Thứ sáu 22/11/2024 23:11

Cần truyền thông cho cộng đồng về quyền và khả năng của người khuyết tật

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Vừa qua, tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam phối hợp với Ủy ban Quốc gia về người khuyết tật Việt Nam và Cty TNHH TCPVN tổ chức tọa đàm “Giải pháp hỗ trợ thanh niên khuyết tật hòa nhập cộng đồng”.
Anh Trần Thành Trung - GĐ Cty TNHH TĐT Digital chia sẻ về hành trình đi xin việc đầy gian nan của mình với 23 lần nộp hồ sơ
Anh Trần Thành Trung - GĐ Cty TNHH TĐT Digital chia sẻ về hành trình đi xin việc đầy gian nan của mình với 23 lần nộp hồ sơ

Dự tọa đàm, các đại biểu đã đưa ra giải pháp nhằm hiện thực hóa mong muốn, khát khao của thanh niên khuyết tật. Đây là hoạt động quan trọng để 50 gương mặt thanh niên khuyết tật tiêu biểu đại diện cho cộng đồng người khuyết tật trẻ cùng chia sẻ câu chuyện về những khó khăn mà họ đã, đang gặp phải và cùng nhau đưa ra những đề xuất, kiến nghị, giải pháp cụ thể, hiệu quả góp phần tạo môi trường thuận lợi để thanh niên khuyết tật được hòa nhập cộng đồng, phát huy khả năng, sự cống hiến cho xã hội.

Anh Nguyễn Hữu Hậu - Chủ nhiệm CLB Khát vọng cuộc sống (Hải Phòng) chia sẻ, bản thân anh cũng như nhiều người khuyết tật khác gặp khó khăn trong phát triển kinh tế, tạo nguồn thu nhập trang trải cuộc sống cho bản thân và gia đình. Thanh niên bình thường cũng đã gặp nhiều khó khăn trong quá trình khởi nghiệp thì những khó khăn đó đối với thanh niên khuyết tật còn nhân lên gấp bội. Vì thế, anh mong muốn có nhiều cơ chế hỗ trợ hơn để thanh niên khuyết tật có cơ hội tiếp cận nguồn vốn vay phát triển sản xuất, mở rộng mặt bằng và được tư vấn, hỗ trợ về pháp lý.

Câu chuyện của anh Trần Thành Trung (31 tuổi) - GĐ Cty TNHH TĐT Digital còn là hành trình đi xin việc đầy gian nan của mình với 23 lần nộp hồ sơ nhưng đều bị từ chối vì lí do là người khuyết tật không thể đáp ứng được nhu cầu công việc dù anh đã tốt nghiệp một trường CĐ với tấm bằng loại khá.

Lúc sinh ra, anh Trung bị bại não. Không đầu hàng số phận, anh đã vượt lên nghịch cảnh để có được tấm bằng tốt nghiệp một trường CĐ loại khá. Dù hành trình xin việc gian nan, phải làm các công việc tự thân để mưu sinh như bán bảo hiểm, làm gia sư tiếng Anh, sửa máy tính… năm 2016, anh Trung về Hà Nội học tập, tiếp cận với nghề SEO Web rồi gắn bó và có được thành công như hôm nay. Qua kinh nghiệm của bản thân, anh Trung cho rằng, cần nâng cao nhận thức hơn nữa cho người khuyết tật trong tìm kiếm việc làm, tập trung giáo dục, đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn để đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động.

Chị Phạm Thị Hồng Mai bị khiếm khuyết bàn tay trái, hiện chị đang công tác tại trường ĐH Hàng hải Việt Nam. Không đầu hàng số phận, chị Mai đã nỗ lực sống và làm việc như những người bình thường khác. Chị Mai chia sẻ, trong cuộc sống ít người dành cho người khuyết tật niềm tin, chưa thực sự thấu hiểu và thường nhìn họ với ánh mắt thương cảm. Bản thân nhiều người khuyết tật còn thấy mặc cảm, tự ti và rất ít khi tham gia các hoạt động của xã hội, sống khép mình.

Hòa nhập xã hội là quá trình mà những người trong nhóm xã hội yếu thế, những người đang “tách biệt” có thể sống, giao tiếp, sinh hoạt, học tập và làm việc hòa hợp với những người bình thường mà không có bất kỳ khó khăn hay phân biệt đối xử nào. Ví như, để sinh viên khuyết tật hòa nhập cộng đồng thì sự giúp đỡ từ cộng đồng như việc dành nhiều học bổng khuyến học hay tạo điều kiện cho sinh viên khuyết tật ra trường có thể đi làm như những người bình thường khác mà không có sự kỳ thị về ngoại hình là vô cùng cần thiết.

Các chuyên gia nhận định, sự giúp đỡ từ cộng đồng như việc quan tâm hỗ trợ nhiều học bổng khuyến học cho các sinh viên khuyết tật, đặc biệt là các sinh viên khuyết tật có thành tích học tập tốt để có thể giúp các bạn vững tin hơn vào cuộc sống. Để người khuyết tật có những cơ hội việc làm như những người bình thường khác mà không có sự kỳ thị vẫn cần có sự chung tay của cả cộng đồng. Trong đó, các DN, tổ chức sử dụng lao động cần tạo điều kiện và có cách nhìn công bằng hơn với những khiếm khuyến của người lao động.

Theo chị Nghiêm Thu Loan (Hà Nội) khuyết tật khiếm thị - người Sáng lập CLB Step, hành động vì người khiếm thị, trong luật quy định các bạn quá 3 tuổi không được tham gia vào chương trình học chính quy, tức là các bạn vẫn được tới trường, học nghề nhưng không được tham gia vào giáo dục chính quy. Tuy nhiên sức khỏe yếu, các bạn phải trải qua lớp tiền hòa nhập, đối với các bạn thể chất yếu thì phải mất 1-3 năm nên rất khó để các bạn có thể đi học đúng tuổi. Vì thế, chị Loan mong chính sách được điều chỉnh mỗi bạn nhỏ khuyết tật đều có cơ hội tiếp cận giáo dục công bằng.

Còn theo chị Trần Thị Thuần - GĐ HTX Tâm Ngọc Hà Nội, cần xây dựng các mô hình giáo dục hòa nhập và hòa nhập xã hội của người khuyết tật, cũng như đào tạo việc làm phù hợp với từng dạng khuyết tật: Người khuyết tật bị hạn chế về sức khỏe là khó khăn hàng đầu để họ có được công việc tốt, thứ 2 là khó khăn đó là dạng tật. các bạn tật trí não thì không thể làm công việc tinh xảo, như vậy công việc sắp xếp cho các bạn phải là công việc dập khuôn, các công việc dễ bắt chước. còn đối với các bạn khuyết tật vận động các bạn nhanh nhạy hơn nhưng cực kỳ kém về sức khỏe lại phải tạo làm sao cho các bạn công việc phù hợp, nhẹ nhàng nhưng cũng có thể yêu cầu kỹ thuật cao.

Tại buổi tọa đàm “Giải pháp hỗ trợ thanh niên khuyết tật hòa nhập cộng đồng”, nhiều ý kiến cho rằng, vấn đề giáo dục và các dịch vụ công chưa có sẵn và cũng chưa tiếp cận đối với người khuyết tật. Người khuyết tật khó tiếp cận các cơ sở hạ tầng như nhà vệ sinh trong BV hoặc trạm xe buýt, trường học. Hơn nữa, việc tiếp cận với các vấn đề trợ giúp như chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng... còn nhiều bất cập. Các đại biểu cho rằng, cần tuyên truyền cho cộng đồng nâng cao nhận thức về quyền và khả năng của người khuyết tật.
Gỡ rào cản tiếp cận việc làm cho người khuyết tật
Tọa đàm “Quyền làm việc của người khuyết tật – Từ chính sách đến thực tiễn”
Nhiều cơ hội việc làm, học nghề dành cho người khuyết tật
50 tấm gương thanh niên khuyết tật tiêu biểu “Tỏa sáng nghị lực Việt” năm 2022
Ngô Sơn
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động