Thứ tư 24/04/2024 03:28
Nam sinh rò rỉ cảnh nhạy cảm trong giờ học online:

Cả ý thức người học đến công cụ quản lý lớp đều yếu kém!

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Mạng xã hội đang bàn tán về tình huống 1 nam sinh viên có hành động nhạy cảm trong lớp học online. Đáng tiếc, sự việc này là thật. Thích ứng với tình hình mới, học online được áp dụng ở nhiều bậc học. Nhưng quá trình quản lý lớp học online và cả ý thức người học – nhấn mạnh là ở cấp Đại học (đã có năng lực hành vi dân sự và kỹ năng về quản lý công nghệ) vẫn còn nhiều điều để bàn.

Một ngày qua, mạng xã hội xuất hiện nội dung clip ghi lại màn hình laptop trong 1 buổi học trực tuyến, trong đó video có cảnh nam sinh khỏa thân và đang quan hệ với bạn gái.

Phải sau khi thầy giáo nhắc nhở yêu cầu nam sinh dừng ngay hành động nhạy cảm này thì người trong cuộc mới nhận ra, vội tắt màn hình. Theo xác minh, được biết đây là sinh viên của trường Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH).

Về sự việc, đại diện trường ĐH Công nghệ TP.HCM cho biết, nam sinh đã email xin lỗi với nhà trường, thầy cô cũng như bạn bè về hành vi bất cẩn này. Nam sinh viên cũng đã nhận lỗi sai về hành động của mình gây ảnh hưởng đến uy tín nhà trường. Hiện tại, nam sinh đang khủng hoảng tâm lý nghiêm trọng. Nhà trường đã mời bác sĩ tâm lý đến hỗ trợ, đồng thời đề nghị sinh viên trong trường không lan truyền clip, mong cộng đồng mạng ngừng chia sẻ thông tin.

Sự việc rất hi hữu, nhưng đáng tiếc lại xảy ra. Mà xảy ra rồi, những câu hỏi về sự rủi ro, mặt trái của lớp học online lại được đem ra “mổ xẻ, bàn luận”.

Cả ý thức người học đến công cụ quản lý lớp đều yếu kém!
Hình ảnh lan truyền trên mạng xã hội về tình huống nhạy cảm của nam sinh ĐH HUTECH

Tất nhiên, học trực tuyến sẽ là xu thế trong tương lai. Nhưng học trực tuyến cũng đòi hỏi rất nhiều vấn đề liên quan ở người học. Ở cấp học nhỏ, khi học sinh chưa đầy đủ kỹ năng về công nghệ, các thầy cô giáo sẽ yêu cầu rất nhiều việc, quan trọng nhất là phụ huynh phải hướng dẫn học sinh học qua mạng, hướng dẫn con tham gia học trực tuyến, yêu cầu con tuân thủ nội quy lớp học.

Cũng không ít trường hợp, các thầy cô giáo yêu cầu cả học sinh, cả phụ huynh khi ngồi học cùng con phải đảm bảo quy định về trang phục, không để những câu chuyện bên ngoài ảnh hưởng đến lớp, tắt míc, và các con cũng phải đảm bảo yêu cầu quy định chung khi tham gia học online.

Thế còn ở cấp Đại học, ai sẽ quản lý sinh viên trong lớp? Nếu không phải là ý thức của chính sinh viên ấy và giảng viên tham gia giảng dạy?

Nhưng, giảng viên muốn tham gia quản lý lớp cần công cụ hỗ trợ. Công cụ ấy cho phép giảng viên quản lý các tài khoản tham gia như việc: Tắt míc, tắt màn hình khi phát sinh tình huống bất ngờ. Ở giờ học trên, giảng viên hoàn toàn không thể tham gia can thiệp, phải nhắc nhở nhiều lần công khai trước nhiều thành viên lớp, thì làm sao có thể tránh được việc lan truyền tình huống ấy ra khỏi phạm vi lớp học online?

Còn ý thức của sinh viên không tự nhiên mà có, ý thức ấy phải thông qua giáo dục, hướng dẫn. Thông qua cả các thiết chế lớp học, rằng nếu không tuân thủ nội quy lớp học, thì sinh viên đó không được tham gia lớp nếu vi phạm nhiều lần, nhắc nhở nhẹ sẽ bị trừ điểm. Trước mỗi giờ học, cần có sự nhắc nhở về nội quy với người tham gia.

Với những vấn đề mới, phải tính toán cả rủi ro. Nếu không, tất cả chúng ta sẽ trở thành nạn nhân của công nghệ, khi mà ý thức của môt số cá nhân nào đó khi sử dụng công nghệ thực sự kém!

T.Fan
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động