Thứ sáu 22/11/2024 01:43
Góp ý Luật đấu thầu (sửa đổi)

Cân nhắc thu hẹp phạm vi đối tượng điều chỉnh đấu thầu doanh nghiệp Nhà nước

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Chiều 5/4, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Hội nghị Đại biểu Quốc hội chuyên trách xem xét, cho ý kiến về Báo cáo một số vấn đề lớn còn ý kiến khác nhau đối với dự án Luật Đấu thầu (sửa đổi).
Cân nhắc thu hẹp phạm vi đối tượng điều chỉnh đấu thầu doanh nghiệp Nhà nước
Quang cảnh Hội nghị chiều 5/4.

Sở Y tế đấu thầu nhưng lại là người không sử dụng, nên có nhiều bất cập

Về đối tượng điều chỉnh, áp dụng đấu thầu, dự thảo đưa ra 2 phương án, đại biểu (ĐB) Tạ Văn Hạ - Đoàn ĐB Quốc hội tỉnh Quảng Nam cho rằng nguyên tắc khuyến khích áp dụng đấu thầu. Thực tiễn doanh nghiệp ngoài quốc doanh thực hiện đấu thầu hiệu quả. Do đó, các doanh nghiệp có vốn nhà nước càng phải minh bạch càng rõ khi sử dụng tiền, tài sản của Nhà nước, Nhân dân. Vì vậy, phải quy định theo hướng cố gắng vận dụng đấu thầu.

Về đấu thầu trước, ĐB Tạ Văn Hạ cho rằng quy định này chưa có đủ căn cứ, cơ sở để thực hiện.

ĐB Tạ Văn Hạ cho biết, đấu thầu vướng mắc trong khu vực Nhà nước chủ yếu là do tổ chức thực hiện. Do đó, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan đơn vị phải rõ, phải bảo đảm công khai minh bạch, cạnh tranh, tuân thủ các quy định cam kết quốc tế.

ĐB Tạ Văn Hạ đề nghị xem xét lại quy định áp dụng chỉ định thầu với gói thầu thuộc dự án quan trọng quốc gia thực hiện theo Nghị quyết của Quốc hội. ĐB cho rằng quy định này khác với Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư theo đúng thẩm quyền của Quốc hội. ĐB đề nghị cân nhắc nghiên cứu kĩ lưỡng để quy định đúng vai của các cơ quan.

Góp ý về về đấu thầu thuốc và vật liệu y tế, đề nghị xem xét vấn đề đấu thầu tập trung, đấu thầu quốc gia và đấu thầu địa phương, ĐB Tạ Văn Hạ cho biết trong lĩnh vực này, người đấu thầu là người không sử dụng. Tại địa phương, Sở là đơn vị đấu thầu rồi mới cấp phát cho các đơn vị.

Thực tiễn giám sát các địa phương vừa qua cho thấy có một số tỉnh do chậm trễ trong đấu thầu dẫn đến cả tỉnh chậm thuốc, tương tự như vậy đối với vật tư y tế cũng như quy mô quốc gia. Trong đó, có những loại thuộc người bệnh rất cần, liên quan trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng Nhân dân. Trong khi có rất nhiều doanh nghiệp, bệnh viện có đủ cơ sở, có dủ khả năng để mua thuốc phù hợp với giá thị trường nhưng vẫn phải chờ Sở đấu thầu theo rất nhiều quy trình.

Chỉ rõ bất cập này, ĐB Tạ Văn Hạ đề nghị riêng với ngành y tế là ngành đặc thù nên cần phải xem xét về quy định về đấu thầu tập trung, đấu thầu thuốc để có quy định phù hợp.

Trong khi đó, ĐB Nguyễn Tạo - Đoàn ĐB Quốc hội tỉnh Lâm Đồng cho rằng, tình trạng thiếu thuốc, thiếu vật tư y tế phục vụ cho công tác khám, chữa bệnh của Nhân dân có nguyên nhân chính là tâm lý lo ngại, sợ sai, sợ thanh tra, kiểm tra nên không dám làm, không dám đấu thầu mua sắm tại một số địa phương và đơn vị. Do vậy, ĐB đề nghị Ban soạn thảo rà soát lại những nội dung liên quan đến đấu thầu trong lĩnh vực y tế để kịp thời bảo đảm hoạt động khám bệnh, chữa bệnh trên cả nước.

Về lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc và trang thiết bị y tế, đối với những vùng gần đô thị, gần trung tâm, gần cảng biển, gần sân bay rất thuận lợi nhưng ở vùng sâu, vùng xa thì khó khăn vì chi phí vận chuyển cao, có tình trạng nhà cung cấp né tránh cung cấp cho những gói thầu tại vùng sâu, vùng xa…

Bên cạnh đó, mua sắm tập trung đang gặp khó khăn, vướng mắc trong thẩm quyền ban hành danh mục trang thiết bị về y tế, vật tư đấu thầu tập trung cần phải tháo gỡ.

Đối với quy định về lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt, các gói thầu thường được thực hiện trong tình trạng khẩn cấp thì nên áp dụng, như gói thầu mua sắm trang thiết bị y tế, thuốc chữa bệnh nhằm phục vụ kịp thời trong tình huống khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại… theo quy định của cấp có thẩm quyền.

Thu hẹp phạm vi đối tượng điều chỉnh đấu thầu doanh nghiệp Nhà nước?

Góp ý vào dự án Luật Đấu thầu (sửa đổi), ĐB Phan Đức Hiếu góp ý liên quan đến đối tượng điều chỉnh đấu thầu doanh nghiệp nhà nước, theo phương án mà Ủy ban Tài chính - Ngân sách đề nghị Quốc hội cân nhắc, xem xét thêm mở rộng đối tượng so với Chính phủ, bao gồm công ty con sở hữu 100% vốn của doanh nghiệp Nhà nước và công ty con sở hữu 50% vốn của doanh nghiệp Nhà nước.

Đây là 2 đối tượng được mở rộng thêm theo đề xuất của Uỷ ban Tài chính - Ngân sách. ĐB kiến nghị nên xem xét thu hẹp phạm vi đối tượng điều chỉnh chỉ áp dụng đối với công ty con có sở hữu 100% vốn doanh nghiệp Nhà nước.

Cân nhắc thu hẹp phạm vi đối tượng điều chỉnh đấu thầu doanh nghiệp Nhà nước
ĐB Phan Đức Hiếu - Đoàn ĐB Quốc hội tỉnh Thái Bình phát biểu tại Hội nghị.

ĐB Phan Đức Hiếu đưa ra 3 lý do xem xét quy định này:

Thứ nhất, cần cân bằng lợi ích Nhà nước và cân bằng sự linh hoạt của hoạt động sản xuất kinh doanh và sự đa dạng của thực tiễn.

Thứ hai, xét về mặt lợi ích, ĐB cho rằng, cần bảo vệ, trong nhiều trường hợp khi công ty con sở hữu trên 50% vốn doanh nghiệp nhà nước thì lợi ích của Nhà nước và lợi ích của các nhà đầu tư tư nhân là tương đương nhau. Do vậy, cần có cơ chế bảo vệ nhà đầu tư tư nhân để phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của họ, bảo đảm tính nhanh nhạy, vì lợi ích doanh nghiệp.

Thứ ba, hiện nay nhận thức và trình độ của các doanh nghiệp chỉ sử dụng 1 phần vốn điều lệ lo lắng việc bị lạm dụng đấu thầu để thâu tóm lợi ích của doanh nghiệp. Vì thế, các doanh nghiệp đã thiết kế các quy trình, thủ tục đấu thầu đảm bảo các lợi ích tốt nhất cho các cổ đông của chính doanh nghiệp đó, không nhất thiết áp dụng quy trình cứng nhắc.

Với những lí do trên, ĐB Phan Đức Hiếu đề nghị nên cân nhắc chỉ giới hạn mở rộng đối tượng điều chỉnh đối với công ty con sở hữu 100% vốn doanh nghiệp Nhà nước, không nên mở rộng đối tượng đối với công ty con sở hữu trên 50% vốn doanh nghiệp Nhà nước.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Nguyễn Hữu Toàn cho biết về phạm vi điều chỉnh là nhóm đối tượng doanh nghiệp nhà nước cần cân nhắc kĩ lưỡng các phương án và lưu ý rằng thực tế tại các Tập đoàn, Tổng công ty thì hoạt động sản xuất kinh doanh, các dự án đầu tư chủ yếu diễn ra ở công ty con.

Về đấu thầu trong lĩnh vực y tế, ngoài 8 phương thức lựa chọn nhà thầu còn có quy định thêm riêng cho mua sắm tập trung, mua sắm trang thiết bị y tế . Dự thảo dành nhiều điều khoản cho lĩnh vực này. không chỉ thực hiện theo Điều 57 mà còn có mua sắm trực tiếp, hay thực hiện chuyển tiếp… do đó đề nghị nhìn tổng thể các quy định có trong dự thảo Luật.

Về chỉ định thầu, qua thảo luận các ĐB cơ bản thống nhất hạn chế chỉ định thầu. Tuy nhiên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Nguyễn Hữu Toàn cũng lưu ý rằng đấu thầu nhằm lựa chọn được nhà thầu chất lượng với giá cả hợp lý. Nhưng hơn hết đấu thầu là nhằm tạo ra môi trường cạnh tranh, bình đẳng cho các nhà sản xuất.

Cần giao nhiệm vụ, đặt hàng, đấu thầu với cơ sở quốc phòng, an ninh, động viên công nghiệp Cần giao nhiệm vụ, đặt hàng, đấu thầu với cơ sở quốc phòng, an ninh, động viên công nghiệp
Nhiều đại biểu đặc biệt quan tâm đến các quy định về đấu thầu mua thuốc, vật tư y tế Nhiều đại biểu đặc biệt quan tâm đến các quy định về đấu thầu mua thuốc, vật tư y tế
Đề nghị loại bỏ các trường hợp chỉ định thầu đối với gói thầu tái định cư Đề nghị loại bỏ các trường hợp chỉ định thầu đối với gói thầu tái định cư
Đăng Khôi
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động