Các “tín đồ đông trùng hạ thảo” cần biết thông tin này
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênSáng 17-6, Tổ công tác 368 (Tổng cục QLTT) phối hợp với Cục Nghiệp vụ QLTT và Đội QLTT số 1 (Cục QLTT Hà Nội) đã kiểm tra đột xuất cơ sở kinh doanh đông trùng hạ thảo ở căn hộ 16-5A thuộc khu đô thị Vinhomes Symphony, Long Biên, Hà Nội do bà Phạm Thanh Thủy (SN 1988, trú tại Bạch Mai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) làm chủ cơ sở.
Qua kiểm tra, chủ cơ sở không thể xuất trình các giấy tờ liên quan để chứng minh nguồn gốc xuất xứ của lô hàng đông trùng hạ thảo này. |
Tại đây, lực lượng chức năng phát hiện 36 vỉ đông trùng hạ thảo. Mỗi vỉ chứa 10 con đông trùng hạ thảo được hút chân không, cùng một lượng lớn đựng trong hộp nhựa và túi bóng với tổng số lượng 480 con. Tất cả đều không có nhãn mác, bao bì sản phẩm, công dụng cũng như hướng dẫn sử dụng. Cách phân biệt duy nhất chỉ có dòng chữ được viết tay trên các vỉ hút chân không với nội dung "VIP" để phân biệt với các sản phẩm còn lại.
Tại thời điểm kiểm tra, chủ cơ sở không xuất trình được bất cứ giấy tờ liên quan đến việc việc kinh doanh cũng như hóa đơn chứng từ chứng minh tính hợp pháp lô hàng này.
Các tang vật thu giữ được đều không có nhãn mác, bao bì |
Qua làm việc với lực lượng chức năng, chủ cơ sở cho biết toàn bộ số hàng hóa được nhập qua mạng từ một người không quen biết. Sau đó được bảo quản trong tủ lạnh và đăng bán trên nền tảng thương mại điện tử, chủ yếu qua facebook dưới tài khoản “Thủy Phạm”.
Tại cơ sở kinh doanh, chủ cơ sở dành một khoảng rộng để dựng biển hiệu với nội dung “Đông trùng VIP Đông trùng hạ thảo Tây Tạng” phục vụ quá trình livestream bán hàng.
Theolãnh đạo Đội QLTT số 1 (Cục QLTT Hà Nội), đây là một trong những vụ kinh doanh đông trùng hạ thảo không rõ nguồn gốc trên nền tảng thương mại điện tử lớn nhất từ trước đến nay được Cục QLTT Hà Nội kiểm tra, phát hiện và xử lý.
Hiện lực lượng chức năng đã tiến hành tạm giữ toàn bộ số hàng hóa để tiếp tục xác minh, xử lý theo quy định.
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại