Các hoạt động trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật khó khăn về tài chính
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênẢnh minh họa |
Hỏi: Xin quý báo cho biết mục tiêu, yêu cầu của kế hoạch triển khai thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật có khó khăn về tài chính năm 2018? Các hoạt động thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật có khó khăn về tài chính?
(Nguyễn Ánh Hồng, quận Cầu Giấy, Hà Nội)
Trả lời: Về câu hỏi của bạn, xin trả lời như sau:
Ngày 10/1/2018, Bộ Tư pháp ban hành Quyết định số 81/QĐ-BTP về việc ban hành kế hoạch triển khai thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật có khó khăn về tài chính năm 2018. Theo đó, kế hoạch nêu về mục tiêu và yêu cầu cụ thể:
Thứ nhất, mục tiêu: Tăng cường việc triển khai có hiệu quả chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật có khó khăn về tài chính theo quy định của Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017; đẩy mạnh hoạt động truyền thông về trợ giúp pháp lý góp phần nâng cao hơn nữa nhận thức của cộng đồng về các quyền của người khuyết tật có khó khăn về tài chính và điều kiện tiếp cận với dịch vụ này; tăng cường năng lực thực hiện trợ giúp pháp lý cho người thực hiện trợ giúp pháp lý; tập trung thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý, trong đó chú trọng thực hiện vụ việc tham gia tố tụng cho người khuyết tật có khó khăn về tài chính.
Thứ 2, yêu cầu:
- Bám sát nội dung chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật trong Đề án trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2012 - 2020 (Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1019/QĐ-TTg ngày 05/8/2012) và Kế hoạch thực hiện Công ước của Liên hợp quốc về quyền của người khuyết tật (Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1100/QĐ-TTg ngày 21/6/2016); bảo đảm sự tiếp nối trong các hoạt động đã thực hiện trong năm 2017 phù hợp với quy định của Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017;
- Các hoạt động cụ thể, khả thi, phù hợp với đặc thù của người khuyết tật; xác định rõ đơn vị có trách nhiệm thực hiện, đơn vị phối hợp và thời gian thực hiện;
- Có sự tham gia, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, tổ chức có liên quan, nhất là các cơ quan, tổ chức về người khuyết tật trong quá trình triển khai thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật có khó khăn về tài chính.
Về thực hiện trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật có khó khăn về tài chính
- Hoạt động 1: Tiếp tục thực hiện trợ giúp pháp lý với hình thức phù hợp tại nơi cư trú, sinh sống, làm việc của người khuyết tật có khó khăn về tài chính, đặc biệt thực hiện trợ giúp pháp lý trong các vụ việc tham gia tố tụng có tính chất phức tạp, điển hình.
a) Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp (Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước).
b) Đơn vị phối hợp: UBND xã, phường, thị trấn, cơ quan tiến hành tố tụng và các tổ chức của người khuyết tật.
c) Thời gian thực hiện: Từ quý I đến quý IV.
d) Kết quả đầu ra: Nhu cầu của người khuyết tật có khó khăn về tài chính được đáp ứng.
- Hoạt động 2: Tăng cường phối hợp với UBND xã, phường, thị trấn nơi có người khuyết tật, các Hội người khuyết tật, các cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở kinh doanh và các tổ chức khác của người khuyết tật, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng để phát hiện nhu cầu trợ giúp pháp lý của người khuyết tật có khó khăn về tài chính và giới thiệu người khuyết tật có khó khăn về tài chính đến Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước khi họ có yêu cầu trợ giúp pháp lý.
a) Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp (Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước).
b) Đơn vị phối hợp: UBND xã, phường, thị trấn, cơ quan tiến hành tố tụng và các tổ chức của người khuyết tật.
c) Thời gian thực hiện: Từ quý I đến quý IV.
d) Kết quả đầu ra: Các vụ việc trợ giúp pháp lý được chuyển gửi đến Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước.
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại