Bệnh lý hay gặp khiến nữ bệnh nhân chảy máu từ vết sẹo mổ đẻ
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênLạc nội mạc tử cung là bệnh lý hay gặp, chiếm tỷ lệ 10% ở phụ nữ trong tuổi sinh sản. Ảnh: BVCC |
Qua thăm khám, các bác sĩ Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội nhận thấy vị trí vết mổ đẻ thành bụng (tiền sử mổ 2 lần) có mảng đau cứng và rải rác khắp thành bụng quanh vết mổ. Bên cạnh đó, bệnh nhân còn có u xơ tử cung kích thước tương đương thai 3 tháng. Chị H cho biết, đã biết bị lạc nội mạc tử cung thành bụng, sau 1 lần phẫu thuật mổ mật được bác sĩ “bóc hộ” khối lạc nội mạc tử cung, từ đó mỗi lần đến kỳ, máu lại rỉ ra từ vết mổ đẻ, tính đến nay là 3 năm. Chị đã đi khám 1 số nơi nhưng đều nhận được câu trả lời là không điều trị được.
Ê kíp PGS.TS Lê Thị Anh Đào, Trưởng khoa Phụ ngoại A5 đã tiến hành cắt bỏ sẹo mổ cũ theo đường ngang, cắt khối lạc nội mạc dưới vết mổ kích thước 10x6 cm, cắt tử cung và 2 phần phụ. Sau 5 ngày, bệnh nhân ổn định xuất viện.
Theo PGS.TS Lê Thị Anh Đào: Lạc nội mạc tử cung là bệnh lý hay gặp, chiếm tỷ lệ 10% ở phụ nữ trong tuổi sinh sản. Các tổn thương xuất hiện và phát triển bên ngoài buồng tử cung của phụ nữ, dẫn tới tình trạng đau và xuất huyết ngay tại thành bụng như ở bệnh nhân này.
Lạc nội mạc tử cung có thể bao gồm các triệu chứng : Đau lưng trong kỳ kinh nguyệt; Đau bụng kinh dữ dội; Đau khi đi tiêu hoặc đi tiểu, đặc biệt là trong kỳ kinh; Chảy máu bất thường giữa kỳ hoặc chảy máu nhiều khi đến kỳ; Có máu trong phân hoặc nước tiểu; Tiêu chảy hoặc táo bón; Đau khi quan hệ tình dục; Luôn cảm thấy mệt mỏi; Có thể dẫn tới vô sinh.
Từ vụ bé gái 13 tuổi sinh con: Nguy cơ khi trẻ làm mẹ sớm | |
Lần đầu tiên phát hiện ca song thai cùng trứng nhưng khác giới tính, kiểu gene tại Việt Nam |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại