Cách nào để ngăn chặn tội phạm lừa đảo công nghệ cao?
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênQuỹ đầu tư MBK. Ảnh: CATP Hà Nội. |
Đầu tư online, thu lời 6 tỷ chỉ trong 4 ngày?
Theo đó, vào tháng 8/2023, Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, CATP Hà Nội liên tục tiếp nhận nhiều đơn trình báo của các nạn nhân bị chiếm đoạt tài sản khi tham gia đầu tư giao dịch dầu thô qua “Quỹ đầu tư MBK”.
Nạn nhân cho biết được tư vấn tải app tham gia “Quỹ đầu tư MBK” rồi mở tài khoản để giao dịch “dầu thô”. Các nhà đầu tư sẽ được các thầy và trợ lý dẫn dắt, hướng dẫn đầu tư.
Với quảng cáo lợi nhuận hấp dẫn, sau khi được nghe tư vấn, chị H đã chuyển khoản nhiều lần với số tiền hơn 4 tỷ đồng.
Trong 4 ngày, chị H thực hiện mua bán dầu thô theo sự hướng dẫn của các đối tượng, tài khoản của chị H được hưởng lợi lên đến hơn 10 tỷ đồng. Khi số tiền trong tài khoản lên đến gần 20 tỷ, nạn nhân làm thủ tục rút tiền ra thì không rút được.
Lúc này các đối tượng yêu cầu phải nộp thêm 8 tỷ đồng mới được rút tiến ra. Tuy nhiên, khi thấy nạn nhân không hợp tác chuyển tiền, các đối tượng đã chiếm đoạt số tiền 4 tỷ của chị H.
Tương tự như trường hợp của chị H, anh M cũng tham gia quỹ đầu tư dầu thô. Lúc đầu, anh M chỉ đầu tư vài trăm triệu vì tò mò. Nhưng do lợi nhuận từ giao dịch lớn, anh tiếp tục đầu tư 5 tỷ mua bán dầu thô.
Cuối cùng cũng như nhiều nhà đầu tư khác, anh M cũng không thể rút được tiền ra và bị chiếm đoạt tiền đầu tư.
Bên cạnh loại hình lừa đảo đầu tư sinh lời hấp dẫn với lợi nhuận khủng này, còn một số chiêu lừa phổ biến khác mà người dân hay dính phải như giả danh Công an (CA) , mời làm cộng tác viên online,…
Số vụ lừa đảo “công nghệ cao” tăng hơn 30% so với năm ngoái
Theo cơ quan Công an (CQCA), mặc dù các lực lượng chức đã có những cố gắng, nỗ lực trong công tác đấu tranh, phòng ngừa, nhưng tình hình tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng vẫn đang có xu hướng gia tăng với thủ đoạn tinh vi, đòi hỏi sự vào cuộc quyết liệt của các ngành chức năng và toàn xã hội để ngăn chặn loại tội phạm này.
Theo thống kê, từ năm 2018 đến nay, CQCA đã phát hiện 13.095 vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản, chiếm 5,2% số vụ phạm pháp hình sự.
Chỉ tính riêng trong 6 tháng đầu năm 2023, phát hiện 1.670 vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tăng 30,67% so với cùng kỳ năm 2022.
Một số hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng cũng được liệt kê, cụ thể:
Sử dụng tổng đài ảo giả danh Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát... để hù dọa nạn nhân sau đó cung cấp tài khoản để nạn nhân chuyển tiền kiểm tra rồi chiếm đoạt;
Sử dụng mạng xã hội (Facebook, Zalo, Instagram...) làm quen với nạn nhân rồi tán tỉnh, yêu đương, hứa hẹn tặng tiền, quà có giá trị rồi phối hợp với đối tượng người Việt giả danh nhân viên hải quan, sân bay lừa đóng thủ tục hải quan, thuế để nạn nhân chuyển tiền vào các tài khoản chúng chỉ định rồi chiếm đoạt;
Lợi dụng kẻ hở trong thương mại điện tử, giả mạo giấy tờ, tài liệu rồi làm giả thẻ ngân hàng hoặc vay ngân hàng, hoặc mua sắm trên các trang thương mại điện tử, giao dịch mua bán thông qua các tài khoản mạng xã hội... rồi chiếm đoạt;
Chiếm đoạt quyền sử dụng mạng xã hội, sau đó cung cấp thông tin giả, lừa người thân, bạn bè của chủ tài khoản mạng xã hội chuyển tiền rồi chiếm đoạt.
Nhóm “con mồi” chính được các nhóm lừa đảo hay nhắm đến là người cao tuổi, trẻ em, sinh viên, thanh niên, người lao động, các đối tượng công nhân, nhân viên văn phòng…
Cần sự phối hợp của người dân
Theo Bộ Công an, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, nhưng một trong những nguyên nhân chính được xác định đến từ nhận thức của người dân.
Nhiều trường hợp nhẹ dạ, cả tin, thiếu hiểu biết, chưa được cập nhật thông tin về các hình thức lừa đảo, cả tin, hám lợi, mất cảnh giác để tội phạm lợi dụng lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Thậm chí một số trường hợp khi xảy ra việc bị lừa rồi, người dân không đến cơ quan để trình báo ngay mà lại lên mạng xã hội để tìm trợ giúp, để lại lại bị kẻ xấu tự nhận có thể giúp bị hại lấy lại tài sản lừa tiếp.
Do vậy, bên cạnh sự nỗ lực của các cơ quan chức năng, vẫn rất cần người dân tích cực tham gia đấu tranh phòng, chống loại tội phạm lừa đảo công nghệ cao này.
Người dân cần tự giác nâng cao nhận thức, cập nhật những kiến thức và kỹ năng cơ bản bảo đảm an toàn thông tin trên không gian mạng. Không nghe lời dụ dỗ của các đối tượng xấu, cần hỏi người thân hoặc báo cho cơ quan chức năng nơi gần nhất khi nhận được những lời mời chào có dấu hiệu nghi vấn.
Bên cạnh đấy, CA các đơn vị, địa phương cần tập trung lực lượng, chủ động rà soát, nắm tình hình, lên danh sách các đối tượng hình sự, các băng nhóm có biểu hiện hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản; làm tốt công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, áp dụng các biện pháp nghiệp vụ, kịp thời phát hiện, lập hồ sơ quản lý, đấu tranh, xử lý các đối tượng.
Phối hợp kịp thời trong công tác điều tra, truy tố, xét xử công khai đối với các vụ án đã được phát hiện để răn đe, giáo dục và tuyên truyền cho Nhân dân biết.
Cảnh báo chiêu trò mới của tội phạm chiếm đoạt tiền | |
Nhân viên thử việc ở ngân hàng lừa đảo chiếm đoạt 8,5 tỷ đồng | |
Mất hàng tỷ đồng vì tham gia đầu tư quỹ giao dịch dầu thô |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại