Thứ năm 21/11/2024 23:36

Công an Hải Phòng cảnh báo 16 chiêu lừa phổ biến trên không gian mạng

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Thời gian gần đây, tình hình hoạt động của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua mạng viễn thông, internet và các trang mạng xã hội có chiều hướng ra tăng, diễn biến phức tạp, ngày càng tinh vi với nhiều thủ đoạn mới gây thiệt hại lớn về tài sản của người dân, gây hoang mang, bức xúc trong dư luận xã hội.
Công an Hải Phòng cảnh báo 16 chiêu lừa phổ biến trên không gian mạng
Thời gian gần đây, hoạt động của tội phạm lừa đảo thông qua mạng viễn thông, internet và các trang mạng xã hội đang có xu hướng nở rộ, với những chiêu thức ngày càng tinh vi, gây thiệt hại lớn về tài sản cho người dân. Ảnh minh họa

Phòng An ninh chính trị nội bộ - CATP Hải Phòng đã tổng hợp, phân loại 16 hình thức lừa đảo phổ biến nhất trên không gian mạng hiện nay thành 3 nhóm.

Trước hết cần phải kể đến nhóm “Giả mạo thương hiệu”. Ở nhóm này, các đối tượng sẽ sử dụng chiêu giả mạo thương hiệu của các tổ chức, đơn vị như: Ngân hàng, cơ quan Nhà nước, công ty tài chính, chứng khoán... để gửi SMS lừa đảo cho nạn nhân. Hoặc giả mạo các trang Web/Blog chính thống (giao diện, địa chỉ tên miền/đường dẫn...) tạo uy tín để tiến hành thu thập thông tin cá nhân của người dân.

Tiếp đến là nhóm “Chiếm đoạt tài khoản”. Ở nhóm này, các đối tượng sẽ tìm cách chiếm quyền sử dụng các tài khoản mạng xã hội của người dùng như: Zalo, Facebook, Tiktok... để gửi tin nhắn lừa đảo cho bạn bè, người thân có trong danh bạ của chủ tài khoản nhằm chiếm quyền tài khoản, đánh cắp thông tin, chiếm đoạt tài sản, bôi nhọ danh dự, tống tiền nạn nhân.

Ngoài ra, còn có các ứng dụng, quảng cáo tín dụng đen xuất hiện trên trang Web, gửi tràn lan qua các kênh thư điện tử rác, tin nhắn SMS, mạng xã hội Facebook, Telegram, Zalo. Nạn nhân sẽ biến thành những con nợ trong khi chính mình cũng không biết.

Nhóm thứ 3 là “Các hình thức kết hợp”. Ở nhóm này, các đối tượng có thể sử dụng kết hợp một vài chiêu trò trong 12 phương thức lừa đảo sau: Sử dụng số điện thoại (trong nước, nước ngoài, đầu số lạ...) giả danh cơ quan chức năng, công an, nhà mạng viễn thông..., để tiến hành gọi điện thoại cho nạn nhân thông báo vi phạm pháp luật và yêu cầu chuyển khoản; sử dụng số điện thoại đầu số lạ gọi điện cho nạn nhân, khi bắt máy nạn nhân sẽ bị trừ tiền trong tài khoản mà không hề hay biết. Hay các đối tượng có thể giả mạo trang thương mại điện tử lớn tại Việt Nam, nước ngoài để lừa đảo nạn nhân làm cộng tác viên.

Từ đó, dần dẫn dụ nạn nhân thực hiện chạy quảng cáo lừa đảo trên Facebook hay gửi tin nhắn quảng cáo spam qua SMS. Tiếp đến là chiêu trò lan truyền tin giả đánh vào tâm lý hiếu kỳ, sự cả tin và lòng thương người của người dùng mạng xã hội để câu view, câu like, sau đó các đối tượng xấu sẽ lấy đó làm “bình phong” để lợi dụng, thực hiện trót lọt các chiêu trò lừa gạt, chiếm đoạt tài sản qua hình thức kêu gọi nạn nhân chung tay quyên góp, ủng hộ làm từ thiện giúp đỡ những mảnh đời khó khăn, cơ cực trong xã hội.

Cùng với đó là hình thức lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua quảng bá bán hàng online trên Facebook là những mặt hàng giả, chất lượng kém, vé máy bay giả, khuyến mại giả, hàng ảo hoặc giao bán giả mạo không tồn tại sản phẩm; giả mạo trang cá nhân, tài khoản người dùng trên Facebook, Telegram, Zalo để tạo uy tín và lừa nạn nhân sử dụng dịch vụ hoặc đầu tư. Chẳng hạn như lừa chiếm đoạt tài sản bằng cách chờ trực trên các Fanpage có tích xanh, Fanpage của người nổi tiếng trên mạng xã hội để nhắn tin riêng với nạn nhân đóng giả là nhân viên, trợ lý.

Ngoài ra, không thể không kể đến các chiêu thức như “bẫy tình”, lợi dụng tình cảm, lòng tin và sự thương hại để lừa đảo qua các nền tảng Facebook, Zalo, Tinder, Telegram; lừa đảo cài cắm mã độc thông qua đường dẫn độc hại, phần mềm độc hại (tiện ích mở rộng cho trình duyệt, phần mềm bẻ khóa - crack). Ở chiêu trò này, đối tượng xấu sẽ tạo những công cụ, đường dẫn, phần mềm độc hại để chiếm đoạt tài sản, thông tin tài khoản mạng xã hội, ngân hàng thông qua tiếp cận nạn nhân từ chạy quảng cáo đường link độc hại, phát tán mã độc, phần mềm độc hại qua Facebook, Telegram, Google Search...

Tiếp đó là thủ thuật thông báo trúng thưởng, quà tặng, khuyến mại để lừa đánh cắp thông tin tài khoản và tài sản của nạn nhân thông qua các trang Web lừa đảo; thủ đoạn nâng cấp lên Sim 4B hay 5G để lừa lấy số điện thoại của nạn nhân nhằm chiếm đoạt thông tin tài khoản, tài sản; giả mạo Email của ngân hàng, ví điện tử, tổ chức uy tín để uy hiếp, đe dọa lừa tiền nạn nhân hay chiêu thức lập sàn đầu tư tiền ảo Crypto, đầu tư đa cấp, đầu tư nhị phân, đầu tư Forex... để lừa đảo chiếm đoạt tài sản của nạn nhân.

Trước vấn nạn trên, mỗi chúng ta - những công dân của kỷ nguyên số hay nêu cao tinh thần, ý thức cảnh giác, tự trang bị cho mình và những người xung quanh những kiến thức, kỹ năng cần thiết để trở thành những “công dân số”, người tiêu dùng thông thái có đủ “sức đề kháng” để có thể nhận diện, chủ động phối hợp với lực lượng chức năng trong công tác đấu tranh phòng chống, từng bước làm thất bại mọi chiêu trò lừa đảo chiếm đoạt tài sản của các đối tượng xấu.

Hải Phòng: Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo qua hình thức vay vốn trực tuyến
Hải Phòng cảnh báo thủ đoạn gọi điện lừa đảo “con đang cấp cứu”
Công an Hải Phòng cảnh báo trang mạng xã hội giả mạo hình ảnh, biểu tượng của lực lượng CAND
T.Quang
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Cụ bà hơn 80 tuổi bị gã trai cướp tài sản ngay tại khu tập thể

Cụ bà hơn 80 tuổi bị gã trai cướp tài sản ngay tại khu tập thể

Công an quận Thanh Xuân, Hà Nội đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, ra quyết định tạm giữ đối với Nguyễn Văn Vương, SN 2001, trú tại xã Thượng Lâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội để điều tra về hành vi cướp giật tài sản.
Hà Nội: tìm người làm chứng vụ tai nạn trên phố Nguyễn Tri Phương

Hà Nội: tìm người làm chứng vụ tai nạn trên phố Nguyễn Tri Phương

Vụ tai nạn giao thông xảy ra tại trước số nhà 15 ngõ 9 Nguyễn Tri Phương, phường Điện Biên, Hà Nội; Công an quận Ba Đình tìm người làm chứng.
Truy tìm người phụ nữ lừa đảo xin việc ở Hà Nội

Truy tìm người phụ nữ lừa đảo xin việc ở Hà Nội

Ngày 21/11, Công an quận Thanh Xuân (Hà Nội) cho biết đang truy tìm người phụ nữ lừa đảo xin việc.
Lời hứa “suông” đưa người lao động đi Nhật với mức lương cao

Lời hứa “suông” đưa người lao động đi Nhật với mức lương cao

Tòa án Nhân dân (TAND) TP Hà Nội vừa mở phiên tòa xét xử bị cáo Nguyễn Thị Phong (SN 1983, trú tại quận Hà Đông, Hà Nội) về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
Chủ doanh nghiệp “tống tiền” 10 tỷ đồng

Chủ doanh nghiệp “tống tiền” 10 tỷ đồng

Tòa án Nhân dân (TAND) TP Hà Nội vừa mở phiên tòa sơ thẩm xét xử Duy Đức Tuấn, SN 1974, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư tài chính Thái Bình Dương (Cty Thái Bình Dương) về hành vi cưỡng đoạt tài sản.
Trả hồ sơ vụ lừa chạy sổ đỏ, nẫng hơn 2 tỷ đồng

Trả hồ sơ vụ lừa chạy sổ đỏ, nẫng hơn 2 tỷ đồng

Tòa án Nhân dân TP Hà Nội vừa mở phiên tòa xét xử sơ thẩm đối với bị cáo Lê Viết Sơn, SN 1962, trú tại quận Tây Hồ, Hà Nội, về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Từ chiếc ô tô nghi vấn trên đường Khuất Duy Tiến lúc nửa đêm...

Từ chiếc ô tô nghi vấn trên đường Khuất Duy Tiến lúc nửa đêm...

Lực lượng 141 Công an TP Hà Nội vừa bắt 2 đối tượng nguy hiểm, thu giữ súng, đạn và nhiều chất nghi là ma túy.
Từ biểu hiện lo lắng của nam thanh niên tại chốt 141

Từ biểu hiện lo lắng của nam thanh niên tại chốt 141

Thông tin từ Phòng Cảnh sát giao thông Công an TP Hà Nội, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, tổ công tác Y2 phát hiện đối tượng tàng trữ trái phép chất ma túy.
Nhiều đối tượng phạm pháp “sa lưới” lực lượng 141

Nhiều đối tượng phạm pháp “sa lưới” lực lượng 141

Phòng Cảnh sát giao thông, Công an TP Hà Nội thông tin, trong 3 đêm cuối tuần từ 8-10/11/2024, các tổ công tác 141 đã phát hiện 9 vụ việc...

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động