Thứ tư 24/04/2024 13:13
Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn:

Cần có giải pháp linh hoạt khắc phục ngay để bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn nhấn mạnh, trong khi chờ sửa đổi các văn bản pháp luật, cần có giải pháp linh hoạt nhằm khắc phục ngay về công tác bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy (PCCC) trong quản lý, sử dụng điện.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn chủ trì hội nghị.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn chủ trì hội nghị.

Số vụ cháy liên quan đến điện chiếm 76,4%

Chiều 19/4, UBND TP Hà Nội tổ chức hội nghị tăng cường công tác bảo đảm an toàn PCCC trong quản lý, sử dụng điện trên địa bàn TP trong tình hình mới. Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn chủ trì hội nghị.

Tại hội nghị, Đại tá Phạm Trung Hiếu - Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC & CNCH), Công an TP Hà Nội cho biết: Từ năm 2018 đến hết ngày 14/3/2023 trên địa bàn TP xảy ra 2.044 vụ cháy, nổ. Trong đó, có 1.562 vụ có liên quan đến hệ thống điện (chiếm 76,4% tổng số vụ cháy), gồm 16 vụ cháy lớn, 11 vụ cháy gây thiệt hại nghiêm trọng, 2 vụ cháy lớn gây thiệt hại nghiêm trọng, 325 vụ cháy trung bình… làm 34 người chết, 62 người bị thương; thiệt hại về tài sản ước tính khoảng 180 tỷ đồng.

Phòng Cảnh sát PCCC & CNCH, Công an TP Hà Nội và các Phòng nghiệp vụ thuộc Tổng Công ty Điện lực Hà Nội (EVN Hà Nội) đã phối hợp, trao đổi thông tin hằng tháng về tình hình các vụ cháy, nổ có nguyên nhân do điện. Từ đó, tuyên truyền, khuyến cáo về nguy cơ mất an toàn PCCC đối với các hộ gia đình, người đứng đầu các cơ sở, doanh nghiệp trong việc sử dụng điện để sinh hoạt hoặc phục vụ sản xuất, kinh doanh.

Cũng theo Đại tá Phạm Trung Hiếu, tính từ năm 2018 đến nay, đã thành lập 35 đoàn kiểm tra liên ngành, tổ chức kiểm tra an toàn PCCC đối với 425 cơ sở, qua đó phát hiện và kiến nghị 868 tồn tại, thiếu sót về PCCC, lập 160 biên bản xử phạt vi phạm hành chính, ban hành 160 quyết định xử lý vi phạm hành chính với tổng số tiền phạt hàng tỷ đồng. Cảnh sát PCCC & CNCH đã phối hợp với các đơn vị trực thuộc EVN Hà Nội tổ chức hơn 350 lớp tuyên truyền, hướng dẫn, phổ biến kiến thức pháp luật về PCCC với gần 7.000 người tham dự...

Đại tá Phạm Trung Hiếu, Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ báo cáo tại hội nghị.
Đại tá Phạm Trung Hiếu - Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ báo cáo tại hội nghị.

Từ những khó khăn, bất cập, TP Hà Nội kiến nghị cần sửa đổi Luật Phòng cháy và chữa cháy bám sát với thực tiễn, thực trạng, tình hình và dự báo xu hướng phát triển các loại hình cơ sở phát sinh phù hợp với định hướng, cơ cấu phát triển của nền kinh tế - xã hội của Việt Nam (đặc biệt là kinh tế hộ gia đình và tư nhân).

Quy định làm rõ trách nhiệm của các chủ thể và cá nhân theo hướng tăng mức quy định về việc chịu trách nhiệm cho người đứng đầu, chủ cơ sở, chủ hộ gia đình phải tuân thủ pháp luật và tự chịu trách nhiệm trong việc đầu tư, xây dựng và quản lý trong suốt quá đưa công trình vào hoạt động.

Bên cạnh đó, cần sửa đổi Luật Điện lực theo hướng quy định quy định thống nhất với Luật Phòng cháy và chữa cháy về biện pháp ngăn chặn ngừng cấp điện đối với các dự án, công trình đã ra quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động…

Cần có giải pháp linh hoạt

Phát biểu kết luận hội nghị, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn nhấn mạnh, trong khi chờ sửa đổi các văn bản pháp luật, cần có giải pháp linh hoạt nhằm khắc phục ngay về công tác bảo đảm an toàn PCCC trong quản lý, sử dụng điện.

Phó Chủ tịch Thường trực cho biết, TP sẽ nghiên cứu, đề xuất quy định quản lý, kiểm tra, xử lý vi phạm về điện sau công tơ, các quy định về giảm, ngừng cấp điện đối với các công trình, dự án vi phạm quy định về PCCC đã bị tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động.

Đánh giá hội nghị đã thẳng thắn nêu rõ các tồn tại vướng mắc, Phó Chủ tịch Thường trực TP Lê Hồng Sơn đề nghị toàn hệ thống chính trị, từ các sở, ngành, quận, huyện, thị xã đến các đoàn thể cần đề ra nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng, thể hiện rõ trách nhiệm trong công tác PCCC. Đồng thời, yêu cầu phân loại khách hàng theo lĩnh vực, địa bàn có nguy cơ cao.

“Địa bàn nào có nguy cơ cao thì lãnh đạo chính quyền cơ sở phải vào cuộc quyết liệt, chịu trách nhiệm với lãnh đạo TP nếu để xảy ra cháy, nổ gây thiệt hại nghiêm trọng” - ông Lê Hồng Sơn nói.

Cùng với đó, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP cũng yêu cầu các đơn vị tổ chức tổng kiểm tra PCCC theo từng nhóm; người đứng đầu các đơn vị phải tổng kiểm tra địa bàn mình phụ trách; kiểm tra phải có hướng dẫn khắc phục, xử lý vi phạm...

Rà nhanh, kiểm kỹ, xử lý triệt để các cơ sở không đảm bảo về PCCC&CNCH
Tạm đình chỉ hoạt động do chưa đảm bảo an toàn PCCC
Cấp phiếu Lý lịch tư pháp: Cần khắc phục các lỗi phần mềm trên Cổng dịch vụ công
Đạt Lê
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Lãnh đạo thành phố Hà Nội dâng hoa kỷ niệm 154 năm Ngày sinh V.I.Lênin

Lãnh đạo thành phố Hà Nội dâng hoa kỷ niệm 154 năm Ngày sinh V.I.Lênin

Sáng 22/4, nhân kỷ niệm 154 năm Ngày sinh V.I.Lênin (22/4/1870-22/4/2024), Đoàn đại biểu Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội do Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Trần Sỹ Thanh dẫn đầu đã tới dâng hoa tại Tượng đài V.I.Lênin ở Công viên Lênin (đường Điện Biên Phủ, quận Ba Đình).
Cơ hội chia sẻ tiếng nói, ý tưởng về tầm nhìn chiến lược cho ASEAN

Cơ hội chia sẻ tiếng nói, ý tưởng về tầm nhìn chiến lược cho ASEAN

Nhân dịp Việt Nam tổ chức Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024 vào ngày 23/4 tới tại Hà Nội, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt đã chia sẻ với báo chí những kỳ vọng và mục tiêu của Việt Nam đối với sự kiện này.
Hà Nội: khẩn trương tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ công trình trọng điểm

Hà Nội: khẩn trương tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ công trình trọng điểm

Ngày 19/4, Ủy viên T.Ư Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh, Trưởng Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm của thành phố giai đoạn 2021 - 2025 chủ trì hội nghị giao ban của Ban Chỉ đạo.
Bộ Công an thông tin về hành vi bỏ lại phương tiện để trốn việc nộp phạt

Bộ Công an thông tin về hành vi bỏ lại phương tiện để trốn việc nộp phạt

Để tránh phải nộp phạt khi vi phạm nồng độ cồn, nhiều chủ xe đã chọn cách bỏ lại phương tiện. Tuy nhiên, hành vi trên là việc làm sai lầm. Bởi lẽ, dù người vi phạm bỏ phương tiện bị tạm giữ lại, thì việc xử phạt vẫn có hiệu lực.
Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô gắn với phát triển du lịch

Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô gắn với phát triển du lịch

Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô là sự kiện trọng đại của đất nước nói chung và Thủ đô nói riêng. Nhiều hoạt động, sự kiện, văn hóa thể thao được tổ chức quy mô lớn toàn quốc và khu vực, hướng tới phục vụ phát triển công nghiệp văn hóa, quảng bá, giới thiệu về văn hóa Thủ đô Hà Nội, góp phần thúc đẩy kinh tế du lịch trên địa bàn TP.
ASEAN phát triển nhanh vì tương lai bền vững

ASEAN phát triển nhanh vì tương lai bền vững

Sau Phiên Khai mạc vào sáng 23/4, Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024 tiếp tục với hai phiên toàn thể với chủ đề “ASEAN phát triển nhanh vì tương lai bền vững” và “Bảo đảm an ninh toàn diện vì Cộng đồng ASEAN lấy người dân làm trung tâm”.
Nhiều hoạt động ý nghĩa với hành trình “Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông”

Nhiều hoạt động ý nghĩa với hành trình “Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông”

Nhằm giáo dục cho thanh, thiếu nhi về ý nghĩa của Chiến thắng Điện Biên Phủ, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức chuỗi hoạt động về nguồn với các hoạt động thăm, tặng quà, tri ân Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, gia đình cựu chiến sĩ Điện Biên, các thương, bệnh binh, gia đình có công với cách mạng…
Phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng

Phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Đôn Tuấn Phong cho biết, Luật Thủ đô (sửa đổi) đang được Quốc hội xem xét, trong đó có các quy định phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng. Hà Nội cần có ý kiến, kiến nghị từ thực tiễn để quy định cụ thể vấn đề này trong Luật, bảo đảm tính khả thi, hiệu quả thi hành Luật.
Lấy ý kiến người dân về chính sách bồi thường, định giá đất

Lấy ý kiến người dân về chính sách bồi thường, định giá đất

Tại cuộc họp với Bộ Tài Nguyên & Môi trường (TN&MT) và một số bộ, ngành liên quan về tiến độ xây dựng các văn bản thi hành Luật Đất đai, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh, Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản chỉ đạo các bộ, ngành khẩn trương xây dựng văn bản hướng dẫn chi tiết, bảo đảm đủ điều kiện để Quốc hội xem xét, cho phép Luật Đất đai năm 2024 có hiệu lực vào ngày 1/7/2024 (sớm hơn 5 tháng so với quy định ở luật là ngày 1/1/2025). Điều này đòi hỏi các bộ, ngành nỗ lực, quyết tâm rất lớn...

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động