Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khi bị người tiêu dùng khác xâm hại
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênCác Đại iêur tham dự Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khoá XV |
Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khi bị người tiêu dùng khác xâm hại
Phát biểu ý kiến về về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) tại phiên họp, ĐBQH Nguyễn Văn Cảnh - Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Định cho rằng, Luật sửa đổi lần này cần quan tâm đến việc bảo vệ quyền lợi tiêu dùng khi bị người tiêu dùng khác xâm hại…
Đại biểu nhấn mạnh, Việt Nam đang phấn đấu trở thành một nước văn minh. Để đạt được điều đó thì cần rất nhiều yếu tố như nguồn lực văn hóa, con người, pháp luật. Theo đại biểu, hai luật có tác động trực tiếp nhất thúc đẩy để nước ta trở thành một nước văn minh đó là Luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ và Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Bởi trong cuộc sống hàng ngày, hành vi đi lại và hoạt động kinh doanh, mua bán, ăn uống, vui chơi giải trí được thực hiện thường xuyên nhất.
Đại biểu Nguyễn Văn Cảnh, Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Định phát biểu tại phiên họp sáng 26/5 |
Sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của Việt Nam ngày càng được tổ chức, cá nhân kinh doanh cung cấp tốt hơn. Tuy nhiên, đại biểu cho rằng, có một yếu tố làm cho hàng hóa, dịch vụ đặc biệt trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ bị giảm chất lượng, đó là việc người tiêu dùng tranh giành, chen lấn khi mua hàng hóa hay sử dụng dịch vụ thông qua thực hiện hành vi, lời nói, cử chỉ ăn mặc, sử dụng thiết bị cá nhân, đem theo vật nuôi không phù hợp với quy định, không phù hợp với không gian, thời gian, thuần phong mỹ tục, không đảm bảo an toàn quyền lợi của người tiêu dùng khác mà có lẽ ai cũng gặp phải nhiều lần dù không phân biệt giới tính, độ tuổi, trình độ, chức vụ, điều kiện kinh tế. Nhiều người tiêu dùng, họ nghĩ tổ chức, cá nhân kinh doanh phải xem họ là thượng đế.
Tuy nhiên, theo đại biểu, mọi người cần được mua hàng hóa, sản phẩm, sử dụng dịch vụ trong không gian, thời gian phù hợp, được đảm bảo an toàn cũng như đảm bảo quyền lợi khác. Tại Khoản 6, Điều 6 quy định về nguyên tắc bảo vệ người tiêu dùng nêu quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng được bảo vệ theo quy định của pháp luật. Hiến pháp và quy định pháp luật hiện hành cũng quy định mọi công dân có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác.
Tuy nhiên, Luật này là để cụ thể hóa về một nhóm đối tượng nên cần quy định rõ quyền lợi hợp pháp của người tiêu dùng, trước hết phải được tổ chức, cá nhân kinh doanh đảm bảo không bị xâm hại, không chỉ từ tổ chức, cá nhân khác mà từ cả người tiêu dùng khác.
Làm rõ quy định kiểm tra sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ trước khi nhận
Góp ý về nghĩa vụ của người tiêu dùng, đại biểu Cầm Thị Mẫn, Đoàn ĐBQH tỉnh Thnh Hoá cho biết, khoản 1, Điều 5 dự thảo luật quy định kiểm tra sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ trước khi nhận theo quy định của pháp luật; lựa chọn tiêu dùng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Vấn đề này Báo cáo giải trình, tiếp thu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã giải thích và cho rằng việc kiểm tra sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ trước khi nhận là không bắt buộc đối với mọi trường hợp. Tuy nhiên, nội dung này cần được phân tích làm rõ để đảm bảo tính khả thi khi luật được ban hành kịp thời, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên thực tế.
Đại biểu Cầm Thị Mẫn, Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hoá |
Theo đó, đối với hàng hóa, sản phẩm có thể kiểm tra được nhưng đối với dịch vụ chỉ khi sử dụng mới biết được chất lượng nên không thể quy định là kiểm tra trước khi nhận đối với các dịch vụ nói chung. Đối với hàng hóa, sản phẩm có thể lựa chọn nguồn gốc xuất xứ theo nhãn mác giấy chứng nhận nhưng đối với dịch vụ không thể không xác định theo tiêu chí nguồn gốc xuất xứ. Việc kiểm tra và lựa chọn trước khi nhận hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ như dự thảo đang quy định, nghĩa là nghĩa vụ người tiêu dùng.
Trên thực tế, việc kiểm tra, lựa chọn và quyết định mua sản phẩm, hàng hóa và quyết định sử dụng dịch vụ được người tiêu dùng luôn thực hiện một cách tự nhiên nhất để đáp ứng với nhu cầu, mong muốn của họ. Trong khi đó, chúng ta đều biết các quy định được xây dựng trong dự thảo luật này là nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng trước sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ khiếm khuyết không đảm bảo chất lượng. Vậy, trách nhiệm trước tiên là của tổ chức, cá nhân kinh doanh khi cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ ra xã hội phải bảo đảm chất lượng theo tiêu chuẩn, tiêu chí, điều kiện nhất định.
Việc quy định nghĩa vụ của người tiêu dùng trong trường hợp này không khác gì đẩy trách nhiệm cho chính những người tiêu dùng trong bảo vệ quyền lợi của họ, vì vậy, đại biểu đề nghị xem xét bổ quy định tại Khoản 1, Điều 5.
Bảo đảm quyền lợi người tiêu dùng khi sản phẩm không đúng theo cam kết
Phát biểu ý kiến về về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) tại phiên họp, ĐBQH Huỳnh Thị Phúc - Đoàn ĐBQH tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đề nghị Ban soạn thảo xem xét, bổ sung, sửa đổi một số nội dung như sau tại Chương II dự thảo Luật về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh đối với người tiêu dùng. Tại Điều 14 quy định về bảo đảm an toàn đo lường chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cung cấp cho người tiêu dùng, đại biểu Phúc đề nghị Ban soạn thảo xem xét, bổ sung nội dung về quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại về tính mạng, tài sản của người tiêu dùng khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ, hàng hóa không phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đo lường, chất lượng, an toàn như đã cam kết theo quy định.
Đại biểu Huỳnh Thị Phúc, Đoàn ĐBQH tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu |
Nữ đại biểu cho rằng, trong thời đại công nghệ 4. 0 của thế giới phẳng, việc giao dịch mua bán hàng hóa, dịch vụ qua nền tảng số qua không gian mạng là tất yếu. Với thực trạng hiện nay, tình trạng quảng cáo cũng như các vấn đề liên quan đến quảng cáo trên các nền tảng số, dự thảo Luật bảo vệ người tiêu dùng (sửa đổi) cũng đã bổ sung các quy định có liên quan kịp thời và phù hợp.
Tuy nhiên, đại biểu cho rằng, vẫn còn một số nội dung trên không gian mạng cần xem xét kỹ hơn như tại quy định của Điều 39 của dự án Luật. Do vậy, đề nghị Ban soạn thảo xem xét, bổ sung quy định về trách nhiệm của cơ quan truyền thông trong việc quảng cáo, quảng bá, giới thiệu sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ phải đảm bảo không được sai lệch về chất lượng, giá, công dụng cũng như thổi phồng chức năng của sản phẩm dẫn đến các hành vi lừa dối, gây ảnh hưởng đến người tiêu dùng, người sử dụng dịch vụ, đồng thời đảm bảo không được vi phạm thuần phong mỹ tục của Việt Nam.
Trách nhiệm ngăn chặn, loại trừ các thông tin sai lệch mạo danh trên các phương tiện truyền thông xã hội
Thảo luận tại phiên họp, đại biểu Tô Văn Tám, Đoàn ĐBQH tỉnh Kon Tum nêu rõ, một trong những vấn đề quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là người tiêu dùng có thông tin đầy đủ, chính xác về chất lượng của sản phẩm, dịch vụ, hàng hóa.
Đại biểu Tô Văn Tám, Đoàn ĐBQH tỉnh Kon Tum |
Trong điều kiện hiện nay, các phương tiện truyền thông xã hội đóng vai trò to lớn và quan trọng trong quảng bá thông tin sản phẩm đến người tiêu dùng. Tuy nhiên, có những có những hành vi đã và đang sử dụng phương tiện này để quảng bá không đúng, không đầy đủ hoặc sai lệch, tung tin giả về chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ. Thậm chí còn lập cả trang web giả để giả mạo thương hiệu sản phẩm, đánh lừa người tiêu dùng tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ...
Theo đại biểu, giữa sự bủa vây của những thông tin giả, người tiêu dùng khó phân biệt được, nhiều người “tiền mất tật mang” vì những thông tin sai lệch. Mặc dù, dự thảo Luật có quy định quyền, nghĩa vụ người tiêu dùng, trong đó có việc phải kiểm tra, lựa chọn tiêu dùng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, tiêu dùng bền vững. Nhưng khi đứng trước thực trạng thông tin hiện nay, người tiêu dùng vẫn có quyền yêu cầu và đặt câu hỏi về trách nhiệm của các cơ quan quản lý. Do đó, đại biểu đề nghị bổ sung trách nhiệm của Bộ Công thương và các bộ, ngành có liên quan, nhất là Bộ Thông tin và Truyền thông về trách nhiệm ngăn chặn, loại trừ các thông tin sai lệch mạo danh trên các phương tiện truyền thông xã hội bằng các biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ. Về các hành vi nghiêm cấm quy định tại Điều 10, đại biểu cho rằng, quy định tại điểm c khoản 1 có thể hiểu phải gây thiệt hại cho người tiêu dùng mới bị cấm, còn chưa gây thiệt hại sẽ không cấm. Theo đại biểu, nên cấm ngay chứ không đợi khi gây ra hậu quả.
Góp phần bảo vệ quyền lợi của nhà sản xuất, doanh nghiệp và người tiêu dùng | |
Cấm chia sẻ thông tin của người tiêu dùng cho bên thứ ba khi chưa được đồng ý |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại