Bài 1: Ở đâu có “rắc rối”, ở đó có cán bộ hoà giải
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênHòa giải ở cơ sở góp phần hạn chế khiếu kiện, đồng thời tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật đến Nhân dân sâu rộng và toàn diện. Ảnh: Công Phương. |
LTS: Hoạt động hòa giải ở cơ sở góp phần giữ gìn khối đoàn kết trong nội bộ Nhân dân, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương. Hoà giải viên cơ sở được ví như cầu nối sự bình yên xóm, phố. Chuyên trang Pháp luật và Xã hội có loạt bài ghi nhận những cống hiến âm thầm của đội ngũ hoà giải – người nối bờ vui. |
Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng
Thực hiện Chỉ thị số 15-CT/TU ngày 13/9/2022 của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, nâng cao trách nhiệm của chính quyền, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trong công tác hòa giải ở cơ sở (sau đây gọi là Chỉ thị 15), Quận ủy các quận, huyện ở Hà Nội đã chỉ đạp triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Chỉ thị số 15-CT/TU.
Trong đó, tại quận Long Biên, Quận uỷ đã ban hành Thông tri về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, nâng cao trách nhiệm của chính quyền, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trong công tác hòa giải ở cơ sở. Theo đó, Quận uỷ Long Biên đánh giá sau 5 năm thực hiện, công tác hòa giải ở cơ sở trên địa bàn quận Long Biên đã đạt được những kết quả tích cực: Công tác hoà giải ngày càng hoạt động có nền nếp, chất lượng hiệu quả, giải quyết kịp thời những mâu thuẫn phát sinh tranh chấp trong Nhân dân.
Đội ngũ hòa giải viên được củng cố, kiện toàn và ngày càng phát triển, mô hình “Tổ hòa giải 5 tốt” hoạt động hiệu quả, góp phần nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của Nhân dân trên địa bàn, tích cực đưa chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến với Nhân dân, tỷ lệ hòa giải trung bình hàng năm cao đạt 93,8%; giải quyết kịp thời những mâu thuẫn, tranh chấp Nhân dân, góp phần tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của Quận. Hiện nay, trên địa bàn quận Long Biên, Hà Nội, có 222 tổ hòa giải/222 tổ dân phố với 1315 hòa giải viên.
Thực hiện Chỉ thị số 15-CT/TU ngày 13/9/2022 của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội, Ban Thường vụ Quận ủy yêu cầu các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội từ quận đến cơ sở tập trung triển khai, quán triệt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác hòa giải, tuyên truyền đầy đủ các nội dung của Chỉ thị 15, Thông tri này đến cán bộ, công chức, đảng viên, đoàn viên, hội viên và Nhân dân; bằng nhiều hình thức, nhất là thông qua việc sinh hoạt chi bộ, tổ dân phố, các chi hội đoàn thể, đài truyền thanh, cổng thông tin điện tử, trên chuyên trang, chuyên mục, bản tin nội bộ và các ứng dụng Công nghệ thông tin (Zalo, Facebook …).
Áp dụng hiệu quả hương ước, quy ước trong công tác hòa giải
Tuyên truyền, vận động Nhân dân tự nguyện giải quyết tranh chấp, mâu thuẫn bằng hòa giải; tăng cường đoàn kết trong nội bộ Nhân dân, áp dụng hiệu quả hương ước, quy ước trong công tác hòa giải; tuyên truyền, vận động Nhân dân tích cực tham gia và thực hiện tốt các phong trào thi đua yêu nước, cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư.
Quận uỷ giao HĐND quận thực hiện tốt công tác giám sát, hướng dẫn và phối hợp thực hiện Luật Hòa giải ở cơ sở, các văn bản chỉ đạo của Trung ương, Thành phố và Quận về hòa giải ở cơ sở; phối hợp thực hiện tốt công tác hiệp thương lựa chọn, giới thiệu cá nhân có uy tín, năng lực để bầu tham gia Tổ hòa giải.
UBND quận xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai nghiêm túc các nội dung. Hàng quý gửi báo cáo Ban Thường vụ Quận ủy về kết quả thực hiện. Chỉ đạo các phòng, ngành, đơn vị thuộc UBND Quận, các phường nâng cao trách nhiệm, tăng cường phối hợp, nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về công tác hòa giải; phát huy vai trò của lực lượng công an ở cơ sở. Chỉ đạo phòng Tư pháp tham mưu làm tốt công tác tuyên truyền, tập huấn kiến thức pháp luật, kỹ năng nghiệp vụ, tổ chức tọa đàm, trao đổi kinh nghiệm đối với các Tổ hòa giải và đội ngũ hòa giải viên cơ sở…
Tại quận Hà Đông, Ban Chỉ đạo quận thực hiện Chỉ thị 15 của Ban Thường vụ Thành ủy đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, xây dựng kế hoạch công tác, đề ra các giải pháp tổ chức thực hiện Chỉ thị số 15 đạt hiệu quả, trong đó, Quận ủy đã chỉ đạo tập trung triển khai thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Chỉ thị số 15.
Trong đó, các cấp ủy đã chỉ đạo thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị; đổi mới, nâng cao công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng; thực hiện tốt công tác tổ chức, cán bộ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm những trường hợp đảng viên vi phạm; vai trò của khối dân vận, MTTQ và các tổ chức chính trị xã hội trong thực hiện Chỉ thị số 15.
(Còn nữa)
Theo Báo cáo của UBND TP Hà Nội về sơ kết công tác tư pháp 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ, giải pháp công tác 6 tháng cuối năm 2023, đối với công tác hòa giải ở cơ sở, toàn TP hiện có 4.994 Tổ hòa giải với tổng số 32.101 hòa giải viên, trong đó có 3.001/4.994 Tổ hòa giải đạt “Tổ hòa giải 5 tốt” (chiếm 60,09%). Trong 6 tháng đầu năm, toàn TP đã tiếp nhận tổng số 1.639 vụ việc hòa giải, đã tiến hành hòa giải thành 1.334/1.544 vụ việc (đạt tỷ lệ 86,4%), 95 vụ việc đang tiến hành hòa giải. |
Người phụ nữ luôn gương mẫu đi đầu trong công tác hoà giải cơ sở Tại tổ dân phố số 1 (phường Việt Hưng, quận Long Biên, Hà Nội) mỗi khi nhắc đến bà Hà Thị Bích, người dân đều ... |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại