu chuyện gắn liền với đình Chèm. Đình nằm sát cạnh sông Hồng, năm 1902 được kiệu lên cao thêm 2,4m chỉ bằng các dụng cụ của nhà nông như đinh bừa, quang gánh cùng sức lực của dân làng ôm cột nâng lên. Công việc diễn ra trong vòng một năm trời và kết quả cực kỳ mỹ mãn. Cả một ngôi đình nặng hàng trăm tấn toàn bằng gỗ quý với những cột kèo phức tạp được "kiệu" lên cao ngang với mặt đê sông Hồng. Cuộc kiệu đình này tốn hết 500 đồng tiền Đông Dương mà công xá ngày ấy chỉ có 7 xu một ngày. Hiệp thợ kiệu đình do ông Vương Văn Địch ở làng Văn Trì chủ trì.

Cây đa đình Chèm bị chặt nằm trong công tác tu bổ đình
Nhà văn Nguyễn Hiếu chia sẻ ông thấy hụt hẫng khi cây đa cổng đình bị chặt hạ. Ảnh: An Nhiên

Theo nhà văn Nguyễn Hiếu, đình Chèm đến nay đã 2000 năm nên việc trùng tu là hợp lý. Về cây đa có khả năng nghiêng về phía đình là chính xác bởi cây rễ chùm lại sát đường nước, về tương lai nên bỏ đi nhưng việc chặt bỏ sẽ có người bức xúc bởi hàng chục năm đã gắn liền với cách nhìn trong ca dao “cây đa, bến nước, sân đình”. Tự nhiên giờ cây đa bị chặt đi, tạo nên sự trống trải cho người dân.

Nhà văn Nguyễn Hiếu cho rằng cách làm tốt nhất là trước khi chặt bỏ cây đa, ban quản lý nên hỏi ý kiến người dân để những người từng mến mộ đình Chèm biết rằng có việc sửa đổi như vậy.

Ngoài ra, nhà văn Nguyễn Hiếu cũng cho rằng việc đào xới, tháo dỡ nền đá, bậc thềm tại đình Chèm là “hơi mạnh tay”.

“Đình Chèm được nhận bằng công nhận Di tích quốc gia đặc biệt của Chính phủ. Do vậy, theo tôi nên trùng tu chính xác như hiện trạng cũ. Trùng tu với di tích lịch sử không thể đào bới một cách quá mạnh mẽ thế này, cần phải gỡ từng đoạn một, làm từng chi tiết nhưng hiện trạng trước đình bị đào xới nhiều quá. Theo tôi, đáng ra nên làm thận trọng hơn tí nữa sẽ tốt hơn”, nhà văn Nguyễn Hiếu chia sẻ.

Cây đa đình Chèm bị chặt nằm trong công tác tu bổ đình
Toàn cảnh đình Chèm nhìn trên cao. Ảnh: An Nhiên
Cây đa đình Chèm bị chặt nằm trong công tác tu bổ đình
Cây đa trước khi chặt hạ. Ảnh cắt từ clip

Lịch sử của đình Chèm

Đình Chèm là một trong những ngôi đình được coi là cổ nhất, nhì Việt Nam với niên đại khoảng 2000 năm. Tuy nhiên, trong đình hiện chỉ lưu giữ được nhiều hình chạm khắc gỗ phong cách thế kỷ 18, có hai pho tượng vợ chồng Lý Thân bằng gỗ sơn son thếp vàng tạc năm 1888.

Dân làng Chèm vẫn thường kể với nhau rằng, vào khoảng từ năm 205 - 207 TCN, sau khi Đức Thánh Chèm mất, đình Chèm đã được xây dựng. Ban đầu, nơi thờ ông chỉ là một cái am nhỏ, đến khi một vị quan từ phương Bắc là Triệu Sương sang làm kinh lược sứ, ông nằm mơ thấy Đức Thánh Chèm tới đàm đạo cùng ông về sách chính sử. Trong cuộc đàm đạo, Triệu Sương có hỏi thăm và biết ngài đã mất tại quê nhà nên sau đó tìm đến nơi thăm nhưng chỉ thấy một cái am nhỏ.

Sau này, Triệu Sương qua tìm hiểu thì biết được Đức Thánh Chèm là một người tài giỏi, được người dân nước Việt và cả vua phương Bắc sùng bái nên đã cho xây dựng thành đền thờ to hơn.

Từ năm 785, đến năm 864, lúc bấy giờ Cao Biền sang làm đô hộ sứ thì cũng được ngài linh mộng báo, giúp cho Cao Biền đánh giặc phương nam thành công. Cao Biền về sau để tỏ lòng biết ơn đã sửa lại đền của ông Triệu Sương, lấy gỗ quý để tạc tượng và đặt cho đền là đền Lý Hiệu Úy, bấy giờ dân ta thường gọi là Đền Chèm.

Ngôi đình được thiết kế theo lối kiến trúc nội công ngoại quốc. Cổng tam quan hướng về sông Hồng. Trên đỉnh của 4 cột trụ của cổng đình là hình chim phượng, ở bốn góc trụ có đắp hình rồng uốn lượn, bốn mặt trụ là hình hổ phù lớn, phía dưới là lồng đèn giả, bên trong đắp nổi hình tứ linh. Tất cả trang trí đắp bằng vữa đều còn dấu tích gắn mảnh sứ hoa lam - đặc trưng của nghệ thuật trang trí thời Nguyễn. Sau cổng tam quan là ba nhà bia, nơi ghi công đức của những người đóng góp tu sửa đình.

Năm 1990, Đình Chèm được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia. Lễ hội Chèm là lễ hội lớn trong vùng, diễn ra từ ngày 14 đến ngày 16 tháng 5 âm lịch, trong đó, ngày 15 là ngày hội chính.

Theo sử sách để lại, lễ hội đình Chèm được tổ chức để kỷ niệm ngày thắng trận khải hoàn mở hội mừng công và làm lễ cầu siêu cho các tướng sĩ của Đức Thánh Lý Ông Trọng trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược phương Bắc. Nhưng sâu xa hơn là nghi lễ cầu mưa thuận gió hòa, cho mùa màng bội thu của cư dân nông nghiệp đồng bằng sông Hồng.

Năm 2018, đình Chèm được nhận bằng công nhận Di tích quốc gia đặc biệt của Chính phủ.

An Nhiên
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Mời độc giả tham dự giao lưu trực tuyến với Đỗ Duy Nam - diễn viên đa tài của màn ảnh Việt

Mời độc giả tham dự giao lưu trực tuyến với Đỗ Duy Nam - diễn viên đa tài của màn ảnh Việt

14h ngày 28/11, Trang tin điện tử Sóng trẻ sẽ tổ chức chương trình "Giao lưu trực tuyến với Đỗ Duy Nam - diễn viên đa tài của màn ảnh Việt".
Lễ hội hoa hướng dương lớn nhất, độc lạ nhất sắp diễn ra tại TP Hồ Chí Minh

Lễ hội hoa hướng dương lớn nhất, độc lạ nhất sắp diễn ra tại TP Hồ Chí Minh

Trong mùa lễ hội của những tháng cuối năm để chào đón năm mới sắp đến, du khách tại TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh không thể bỏ lỡ sự kiện lễ hội hoa hướng dương lớn nhất và “độc lạ” nhất từ trước tới nay sẽ được tổ chức tại Van Phuc City từ ngày 21/12/2024 đến 1/1/2025 với nhiều hoạt động vô cùng hấp dẫn và độc đáo.
Chỉ 250.000 đồng xem show diễn nghệ thuật thể thao mạo hiểm kết hợp pháo hoa đẳng cấp thế giới

Chỉ 250.000 đồng xem show diễn nghệ thuật thể thao mạo hiểm kết hợp pháo hoa đẳng cấp thế giới

Bản giao hưởng đại dương - Symphony Of The Sea đang khiến hàng nghìn du khách phải trầm trồ trước độ “chịu chi” của Sun Group, khi có tới gần 20 phút trình diễn pháo mỗi tối, từ pháo nước, pháo Jetski và pháo trên “đôi cánh” của những quán quân, á quân flyboard thế giới.
Nghệ sĩ 9X đưa âm nhạc cổ điển “Viết tiếp ước mơ” cho các bệnh nhi khó khăn

Nghệ sĩ 9X đưa âm nhạc cổ điển “Viết tiếp ước mơ” cho các bệnh nhi khó khăn

Thấu hiểu nỗi đau của nhiều bệnh nhi có gia cảnh nghèo khó, xót xa trước những gương mặt trẻ thơ trên tay đầy mũi kim, dây truyền thuốc đã thôi thúc giảng viên, nghệ sĩ piano Nguyễn Thị Mỹ Dung cần phải có hành động ý nghĩa. Dự án thiện nguyện đưa âm nhạc cổ điển “Viết tiếp ước mơ” ra đời nhằm gây quỹ ủng hộ các bệnh nhi đang điều trị tại bệnh viện.
Bộ sưu tập độc quyền tôn vinh văn hóa Việt

Bộ sưu tập độc quyền tôn vinh văn hóa Việt

UNIQLO đã kết hợp với họa sĩ trẻ Chung Phạm trong BST UTme! mới mang chủ đề “Dân gian ký sự”, gồm bốn mẫu họa tiết độc đáo, lấy cảm hứng từ văn hóa dân gian Việt Nam. Những hình ảnh quen thuộc như tò he, đôi quang gánh, xe xích lô và nghệ thuật múa rối nước được tái hiện sống động trên từng họa tiết, mang đến hơi thở văn hóa đặc trưng, gần gũi nhưng đầy ấn tượng, hiện đại.
Độc đáo “tour sáng tạo” giữa lòng di sản Thủ đô

Độc đáo “tour sáng tạo” giữa lòng di sản Thủ đô

Lần đầu tiên thí điểm “tour sáng tạo” kết nối công trình di sản từng được coi là biểu tượng lịch sử văn hóa Thủ đô đã ghi dấu ấn đặc biệt cho du khách tham quan
Gìn giữ giá trị văn hóa qua con phố cổ

Gìn giữ giá trị văn hóa qua con phố cổ

Hà Nội 36 phố phường, cái tên đã định vị thương hiệu cho mảnh đất kinh kỳ ngàn năm văn hiến. Hà Nội xưa và nay đi vào tiềm thức của nhiều người với những nét giản dị, mộc mạc nhất từ những cái tên như Hàng Mắm, Hàng Nón, Hàng Đường, Hàng Muối, Hàng Chiếu… Mỗi cái tên là đại diện cho mặt hàng chủ yếu được các tiểu thương trao đổi buôn bán.
Bảo tàng văn hóa nghệ thuật Đông Dương: bản giao hưởng của ước vọng và những ẩn ức

Bảo tàng văn hóa nghệ thuật Đông Dương: bản giao hưởng của ước vọng và những ẩn ức

Cái tên Bảo tàng văn hóa nghệ thuật Đông Dương ở thành phố biển Hải Phòng dường như đã và đang tạo ra như một điểm nhớ để tìm về những giá trị lịch sử, những giá trị văn hóa của dân tộc Việt suốt dặm dài thời gian, sau những vần vũ biến thiên của lịch sử.
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam

Nhân dịp kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024), các trường học trên địa bàn TP Hà Nội tổ chức nhiều chương trình, hoạt động sôi nổi tri ân các nhà giáo có nhiều đóng góp cho sự nghiệp "trồng người".

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động