Các quốc gia thành viên có trách nhiệm đưa người phạm tội tra tấn ra trước công lý
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênCác quốc gia thành viên có trách nhiệm đưa người phạm tội tra tấn ra trước công lý. |
Thực thi quyền tài phán đối với tội phạm tra tấn
Trường hợp quốc gia thành viên không thực hiện dẫn độ thì theo nguyên tắc “hoặc dẫn độ, hoặc truy tố”, quốc gia thành viên phải thực thi quyền tài phán đối với tội phạm tra tấn bị phát hiện:
Quốc gia thành viên phát hiện trên lãnh thổ thuộc phạm vi quyền tài phán quốc gia một người bị tình nghi đã thực hiện tội phạm quy định tại Điều 4 Công ước Chống tra tấn, sẽ theo những trường hợp quy định tại Điều 5, nếu không dẫn độ người đó, phải chuyển vụ việc cho các cơ quan có thẩm quyền để truy tố.
Các cơ quan có thẩm quyền phải ra các quyết định với cùng cách thức như trong vụ án phạm tội thông thường có tính chất nghiêm trọng theo pháp luật quốc gia. Đối với các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 5, yêu cầu về các chứng cứ cần thiết cho việc truy tố và kết án cũng phải chặt chẽ như với các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 5.
Những người có liên quan đến bất kỳ tội phạm nào được quy định tại Điều 4 phải được đảm bảo đối xử công bằng trong tất cả các giai đoạn của quá trình tiến hành tố tụng”.
Theo quy định này, các quốc gia thành viên có trách nhiệm đặc biệt phải tiến hành các biện pháp hiệu quả và cần thiết về mặt lập pháp và hành pháp để đưa người phạm tội tra tấn ra trước công lý. Người nước ngoài phạm tội tra tấn có thể thuộc một trong những trường hợp sau:
Người đó là nhân viên công quyền nước ngoài thực hiện hành vi tra tấn (đối với công dân quốc gia đó hoặc công dân của quốc gia khác) trên lãnh thổ quốc gia phát hiện người đó;
Người đó thực hiện hành vi tra tấn trên lãnh thổ nước ngoài nhưng bỏ trốn đến quốc gia phát hiện và bị bắt giữ. Người phạm tội này có thể là công dân của quốc gia phát hiện, cũng có thể là công dân của quốc gia nơi tội phạm được thực hiện hoặc một nước thứ ba.
Trong những trường hợp như vậy, quốc gia phát hiện người phạm tội tiến hành ngay việc bắt, giam giữ theo quy định của pháp luật nước mình và tuỳ từng trường hợp có thể thực hiện quyền tài phán của mình hoặc dẫn độ người đó cho quốc gia yêu cầu để quốc gia này thực hiện việc xét xử, hoặc thi hành án.
Trường hợp quốc gia thành viên không tiến hành trao trả, chuyển giao hoặc dẫn độ thì các cơ quan có thẩm quyền của quốc gia đó có trách nhiệm phải tiến hành các biện pháp cần thiết nhằm đưa người có hành vi tra tấn ra xét xử theo pháp luật tố tụng của. Khoản 2 Điều 7 quy định, trong trường hợp không dẫn độ mà tiến hành tố tụng theo thẩm quyền của quốc gia mình, việc điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án đối với tội phạm này phải bảo đảm đúng trình tự tố tụng, phán quyết phải công bằng, công minh như những tội phạm khác.
Khoản 3 Điều 7 đặc biệt nhấn mạnh đến nguyên tắc đối xử công bằng trong toàn bộ quá trình tố tụng. Nguyên tắc này nhắc lại các nguyên tắc trong Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền năm 1948 và Công ước ICCPR. Theo đó, Điều 5 và 7 Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền quy định tất cả mọi người đều sinh ra tự do và bình đẳng; không ai có thể bị tra tấn hoặc nhục hình, bị đối xử hoặc hình phạt tàn nhẫn, vô nhân đạo; tất cả mọi người đều có quyền bình đẳng trước pháp luật và được pháp luật bảo vệ và đối xử một cách bình đẳng và không thiên vị.
Tương tự, Điều 7 Công ước ICCPR quy định không ai có thể bị tra tấn, đối xử hoặc áp dụng hình phạt một cách tàn nhẫn, vô nhân đạo hoặc nhục hình; Điều 10 (1) nhấn mạnh rằng những người bị tước tự do phải được đối xử nhân đạo và được tôn trọng nhân phẩm vốn có của mình; và Điều 14 (1) quy định: “Tất cả mọi người đếu bình đẳng trước các toà án và các cơ quan tài phán. Bất kỳ người nào đều có quyền được xét xử bởi một toà án có thẩm quyền, độc lập, không thiên vị”, hay nói cách khác là khẳng định địa vị pháp lý được đối xử bình đẳng trước pháp luật.
Tương trợ tư pháp về hình sự
Điều 9 của Công ước Chống tra tấn quy định nghĩa vụ của các quốc gia thành viên cung cấp tương trợ tư pháp trong phạm vi rộng nhất có thể để tiến hành các thủ tục tố tụng hình sự đối với các tội phạm này, cụ thể như sau:
Các quốc gia thành viên phải hỗ trợ tối đa lẫn nhau trong quá trình tiến hành các thủ tục tố tụng hình sự đối với các tội phạm quy định tại Điều 4, kể cả việc cung cấp tất cả những chứng cứ cần thiết cho hoạt động tố tụng đã được quốc gia phát hiện.
Các quốc gia thành viên sẽ thực hiện nghĩa vụ quy định tại khoản 1 của Điều này phù hợp với các hiệp định tương trợ tư pháp được ký kết giữa các quốc gia.
Tương trợ tư pháp trong lĩnh vực hình sự được hiểu là việc các quốc gia yêu cầu hỗ trợ hoặc cung cấp sự hỗ trợ cho một quốc gia khác trong việc tống đạt các giấy tờ pháp lý, thu thập chứng cứ trong quá trình tố tụng.
Trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay, vấn đề hợp tác quốc tế là rất quan trọng, đặc biệt là hợp tác quốc tế trong phòng, chống tội phạm. Đối với hành vi tra tấn, Công ước nhấn mạnh nguyên tắc hợp tác quốc tế và tương trợ tư pháp trong hoạt động phòng ngừa và trừng trị hành vi tra tấn là trách nhiệm của các quốc gia thành viên trong việc hoàn thiện các trình tự pháp lý và thủ tục tố tụng hình sự về tội tra tấn. Nguyên tắc hợp tác quốc tế đòi hỏi việc thúc đẩy và thực thi thẩm quyền pháp lý chung phải bảo đảm đúng và đầy đủ các bước trong hoạt động tố tụng hình sự được áp dụng đối với tội phạm này.
Tương trợ tư pháp trong quá trình tố tụng đối với tội phạm tra tấn phải được thực hiện trong toàn bộ quá trình điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án, trong đó, việc cung cấp bằng chứng cần thiết cho tố tụng là hết sức quan trọng. Tương trợ tư pháp - theo Công ước - là nghĩa vụ và trách nhiệm của các thành viên. Công ước không đưa ra trình tự phải hợp tác như thế nào mà cho phép các thành viên thực hiện nghĩa vụ này thông qua các hiệp định tương trợ tư pháp được ký kết giữa các nước.
Nghĩa vụ tiến hành điều tra khi cho rằng có hành vi tra tấn được thực hiện Điều 12 của Công ước quy định: “Quốc gia thành viên phải bảo đảm rằng các cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành điều tra kịp thời và công bằng khi có căn cứ xác đáng để tin rằng hành vi tra tấn đã được thực hiện trên lãnh thổ thuộc phạm vi quyền tài phán quốc gia” nhằm yêu cầu các quốc gia thành viên tiến hành điều tra nhằm xác định có hay không xảy ra hành vi tra tấn được thực hiện trên lãnh thổ của mình. Nội dung này đã được nhắc lại trong “Các nguyên tắc về điều tra và tập hợp tư liệu hiệu quả về tra tấn và các hình thức đối xử, trừng phạt tàn bạo vô nhân đạo hay hạ nhục con người” được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua năm 2000. Theo đó, các quốc gia có nghĩa vụ phải tiến hành các hoạt động điều tra nhanh chóng, không thiên vị và có hiệu quả khi có cơ sở hợp lý để tin rằng hành động tra tấn và việc đối xử tàn bạo, vô nhân đạo, hạ nhục con người xảy ra trong lãnh thổ của mình. Cùng đó, việc điều tra phải bảo đảm được tính “nhanh chóng” và “vô tư, không thiên vị”. Đây là hai đặc điểm rất quan trọng đối với các cuộc điều tra liên quan đến hành vi tra tấn, trừng phạt, đối xử tàn bạo, vô nhân đạo bởi vì hành vi tra tấn thường gây nên những hậu quả nghiêm trọng cả về thể chất lẫn tinh thần cho nạn nhân nên càng cần phải chấm dứt sớm. |
Các quốc gia thành viên phải thực hiện những biện pháp để ngăn chặn các hành vi tra tấn | |
Các quốc gia cần phải có cơ chế để bảo đảm việc xét xử các tội phạm về tra tấn |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại