Thứ năm 21/11/2024 22:00
Ngành y tế Thủ đô sau 15 năm mở rộng địa giới hành chính

Bài 1: Tạo đột phá xây dựng mạng lưới y tế cơ sở, công tác chăm sóc sức khỏe người dân

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Phát triển mạng lưới y tế cơ sở rộng khắp, một số bệnh viện (BV) Hà Nội chủ động đi đầu ứng dụng phát triển các kỹ thuật tiên tiến, hiện đại trong chẩn đoán, điều trị và chăm sóc sức khỏe Nhân dân, tạo cơ hội cho người bệnh hưởng các dịch vụ y tế chất lượng cao với chi phí hợp lý là những điểm sáng của ngành y tế Thủ đô sau 15 năm Hà Nội điều chỉnh địa giới hành chính.
Bài 1: Tạo đột phá xây dựng mạng lưới y tế cơ sở, công tác chăm sóc sức khỏe người dân
Các bác sĩ BV Đa khoa Ba Vì thực hiện phẫu thuật nội soi niệu quản. Ảnh: Thanh Bình

Tiên phong ứng dụng công nghệ số, kỹ thuật cao

15 năm thực hiện Nghị quyết số 15/2008/QH12 về “Điều chỉnh địa giới hành chính TP Hà Nội và một số tỉnh có liên quan”, đến nay số lượng cơ sở y tế trên đóng địa bàn TP Hà Nội có gần 15.000 cơ sở y tế. Đó không chỉ là con số thể hiện sự phát triển vượt bậc của mạng lưới y tế Thủ đô còn là những thách thức trong công tác quản lý, nâng cao chất lượng phục vụ, chăm sóc sức khỏe Nhân dân.

Theo báo cáo Sở Y tế Hà Nội, tính đến hết tháng 7/2022, TP Hà Nội có 40 bệnh viện Trung ương, bộ ngành, 42 bệnh viện của thành phố, 30 trung tâm y tế, 579 trạm y tế, 5 trung tâm chuyên khoa, 13.727 cơ sở hành nghề y, dược tư nhân. Trong đó, có 41 BV ngoài công lập và trên 4.477 phòng khám tư nhân phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh. Đặc biệt, các cơ sở khám chữa bệnh tuyến thành phố với 30 chuyên khoa đầu ngành, áp dụng kỹ thuật cao trong chẩn đoán, điều trị và chăm sóc bệnh nhân.

Một số bệnh viện đã chủ động đi đầu ứng dụng phát triển các kỹ thuật tiên tiến, hiện đại trong chẩn đoán, điều trị và chăm sóc bệnh nhân; tạo cơ hội, điều kiện cho người bệnh được hưởng các dịch vụ y tế chất lượng cao với chi phí hợp lý.

Trong bài tham luận gửi báo cáo Quy hoạch Y tế Thủ đô thời kỳ 2021-2030 tầm nhìn đến năm 20250, bà Trần Thị Nhị Hà, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho hay, thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị theo tinh thần Nghị quyết 15 “Xây dựng hệ thống y tế Thủ đô tiên tiến, hiện đại, tiếp cận trình độ công nghệ thế giới”, TP Hà Nội đã ban hành nhiều chính sách để khuyến khích các cơ sở y tế phát triển.

Sở Y tế Hà Nội đã định hướng, khuyến khích các BV phát triển các kỹ thuật mới, kỹ thuật chuyên sâu, chất lượng cao; tăng cường chỉ đạo tuyến, hướng dẫn các bệnh viện tuyến dưới triển khai các kỹ thuật mới. Các BV được giao phụ trách chuyên khoa đầu ngành đã đăng ký phát triển danh mục kỹ thuật mới triển khai tại BV và dự kiến triển khai hỗ trợ, chuyển giao kỹ thuật cho các đơn vị tuyến dưới, đơn cử như: BV Đa khoa Xanh Pôn với Trung tâm Kỹ thuật cao và Tiêu hóa được đầu tư các trang thiết bị hiện đại theo tiêu chuẩn châu Âu, BV Phụ Sản Hà Nội, BV Tim Hà Nội, BV Ung bướu đều được Bộ Y tế công nhận là bệnh viện tuyến cuối, thực hiện khám, điều trị nhiều bệnh lý phức tạp.

Các BV tuyến thành phố khác như: BV Thanh Nhàn, BV Đa khoa Hà Đông, BV Đa khoa Đức Giang, BV Tâm thần Hà Nội phát triển nhiều kỹ thuật cao thuộc tuyến trung ương trong các lĩnh vực Ngoại khoa, Tiết niệu, Nội khoa, Chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm.

Hiện nay, BV Đa khoa Xanh Pôn được đánh giá là BV đi đầu ứng dụng phát triển các kỹ thuật tiên tiến, đầu tư máy móc hiện đại như máy chụp cắt lớp 384 dãy, hệ thống chụp MRI 3.0 Tesla, hệ thống nội soi và phẫu thuật nội soi hiện đại, các phòng mổ đạt tiêu chuẩn Châu Âu, hệ thống thiết bị để sàng lọc ung thư đại trực tràng theo công nghệ Nhật Bản. Mới đây, BV Đa khoa Xanh Pôn phẫu thuật thành công nang ống mật chủ cho bé gái 4 tuổi người Australia bằng kỹ thuật nội soi một lỗ. Tại Việt Nam, BV Đa khoa Xanh Pôn là nơi duy nhất thực hiện kỹ thuật này.

BV Phụ sản Hà Nội thực hiện điều trị bệnh lý sản chậu do hậu quả suy buồng trứng người già để giảm nguy cơ cao HA và đái tháo đường; nuôi dưỡng sơ sinh non tháng và cực non tháng (dưới 28 tuần hoặc dưới 1500gram); Kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm,...

BV Tim Hà Nội thực hiện đặt Stent điều trị tắc động mạch vành mạn tính; Đốt điều trị loạn nhịp bằng hệ thống 3D Mapping; Các kỹ thuật phẫu thuật tim bẩm sinh (phẫu thuật bệnh lý tim bẩm sinh phức tạp Ebstein, phẫu thuật hoán vị đại động mạch, phẫu thuật hợp lưu Mapcas điều trị thiểu năng hệ mạch phổi, phẫu thuật tim 1 buồng thất...); Phẫu thuật thay quai Động mạch chủ.

BV Ung bướu Hà Nội thực hiện các kỹ thuật hiện đại chẩn đoán ung thư (Chụp xạ hình SPECT - là 1 trong 5 BV ở Việt Nam trang bị hệ thống này, chụp MRI 1.5 Tesla, chụp mạch số hóa xóa nền...); Các kỹ thuật điều trị ung thư (Xạ trị gia tốc tuyến tính, xạ trị áp sát liều cao, xạ trị biến liều, nút mạch hóa dầu điều trị ung thư gan, đặt buồng tiêm hóa chất dưới chụp mạch số hóa xóa nền...).

Hệ thống cấp cứu trước BV cũng được quan tâm, đáp ứng nhu cầu người dân trong thực hiện quy hoạch TP theo Quyết định 2813/2012/QĐ-UBND về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm cấp cứu 115 Hà Nội. UBND TP Hà Nội quy định mô hình Trung tâm cấp cứu 115 có 12 trạm cấp cứu khu vực, tăng 7 trạm cấp cứu so với trước đây (thêm các Trạm cấp cứu khu vực Đông Anh, Tây Hồ, Đống Đa, Sơn Tây, Thạch Thất, Sóc Sơn, Thường Tín).

Đối với mạng lưới khám chữa bệnh ngoài công lập, thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về xã hội hóa công tác y tế, y tế tư nhân được khuyến khích phát triển và được coi là một bộ phận của hệ thống y tế cả nước. TP Hà Nội đã ban hành nhiều chính sách để khuyến khích các cơ sở y tế ngoài công lập có điều kiện phát triển.

Tại Hà Nội hiện có 41 BV ngoài công lập và trên 4.477 phòng khám tư nhân phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh. Hệ thống y tế ngoài công lập đã góp phần đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh ngày càng cao của người dân, đồng thời giúp giảm quá tải cho các BV công lập, đóng góp đáng kể cho sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe người dân.

Bài 1: Tạo đột phá xây dựng mạng lưới y tế cơ sở, công tác chăm sóc sức khỏe người dân
Đại diện BV đa khoa Xanh Pôn giới thiệu về hệ thống hỗ trợ khám bệnh từ xa của mô hình "Bệnh viện Chị - Em". Ảnh: BVCC

Phát triển mạng lưới y tế cơ sở

Bên cạnh công tác nâng cao kỹ thuật khám chữa bệnh, ngành y tế Hà Nội tập trung phát huy hiệu quả mạng lưới y tế cơ sở, góp phần nâng cao chất lượng phục vụ người bệnh. Thông qua việc ứng dụng chuyển đổi số để triển khai đăng ký khám trực tuyến từ tuyến TP đến tuyến quận, huyện, xã.

Hầu hết các BV tuyến huyện Hà Nội đều chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) tại BV nhằm đảm bảo việc tiếp đón người bệnh thuận tiện, chẩn đoán bệnh theo ICD (phân loại quốc tế về bệnh tật), chỉ định cận lâm sàng, kê đơn thuốc trên phần mềm,…Nhờ ứng dụng tốt CNTT, giúp người dân không phải xếp hàng, không phải chờ đợi lâu, tiết kiệm thời gian, công sức.

Là thành phố đông dân nhất cả nước, ước tính dân số Thủ đô năm 2030 khoảng 9,2 triệu người, tỉ lệ đô thị hóa cao, dân số già. Trước thách thức về đời sống người dân được nâng cao đòi hỏi hệ thống y tế phải có bước phát triển tương đồng.

Ngành y tế Hà Nội đề xuất giải pháp cụ thể về đầu tư xây dựng mới các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, tập trung các BV đa khoa tại cửa ngõ Thủ đô như: BV Đa khoa khu vực phía Đông TP quy mô 500 giường tại huyện Gia Lâm; BV Đa khoa khu vực phía Tây quy mô 500 giường tại huyện Thạch Thất; BV Nhiệt đới Hà Nội dự kiến quy mô 500 giường tại khu đất BV 1.000 giường ở Mê Linh; BV Đa khoa khu vực phía Nam, dự kiến quy mô 500 giường bệnh, vị trí dự kiến xây dựng tại thị trấn Vân Đình, huyện Ứng Hòa.

Đồng thời, nâng cấp mở rộng, cải tạo sửa chữa các BV của TP đặc biệt là BV đa khoa tại các quận mới thành lập, các huyện ngoại thành.

Cụ thể, các BV huyện nằm trong Đề án phát triển thành quận giai đoạn 2021- 2025 của thành phố bao gồm: BV Đa khoa huyện Hoài Đức quy mô 500 giường; BV Đa khoa huyện Đan Phượng, quy mô 500 giường; BV Đa khoa huyện Gia Lâm quy mô 500 giường; BV Đa khoa Thanh Trì quy mô 250 giường.

Các BV Đa khoa tuyến huyện khác bao gồm: BV Đa khoa huyện Mỹ Đức quy mô 230 giường; BV Đa khoa huyện Chương Mỹ quy mô 290 giường; BV Đa khoa huyện Thanh Oai quy mô 220 giường; BV Đa khoa huyện Phú Xuyên quy mô 240 giường; BV Đa khoa huyện Phúc Thọ quy mô 210 giường; BV Đa khoa huyện Quốc Oai quy mô 260 giường; BV Đa khoa huyện Thạch Thất quy mô tăng thêm 280 giường; BV Đa khoa huyện Thường Tín quy mô 300 giường; BV Đa khoa huyện Ba Vì quy mô 300 giường.

Qua đó, đảm bảo người dân Thủ đô được tiếp cận với các dịch vụ y tế, khám chữa bệnh thuận lợi, nâng cao chất lượng phục vụ, thu hẹp chênh lệch chất lượng dịch vụ y tế giữa khu vực nội thành và các huyện ngoại thành.

(còn nữa)

Bệnh viện Xanh Pôn phẫu thuật thành công nang ống mật chủ cho bé gái 4 tuổi người Australia bằng kỹ thuật nội soi một lỗ Bệnh viện Xanh Pôn phẫu thuật thành công nang ống mật chủ cho bé gái 4 tuổi người Australia bằng kỹ thuật nội soi một lỗ
Bài 1: Nhiều “nút thắt” về quy hoạch đã được gỡ Bài 1: Nhiều “nút thắt” về quy hoạch đã được gỡ
Bài 2: Hình thành các vùng động lực phát triển Thủ đô Bài 2: Hình thành các vùng động lực phát triển Thủ đô
Mộc Miên
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động