Thứ hai 20/05/2024 11:43

Cảnh báo về tội phạm công nghệ cao

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
(PL&XH) - Vừa qua, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) đã tổ chức Hội thảo "Công tác phòng ngừa, phát hiện, tố giác tội phạm công nghệ cao của các cơ quan thông tấn, báo chí trong tình hình hiện nay".


Ông Hà Hải Thanh, Trung tâm ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCERT, Bộ TT&TT) cho biết mục tiêu của tội phạm công nghệ cao thường tấn công vào hạ tầng quốc gia và hạ tầng trọng yếu, các Tập đoàn và Công ty công nghệ cao; các nhà cung cấp dịch vụ trực tuyến và các doanh nghiệp nhằm trộm cắp các thông tin cá nhân của khách hàng; tấn công trực tiếp vào tài khoản trên mạng và máy tính của các nhân vật quan trọng nhằm khai thác thông tin cá nhân và phá hoại hình ảnh… Tính đến tháng 12-2011, tại Việt Nam đã có 329 website tên miền .gov.vn đã bị tấn công thay đổi giao diện với cao điểm trong tháng 6, nhiều website của bộ, ngành bị tấn công. Nghiêm trọng nhất là trường hợp báo điện tử VietnamNet, đã bị phá hủy hầu như gần hết cơ sở dữ liệu đã lưu trữ trong 10 năm, khiến độc giả của báo VietnamNet bị giảm 3/4 sau gần 2 tháng bị tấn công.


Báo VietnamNet khi bị tin tặc tấn công


Theo báo cáo của các chuyên gia an ninh mạng tại, Việt Nam là một trong những nước có tốc độ phát triển internet nhanh nhất thế giới với số thuê bao Internet ở Việt Nam đạt gần 31 triệu, và đang là môi trường để hacker và giới tội phạm công nghệ cao khai thác, tấn công. Ông Hà Hải Thanh cũng cảnh báo trong năm 2012, các trang thông tin .vn (khoảng 15.000 website) của Việt Nam đang đứng hàng thứ 3 trong bảng xếp hạng các tên miền có nguy cơ bị tấn công. Việc bị tấn công ngày càng tăng do sự lan tràn của các công cụ tấn công tự động. Khảo sát của VNCERT cho thấy, có tới 54% tổ chức ở Việt Nam không có quy trình thao tác chuẩn để phản ứng khi bị tấn công, 10% không rõ, và chỉ 26% có quy trình này. Điều đó chứng tỏ các tổ chức ở Việt Nam rất bị động trong việc chuẩn bị đối phó với tội phạm mạng. Tình hình lừa đảo trên mạng cũng sẽ tăng do việc lộ, lọt các thông tin cá nhân trên mạng xã hội, diễn đàn và đặc biệt là nhận thức kém của người dùng máy tính về an toàn thông tin (ATTT).

Thiếu tướng, TS. Nguyễn Viết Thế, Cục trưởng Cục Tin học nghiệm vụ Tổng cục Hậu Cần - Kỹ thuật, Bộ Công an cho biết thực trạng tội phạm công nghệ cao trong lĩnh vực báo chí đáng lo ngại với các hình thức, thủ đoạn tấn công đều được chuẩn bị kỹ lưỡng, chi tiết và có tổ chức. Đáng nói, khả năng ứng phó của các cơ quan báo chí điện tử Việt Nam còn rất hạn chế, ý thức người sử dụng không cao, hạ tầng công nghệ kém, lạc hậu và các website được thiết kế có cùng công nghệ, do vậy khi một website bị tấn công thì các website khác cũng bị tấn công bởi lỗi tương tự.

Thiếu tướng Nguyễn Viết Thế cho rằng để khắc phục thực trạng trên, cần nâng cao ý thức người sử dụng cũng như đội ngũ quản trị, vận hành để không bị khai thác trái phép các tài khoản; xây dựng các quy trình, quy định về đảm bảo an ninh, an toàn thông tin cũng như thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện. Thứ trưởng Bộ TT&TT Đỗ Quý Doãn lại nhấn mạnh đến vai trò của các cơ quan báo chí cần phải vào cuộc một cách tích cực nữa nhằm tuyên truyền rõ hơn về những thủ đoạn tinh vi, những tác động, ảnh hưởng của tội phạm công nghệ cao đến đời sống xã hội. Qua đó, giúp toàn xã hội hiểu và nhận thức đầy đủ hơn để chủ động phòng ngừa, phát hiện, và có phương án tốt nhất để đối phó với loại tội phạm này.

Phương Thảo

Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động